I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CHO HS CỦA G
2. THÊM MỘT TÀI NGUYÊN HOẶC HOẠT ĐỘNG CHO CHỦ ĐỀ
112công lao và trách
công lao và trách
nhiệm đối với đất nước.
- Nêu vấn đề thảo luận: Bài học về sự thành công trong công cuộc dựng nước và giữ nước là gì? Tổ chức cho HS trình bày, tranh luận chốt kiến thức. 3. Nêu tình huống: Sự thực lịch sử: nhà nước Âu Lạc đã được ADV xây dựng và sau đó để mất vào tay Triệu Đà. Nhưng sự thực lịch sử ấy được dân gian phản ánh và thể hiện thái độ ra sao? Liệt kê và nêu ý nghĩa của các chi tiết kỳ ảo? - Liên hệ mở rộng: Kết thúc tác phẩm, ta bắt gặp motip quen thuộc: sự bất tử hóa. Các em có nhớ những truyện nào có motip này? So sánh với kết thúc của ADV? Phân tích, bổ sung, khẳng định những điểm đúng, chỉ ra những ý kiến còn sai sót, chốt kiến thức 4. Qua phân tích trách nhiệm của ADV trong bi kịch mất nước em rút ra bài học lịch sử gì? thống nhất ý kiến. - Kết hợp nghe giảng, ghi bài.
-Huy động kiến thức, trả lời cá nhân.
-Huy động kiến thức, trả lời cá nhân.
- Kết hợp nghe giảng, ghi bài.
lở tới đấy” gian nan
+ Nhà vua lập đàn cầu thần linh, được sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang (Rùa Vàng) Kiên trì, thành tâm, sự nghiệp của An Dương Vương là chính nghĩa, được thần linh ủng hộ.
+ Kết quả: Thành xây trong nửa tháng, rộng hơn ngàn trượng, xoáy hình trôn ốc (Loa Thành, Côn Lôn Thành, Quỷ Long Thành) căn cứ quân sự vững chắc, là biểu tượng đầy tự hào của người dân Âu Lạc.
- Chế nỏ:
+ Trăn trở: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống? tinh thần cảnh giác và ý thức trách nhiệm của người đứng đầu
+ Rùa vàng tặng vuốt, vua sai Cao Lỗ làm nỏ, gọi là Linh Quang Kim Quy thần cơ (nỏ liên hoàn) Sức mạnh được tạo nên từ sự đồng lòng và niềm tự hào về trình độ chế tạo vũ khí.
- Đánh thắng quân xâm lược Triệu Đà lần thứ nhất
Tóm lại: ADV mang phẩm chất của vị vua anh hùng: tầm nhìn xa trông rộng, có ý thức đề cao cảnh giác, bản lĩnh vững vàng, trọng người hiền tài. Ông xứng đáng được
tôn trọng, ngợi ca. Bài học:
+ Dựng nước phải đi kèm với giữ nước + Muốn chiến thắng kẻ thù phải có tầm nhìn xa, quân sự mạnh và đoàn kết trên dưới một lòng
b. Trách nhiệm của An Dương Vương trong bi kịch nước mất nhà tan. - Nguyên nhân:
+ Chấp nhận lời cầu hôn của Triệu Đà và cho Trọng Thủy ở rể mơ hồ không phân biệt bạn – thù, nuôi ong tay áo + Lơ là việc giữ bí mật nỏ thần + Khi quân giặc tiến vào còn “điềm nhiên đánh cờ”, cười và nói “Đà không sợ nỏ thần hay sao?”
113
chủ quan, khinh địch, tự tạo điều kiện cho kẻ thù phá tự bên trong.
- Kết cục bi thảm:
+ Nước Âu Lạc thất thủ, cơ đồ đắm biển sâu
+ Hành động: tự tay chém chết con gái Mị Châu thái độ dứt khoát đặt tình nước lên trên tình nhà thể hiện sự tỉnh ngộ của nhà vua.
- Thái độ của nhân dân: An Dương Vương không chết mà cầm sừng tê bảy tấc đi xuống biển chi tiết kỳ ảo nhằm bất tử hóa người anh hùng mà nhân dân đã suy tôn
- Bài học lịch sử: khẳng định vai trò quan trọng của người đứng đầu, không được lơ là, mất cảnh giác trước dã tâm của kẻ thù xâm lược.
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc- hiểu chi tiết về nhân vật Mị Châu - Trọng Thủy và bi kịch tình yêu tan vỡ 1. Yêu cầu nhóm 4 thuyết trình sản phẩm tự học tìm hiểu về nhân vật Mị Châu - Trọng Thủy
2. GV tạo thảo luận nhóm nhỏ 2 người theo dãy: - Dãy 1,2: Đánh giá về Mị Châu + Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ đối với đất nước. + Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lý. - Dãy 3,4: Đánh giá về Trọng Thủy
+ Một tên gián điệp nguy hiểm, 1 người chồng nặng tình với vợ 1. Thuyết trình sản phẩm tự học nhóm về Mị Châu - Trọng Thủy 2. Trình bày ý kiến của bản thân, tham gia tranh luận với bạn để bảo vệ ý kiến của mình.
- Lắng nghe, tiếp thu ý kiến đúng của bạn. - Đại diện các nhóm trình bày, trao đổi.
- Lắng nghe, tiếp thu, sửa chữa hoàn thiện, hệ thống hóa kiến thức, kĩ năng. 2. Mị Châu-TrọngThủy và bi kịch tình yêu tan vỡ a.Mị Châu - Sai lầm:
+ Lén cho Trọng Thủy xem nỏ thần khiến bảo vật bị đánh tráo
+ Không tỉnh táo trước lời từ biệt của Trọng Thủy trước khi về nước
+ Khi nước nhà bị chiếm nàng vẫn rắc lông ngỗng để chỉ đường cho giặc. Nhận xét:
+ Mị Châu ngây thơ, hành động theo tình cảm cá nhân mà vô tình đẩy đất nước vào thảm cảnh
+ Với tư cách công chúa của nước Âu Lạc nàng là kẻ tội đồ, với tư cách một người vợ nàng là người bị lừa dối Vừa đáng thương vừa đáng trách - Kết cục: Bị kết tội là giặc, bị vua cha chém đầu hình phạt nghiêm khắc của nhân dân
- Ý nghĩa sự hóa thân:
+ Lời khấn nguyện: “được tẩy sạch mối nhục thù” khao khát được minh oan
114
+Một nhân vật truyền thuyết với mâu thuẫn phức tạp (vừa là kẻ thù – vừa là nạn nhân)
+ Một người con bất hiếu, 1 người chồng lừa dối, 1 người rể phản bội – kẻ thù của nhân ân Âu Lạc Em suy nghĩ như thế nào?
Ý kiến riêng của các em như thế nào? Vì sao?
Tổ chức cho HS trình bày, tranh luận chốt kiến thức về nhân vật Mị Châu- Trọng Thủy
3. GV đặt câu hỏi cá nhân: Câu chuyện tình Mị Châu - Trọng Thủy là một bi kịch tình yêu đầy nước mắt. Nhìn lại bi kịch này, theo em:
- Nguyên nhân của bi kịch tình yêu này là gì? - Bi kịch này kết thúc như thế nào? So sánh với thực tế lịch sử? Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai, giếng nước?
- Mối quan hệ giữa bi kịch tình yêu và bi kịch nước mất nhà tan?
- Qua bi kịch tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy ta rút ra bài học gì về mối quan hệ giữa hạnh - Nêu thắc mắc nếu chưa rõ vấn đề. - Ghi chép đầy đủ định hướng của GV. 2. Trình bày ý kiến của bản thân - Ghi chép đầy đủ định hướng của GV.
+ Hóa thân của MC: là hình thức hóa
thân độc đáo có 1 không 2 trong truyện kể dân gian
.Xác thành ngọc thạch-> phần tội lỗi-> sự trừng phạt của nhân dân.
.Máu thành ngọc trai-> phần tinh huyết trắng trong-> sự minh oan.
Thể hiện sự bao dung, cảm thông với sự ngây thơ, trong trắng của MC, đồng thời cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc cùng bài học lịch sử về việc giải quyết mối quan hệ giữa nhà-nước, riêng-chung.
b. Trọng Thủy:
- Lúc đầu: là 1 tên gián điệp theo lệnh vua cha sang làm rể - điều tra bí mật nỏ thần
- Thời gian ở Loa Thành:
+ Lừa Mị Châu để thực hiện âm mưu, lấy cắp nỏ thần, mang về cho TĐ + Nảy sinh tình cảm với Mị Châu: câu nói lúc chia tay, ôm xác vợ và tự tử Nhân vật phức tạp, bị đặt trong mâu thuẫn giữa nhiệm vụ của đất nước và tình cảm cá nhân
- Ý nghĩa cái chết:
+ Thể hiện bế tắc không thể hóa giải (dã tâm cướp nước >< tình yêu Mị Châu) + Cái chết trong dày vò, đau đớn sự trả giá tất yếu
Trọng Thuỷ vừa là một gián điệp xảo quyệt mưu mô vừa là một người chồng chung thủy. Nhân dân vừa lên án, vừa thể hiện cái nhìn cảm thông với chút tình người còn sót lại ở TT -> nạn nhân đáng thương của chiến tranh phi nghĩa.
c. Ý nghĩa của hình ảnh ngọc trai- giếng nước:
- Minh giải cho tội lỗi của MC, chứng thực tấm lòng trong trắng của nàng. - Hóa giải tội lỗi của TT với MC, chứng thực tình yêu của TT.
Nhân dân đã thể hiện cái nhìn cảm thông, nhân hậu với bi kịch tình yêu của MC và TT- 2 nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa