Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 87 - 89)

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở học sinh lớp 10 trường THPT Kim Liên – Quận Đống Đa – thành phố Hà Nội. Đây là ngôi trường có bề dày truyền thống dạy tốt - học tốt, HS năng động, đội ngũ GV nhiệt tình, có ý thức đổi mới PPDH và rèn luyện kỹ năng. Đặc biệt chất lượng đầu vào lớp 10 của HS tương đối tốt với điểm xét tuyển là 52 điểm. Việc thực nghiệm do chúng tôi tiến hành ở lớp 10A9, lớp đối chứng là lớp 10A6 cũng do tôi trực tiếp giảng dạy. Lớp 10A9, 10A6 là lớp ban cơ bản A HS học SGK Ngữ văn chương trình cơ bản.

86

Để tìm hiểu kiến thức, kĩ năng về môn Văn cùng thái độ học tập môn học của HS trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi tổ chức cho cả hai lớp làm cùng một đề kiểm tra khảo sát. Kết quảthu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng: 3.1. So sánh trình độ HS trước khi dạy thực nghiệm

Kết quả Lớp

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2

10A6 2/48 HS (4%) 15/48 HS (31%) 28/48 HS (59%) 3/48 HS (6%) 0/48 HS (0%) 10A9 3/50 HS (6%) 17/50 HS 34%) 27/50 HS (54%) 2/50 HS (4%) 1/50 HS (2%)

Biểu đồ: 3.1. So sánh kết quả học tập trước khi dạy thực nghiệm

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rõ: trình độ nhận thức và thực hành của HS hai lớp không chênh lệch nhau đáng kể. Cụ thể, số HS đạt điểm khá giỏi ở lớp 10A6 cao hơn một chút so với lớp 10A9. Nhưng sự chênh lệch này chỉ dao động trong khoảng 2% - 3%. Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và yếu kém giữa hai lớp cũng chênh lệnh theo tỉ lệ như vậy.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy học lực của HS hai lớp tương đương nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực nghiệm.

Ngoài ra, còn có một điểm tương đồng nữa giữa hai lớp là: ít có HS thích học môn Văn vì các em đều lựa chọn học ban A nâng cao các môn tự

87

nhiên Toán, Lí, Hóa. Đây sẽ là một khó khăn với GV khi rèn kĩ năng tự học môn Văn đặc biệt là phần văn học dân gian. Tuy nhiên với HS có thiên hướng ở các môn tự nhiên các em thường có khả năng tư duy nhanh, thích tìm tòi tự khám và phản ứng tốt với CNTT. Nếu GV biết khai thác những điểm mạnh này của HS cộng với tổ chức các hoạt động tự học kích thích được hứng thú học tập chắc chắn sẽ lôi cuốn được HS nhiệt tình tham gia.

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)