Bước 3: Kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 83)

2.3.3.1. Đối tượng tham gia đánh giá

Để tạo sự công bằng, dân chủ và khách quan trong kiểm tra đánh giá Moodle cho phép HS cùng tham gia với GV trong quá trình đánh giá thông qua việc để lại nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ ngay trên hệ thống. Nhằm hỗ trợ định hướng nhận xét của học sinh GV nên công bố những tiêu chí đánh giá trước mỗi nhiệm vụ (tối ưu nhất là sử dụng rubric đánh giá)

2.3.3.2. Nguyên tắc đánh giá

- Bảo đảm tính toàn diện, khoa học, khách quan, trung thực.

- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của học phần và môn học để xây dựng công cụ thích hợp.

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì; giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của HS; giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng;

- Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác.

82

2.3.3.3. Hình thức đánh giá

Hình thức đánh giá được căn cứ trên 2 mảng: đánh giá sản phẩm và đánh giá quá trình.

- Đánh giá sản phẩm: đánh giá dựa trên chất lượng thực hiện các bài

tập lớn theo yêu cầu. Nội dung các bài tập của HS được công bố công khai trên hệ thống để HS có thể tiện theo dõi những đánh giá của GV và HS khác. Ngoài ra việc đánh giá sản phẩm còn được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả thực hiện bài thi. Trong điều kiện lý tưởng nhất mà phương tiện cho phép GV có thể thực hiện một đề thi trực tuyến yêu cầu tất cả học sinh thực hiện cùng một lúc. Hình thức chủ yếu là trắc nghiệm và câu hỏi ngắn. Kết quả bài thi sẽ do hệ thống kiểm tra và phản hồi lại kết quả cho HS. Đây là một giải pháp để giảm thiểu thời gian chấm bài của GV và hạn chế tình trạng thiếu công bằng trong kiểm tra đánh giá.

- Đánh giá quá trình: GV có thể dựa trên 3 căn cứ để đánh giá tính tích

cực trong quá trình tham gia khóa học của HS. Thứ nhất là thống kê của hệ thống về số lần đăng nhập, số bài viết HS tham gia trong khóa học. Thứ hai là chất lượng nội dung ý kiến mà HS tham gia đóng góp/ thảo luận. Thứ ba là báo cáo hoạt động của các nhóm trưởng về công tác làm việc nhóm.

Vì khóa học diễn ra trong một thời gian dài nên để đưa ra một kết quả kiểm tra – đánh giá chính xác yêu cầu GV phải theo sát những hoạt động của HS và thống kê kết quả từng hoạt động một cách chi tiết và toàn diện. Kết quả hoạt động của khóa học nên được công nhận với tư cách kết quả học tập chính thức trong học kỳ để học sinh có động lực và trách nhiệm khi tham gia khóa học. 2.4. Khâu đánh giá khóa học

Đánh giá khóa học là khâu cuối cùng sau khi chương trình khóa học đã hoàn thành nhưng lại là một khâu vô cung quan trọng.

- Mục đích của việc đánh giá khóa học: cung cấp những thông tin phản

hồi từ phía người tham gia về ưu, nhược điểm của khóa học để từ đó đề xuất những biện pháp nhằm phát huy những mặt đã đạt được, hạn chế những mặt thiếu sót và cung cấp đến người học những giải pháp hỗ trợ tốt hơn

83

- Đối tượng tham gia đánh giá: 3 đối tượng tham gia vào khóa học (người điều hành, GV và HS) đều có thể tham gia đánh giá.

- Nội dung đáng giá: đối tượng tham gia đánh giá sẽ trả lời các câu hỏi về 3 vấn đề chính

+ Đánh giá về nội dung và hình thức triển khai khóa học

+ Đánh giá kết quả thu nhận kiến thức và kỹ năng của bản thân sau khi

tham gia khóa học.

+ Những đề xuất cải tiến để khóa học ngày càng trở nên hiệu quả hơn, hữu ích hơn.

- Hình thức đánh giá: GV có thể sử dụng 2 hình thức đánh giá cơ bản.

Hình thức đầu tiên là phát phiếu điều tra và yêu cầu học sinh hoàn thành ngay trên lớp sau khi kết thúc khóa học. Hình thức thứ 2: GV có thể lập một chủ đề đánh giá khóa học trên hệ thống để HS đóng góp ý kiến hoặc thực hiện một

cuộc điều tra thông qua công cụ Cuộc điều tra (Survey).

Những thông tin đánh giá phản hồi về khóa học sẽ là nền tảng để GV điều chỉnh và thiết kế bổ sung nội dung và hoạt động cho những khóa học sau. Một trong những điểm mạnh của Moodle là một khóa học được thiết kế có thể sử dụng lại nhiều lần. Như vậy khi mỗi một khóa học kết thúc thông qua việc đánh giá cải tiến GV có thể hoàn thiện hơn khóa học của mình.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 đề tài Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần Văn học dân gian (Chương trình Ngữ Văn 10, tập 1) tập trung vào những

vấn đề chính sau đây:

Trước hết chúng tôi tập trung vào phân tích khả năng ứng dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học vào phần VHDG thông qua việc nghiên cứu vị trí, cấu trúc, nội dung phần VHDG trong chương trình Ngữ văn 10 (Ban cơ bản). Trên cơ sở những đặc thù của VHDG, kết hợp với những yêu cầu trong quá trình dạy học trên LMS Moodle chúng tôi tiến hành phân tích tính khả thi khi triển khai nội dung VHDG trên LMS Moodle .

84

Tiếp theo, chúng tôi tiến hành mô tả, gợi ý, hướng dẫn quy trình thiết kế và tổ chức khóa học VHDG trên nền LMS Moodle với những nguyên tắc, nhiệm vụ, thao tác và nội dung cụ thể. Để thiết kế khóa học đạt hiệu quả sử dụng cao cần chú ý thiết kế nội dung khóa học với những hình thức phong phú tập trung vào hình thành các nhóm kỹ năng tự học cơ bản. Khi tổ chức dạy học trên hệ thống, GV cần thực hiện theo 3 bước: giới thiệu khóa học, triển khai khóa học và kiểm tra, đánh giá. Trong mỗi một bước lại có những nhóm hoạt động triển khai đặc thù cần yêu cầu GV và HS tuân thủ. Toàn bộ khóa học VHDG hỗ trợ tự học đã được chúng tôi thiết kế thử nghiệm trong đĩa sản phẩm kèm theo luận văn.

Để CNTT nói chung, khóa học trực tuyến nói chung phát huy hiệu quả trong hỗ trợ tự học cần có sự nỗ lực và làm việc nghiêm túc từ phía GV và HS. Đặc biệt GV cần linh động và sáng tạo trong tổ chức và sử dụng các hoạt động được đề xuất để vừa thu hút, khuyến khích, định hướng các em học tập vừa không khiến các em cảm thấy quá nặng nề, áp lực nảy sinh tâm lý chán nản, phản tác dụng

85 CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là khâu quan trọng nhằm kiểm nghiệm, đánh giá ưu điểm, hạn chế và hiệu quả của việc GV ứng dụng khóa học trực tuyến phần VHDG trong hỗ trợ HS tự học. Từ đó kiểm tra tính đúng đắn của giả thiết khoa học mà đề tài đã đặt ra: việc ứng dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học sẽ nâng cao chất lượng dạy học phần VHDG và tăng cường năng lực tự học của HS. Do đây là một công cụ mới đối với GV và HS nên quá trình triển khai ban đầu sẽ không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ, lúng túng cả về mặt tâm lý và kỹ năng. Quá trình thực nghiệm sư phạm chính là phép thử ban đầu nhằm tìm ra những điểm còn vướng mắc để kịp thời điều chỉnh giúp nâng cao hiệu quả sử dụng của cả GV và HS trong quá trình dạy học.

Để quá trình thực nghiệm thành công và kết quả thu được đạt độ chính xác, khách quan cao nhất, chúng tôi chú ý đến việc đảm bảo mục tiêu bài học, khối lượng nội dung kiến thức phù hợp với trình độ HS và chương trình giảng dạy trên lớp. Việc tiến hành thực nghiệm không gây ảnh hưởng đến việc học tập các môn học khác của HS.

Kết quả thực nghiệm là cơ sở để chúng tôi vận dụng các hình thức tổ chức tự học đã đề xuất vào thực tiễn giảng dạy ở trường THPT.

3.2. Đối tượng thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở học sinh lớp 10 trường THPT Kim Liên – Quận Đống Đa – thành phố Hà Nội. Đây là ngôi trường có bề dày truyền thống dạy tốt - học tốt, HS năng động, đội ngũ GV nhiệt tình, có ý thức đổi mới PPDH và rèn luyện kỹ năng. Đặc biệt chất lượng đầu vào lớp 10 của HS tương đối tốt với điểm xét tuyển là 52 điểm. Việc thực nghiệm do chúng tôi tiến hành ở lớp 10A9, lớp đối chứng là lớp 10A6 cũng do tôi trực tiếp giảng dạy. Lớp 10A9, 10A6 là lớp ban cơ bản A HS học SGK Ngữ văn chương trình cơ bản.

86

Để tìm hiểu kiến thức, kĩ năng về môn Văn cùng thái độ học tập môn học của HS trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi tổ chức cho cả hai lớp làm cùng một đề kiểm tra khảo sát. Kết quảthu được thể hiện qua bảng sau:

Bảng: 3.1. So sánh trình độ HS trước khi dạy thực nghiệm

Kết quả Lớp

Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2

10A6 2/48 HS (4%) 15/48 HS (31%) 28/48 HS (59%) 3/48 HS (6%) 0/48 HS (0%) 10A9 3/50 HS (6%) 17/50 HS 34%) 27/50 HS (54%) 2/50 HS (4%) 1/50 HS (2%)

Biểu đồ: 3.1. So sánh kết quả học tập trước khi dạy thực nghiệm

Nhìn vào bảng thống kê và biểu đồ trên có thể thấy rõ: trình độ nhận thức và thực hành của HS hai lớp không chênh lệch nhau đáng kể. Cụ thể, số HS đạt điểm khá giỏi ở lớp 10A6 cao hơn một chút so với lớp 10A9. Nhưng sự chênh lệch này chỉ dao động trong khoảng 2% - 3%. Tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và yếu kém giữa hai lớp cũng chênh lệnh theo tỉ lệ như vậy.

Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy học lực của HS hai lớp tương đương nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực nghiệm.

Ngoài ra, còn có một điểm tương đồng nữa giữa hai lớp là: ít có HS thích học môn Văn vì các em đều lựa chọn học ban A nâng cao các môn tự

87

nhiên Toán, Lí, Hóa. Đây sẽ là một khó khăn với GV khi rèn kĩ năng tự học môn Văn đặc biệt là phần văn học dân gian. Tuy nhiên với HS có thiên hướng ở các môn tự nhiên các em thường có khả năng tư duy nhanh, thích tìm tòi tự khám và phản ứng tốt với CNTT. Nếu GV biết khai thác những điểm mạnh này của HS cộng với tổ chức các hoạt động tự học kích thích được hứng thú học tập chắc chắn sẽ lôi cuốn được HS nhiệt tình tham gia.

3.3. Nội dung thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm

3.3.1. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi ý thức rất rõ rằng kỹ năng và ý thức tự học là cả một quá trình rèn luyện nên trong điều kiện lý tưởng quá trình thực nghiệm cần được thực hiện theo một lộ trình trong thời gian dài với nhiều đối tượng khác nhau. Ở đây do những hạn chế về nguồn lực chúng tôi chỉ xin phép triển khai khóa học thực nghiệm với 1 lớp HS nhằm đưa ra những kết luận ban đầu làm cơ sở đánh giá rút kinh nghiệm tiếp tục triển khai khai thác trên diện rộng hơn sau này. Lớp thực nghiệm được hướng dẫn triển khai các hoạt động của khóa học song song với giảng dạy phần VHDG trên lớp. Tuy nhiên để có kết quả chi tiết hơn chúng tôi đi sâu vào kiểm chứng tính hiệu quả của các dạng hoạt

động trong chủ đề Truyền thuyết gắn với bài học Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

3.3.2. Tiến hành thực nghiệm

- Các lớp thực nghiệm và đối chứng được giảng dạy trong cùng thời gian từ tuần 3 – tuần 8 học kỳ I năm học 2013 – 2014 và cùng nội dung dạy học phần VHDG trong chương trình Ngữ văn 10 cơ bản theo phân phối chương trình.

- Lớp đối chứng dạy theo các phương pháp vẫn đang sử dụng phổ biến hiện nay. Lớp thực nghiệm song song với học trên lớp có kết hợp sử dụng khóa học trực tuyến hướng dẫn tự học. Trước khi bước vào thực nghiệm chính thức lớp thực nghiệm được điều tra khảo sát và tổ chức bổ sung kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản trong thời gian học hè tại phòng Tin học của nhà trường

88

- Để thực nghiệm dạy học bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy (truyền thuyết) theo hướng áp dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự

học chúng tôi tiến hành một số công việc như sau: * Với GV:

+ Bước 1: Xây dựng kế hoạch dạy học có sử dụng khóa học trực

tuyến hỗ trợ tự học chủ đề Truyền thuyết

+ Bước 2: Tổ chức các hoạt động tự học song song với dạy học trên lớp và theo dõi phản hồi của HS

+ Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. * Với HS:

+ Bước 1: Thực hành làm quen thành thạo với hệ thống theo hướng dẫn của GV

+ Bước 2: Tải/ xem các tài liệu trong khối học liệu, thực hiện bài tập cá nhân, hợp tác với bạn, với GV thông qua các hoạt động tự học ở trên khóa học.

+ Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân.

Ở bước 1, HS thực hành làm quen thành thạo với hệ thống trực tiếp trong phòng Tin học dưới sự hướng dẫn của GV. HS được GV cung cấp bản khóa học xách tay (Không cần sử dụng internet) để có thể làm quen với các chức năng ở nhà.

Ở bước 2: HS đăng nhập hệ thống, tải hoặc xem các tài liệu cơ sở do GV cung cấp trong gói học liệu. Trên cơ sở đó HS thực hiện các bài tập cá nhân, bài tập nhóm theo yêu cầu của GV. Trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn HS có thể trực tiếp trao đổi với các bạn hoặc GV qua công cụ Diễn đàn

Ở bước 3: HS tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình qua hợp tác với bạn, với thầy đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân qua phần kiểm tra của GV.

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Để đánh giá kết quả quá trình thực nghiệm, chúng tôi căn cứ trên các cơ sở sau:

89

- Đánh giá kết quả học tập của HS: Sau giờ dạy ở hai lớp bài Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy chúng tôi yêu cầu hai lớp làm một bài

kiểm tra hệ số 2 cùng đề bài để đánh giá hiệu quả tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng của các em.

- Phản hồi của GV và HS: Riêng đối với lớp thực nghiệm chúng tôi yêu cầu GV và HS thực hiện thêm phiếu khảo sát để đánh giá mức độ hài lòng với các hoạt động trong khóa học. (Phụ lục 8). Từ đó đối chiếu với kết quả điều tra trước khi triển khai khóa học để đánh giá hiệu quả bước đầu và có hướng điều chỉnh trong thời gian tiếp theo.

3.4.1. Dự giờ, phỏng vấn, đánh giá sự tích cực và khả năng tiếp thu của HS

*Đối với lớp thực nghiệm

- Việc tự học bài ở nhà được học sinh thực hiện khá nghiêm túc. Nhiều HS tỏ ra khá hứng thú trong việc thu thập các thông tin liên quan đến bài học. Qua phỏng vấn trao đổi với một số HS lớp 10A9, các em cho rằng: việc chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV mất thời gian hơn nhưng thú vị hơn vì chính bản thân các em được thể nghiệm và trải nghiệm; từ đó các em thu nhận được nhiều thông tin hơn và biết cách thu thập thông tin cho hiệu quả. Việc rèn kĩ

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)