2.3.1.1. Mục tiêu:
- Cung cấp những hiểu biết tổng quan về khóa học (mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ).
- Giúp HS làm quen với hệ thống, sử dụng các chức năng cơ bản, hoàn thiện hồ sơ cá nhân và bước đầu xây dựng cộng đồng học tập.
2.3.1.2. Hoạt động của GV và HS:
Đây là những hoạt động mang tính chất bổ trợ. Bởi lẽ, trước khi tham gia khóa học không phải HS nào cũng đã được làm quen với việc học tập khóa học ứng dụng phần mềm Moodle. Trong bước này, nhiệm vụ chính của GV là cung cấp tài khoản khóa học, hướng dẫn HS đăng nhập và làm quen với các công cụ chức năng của hệ thống
Bảng 2.8 : Hoạt động của GV và HS trong bước giới thiệu khóa học
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- Cung cấp tài khoản, hướng dẫn HS đăng nhập
- Nhận tài khoản, đăng nhập vào hệ thống, hoàn thiện hồ sơ cá nhân
- Giới thiệu tổng quan về khóa học: mục tiêu, nội dung, hình thức học tập, hình thức đánh giá
- Tìm hiểu khóa học
- Giới thiệu và hướng dẫn sử dụng hệ thống công cụ, chức năng của hệ thống.
- Phân nhóm học tập trên hệ thống
- Thực hành sử dụng các công cụ chức năng của hệ thống
- Thực hiện báo danh, cử nhóm trưởng và nhóm trưởng báo cáo lại với GV tình hình sau khi nhận nhóm
68 * Đăng nhập vào hệ thống
Để đăng nhập vào hệ thống Elearning, cần có Tên đăng nhập (Account) và Mật khẩu (Password) do người quản trị cung cấp. Các tài khoản tên đăng
nhập được phần quyền như sau:
- Chỉ sử dụng (không cho phép cập nhật, chỉnh sửa)
- Quyền quản trị từng phần (cho phép chỉnh sửa, cập nhật, xóa trong khuôn khổ khóa học phụ trách như giảng viên chẳng hạn)
- Quyền quản trị toàn bộ (cho phép cấp tài khoản, sửa, xóa… thường là những người quản trị hệ thống mới có quyền này).
Khi có Tài khoản đăng nhập và Mật khẩu, để đăng nhập cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Mở trình duyệt Internet và truy cập vào hệ thống.
Ví dụ để tham gia khóa học Elerning phần VHDG (Ngữ Văn 10) GV sẽ
truy cập vào địa chỉ sau:
Hình: 2.3. Màn hình truy cập khóa học
Bước 2: Gõ tên đăng nhập và mật khẩu rồi nhấn “Đăng nhập” Ví dụ: nếu GV có tài khoản Teacher, mật khẩu 1234 thì GV đó sẽ sử dụng tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào hệ thống E-learning.
69
Hình: 2.4. Màn hình đăng nhập khóa học
Sau khi GV đăng nhập vào hệ thống, ngay lập tức hệ thống sẽ hiển thị màn hình chính của khóa học.
* Giới thiệu khóa học
Triết lý phát triển hệ thống quản lý học tập Moodle dựa trên cơ sở lắp ghép nhiều Module chức năng khác nhau vào trong một khóa học và lấy đó làm công cụ để tổ chức các hoạt động dạy học. Giao diện chính của hệ thống được phân tách thành 3 khối riêng biệt: Khối điều khiển, Khối nội dung và Khối tiện ích.
Hình: 2.5. Màn hình giao diện chính của khóa học
Khối điều khiển
- Vị trí: nằm ở phía trái màn hình
70 - Thành phần
+ Danh sách: Cho phép hiển thị danh sách những HS tham gia khóa học.
Chỉ những HS đăng ký vào khóa học mới xuất hiện trong danh sách này
+ Các hoạt động: bao gồm 12 công cụ (bài tập lớn, chats, cuộc khảo sát, các bài học, các bảng chú giải thuật ngữ, các tài nguôn, các đề thi, databases, diễn đàn, lựa chọn, scorm, wiki) giúp GV và HS điều khiển, tổ
chức và tham gia khóa học.
+ Khu vực quản trị: Do đây là khu vực chỉ xuất hiện khi đăng nhập với
tài khoản của người quản trị nên trong phạm vi khóa luận này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát. Khu vực quản trị cung cấp những công cụ cho phép chỉnh sửa, thay đổi nội dung và tổ chức hoạt động của toàn khóa
học. Phần mềm Moodle cung cấp 13 công cụ: Bật/Tắt chế độ chỉnh sửa, các thiết lập, phân quyền quản lý, điểm, phân nhóm, sao lưu, phục hồi, nhập dữ liệu, tái lập, báo cáo, các câu hỏi, các tài liệu, hồ sơ.
(Chi tiết hệ thống công cụ, biểu tượng, chức năng xin xem phần phụ lục). Khối nội dung
- Vị trí: Đây là phần chính của Website, nằm ở chính giữa màn hình.
- Chức năng: Hiển thị các nội dung của khóa học, được định dạng theo chủ đề , các nội dung đưa vào gồm các file dạng Text, các hoạt động như bài học, bài kiểm tra, các gói SCORM…
Khối tiện ích
- Vị trí: nằm ở bên phải màn hình
- Chức năng: hiển thị lịch học, các thông báo mới nhất từ GV hoặc bộ phận quản trị hệ thống.
- Thành phần:
+ Tin tức mới nhất: Cho phép hiển thị những thông báo mới nhất từ GV
71
+ Sự kiện sắp diễn ra: Cho phép HS theo dõi được những hoạt động dự
kiến sắp xảy ra của khóa học. Ngoài ra HS có thể sử dụng chức năng này để tổ chức, sắp xếp lịch của cá nhân.
* Phân nhóm học tập trên hệ thống
- Để phân chia nhóm HS, nhấn Các nhóm trong mục điều hành. Danh sách các nhóm xuất hiện hộp bên phải.
- Để thêm một nhóm, nhấn Creat Group:
Hình: 2.7. Màn hình phân nhóm học tập
- Thêm HS vào nhóm, nhấn Add / remove user. Chọn tên HS và nhấn Thêm
72
Hình: 2.8. Màn hình thêm học sinh vào nhóm học tập
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu những nét cơ bản nhất về cấu trúc hệ thống của một khóa học. Chúng ta có thể thấy, Moodle cung cấp rất nhiều những công cụ để người dạy/ người quản trị có thể thiết lập một khóa học hoàn chỉnh. Tuy nhiên tùy theo tính chất khóa học hoặc tính chất hoạt động người dạy có thể sử dụng tất cả các chức năng hoặc chỉ lựa chọn sử dụng một số chức năng cần thiết.
2.3.1.3. Hướng dẫn thực hiện
- Thời điểm: trước khi bắt đầu khóa học
- Phương án triển khai: đối với bước giới thiệu khóa học chúng tôi đề
xuất 2 phương án thực hiện. Phương án 1: trong trường hợp nhà trường có phòng tin học chất lượng tốt thì những hoạt động của bước 1 nên được thực hiện trực tiếp tại phòng tin học để HS có thể theo dõi và thực hành trực tiếp. Phương án 2: trong trường hợp không sử dụng được phòng tin học GV có thể sử dụng máy vi tính, máy chiếu và hướng dẫn HS thông qua việc mô phỏng trực quan các hoạt động. Để hỗ trợ học sinh làm quen với các chức năng một cách hiệu quả trong khi giới thiệu GV nên phát bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng khóa học kèm theo (Xem phụ lục)