*Đối với lớp thực nghiệm
- Việc tự học bài ở nhà được học sinh thực hiện khá nghiêm túc. Nhiều HS tỏ ra khá hứng thú trong việc thu thập các thông tin liên quan đến bài học. Qua phỏng vấn trao đổi với một số HS lớp 10A9, các em cho rằng: việc chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV mất thời gian hơn nhưng thú vị hơn vì chính bản thân các em được thể nghiệm và trải nghiệm; từ đó các em thu nhận được nhiều thông tin hơn và biết cách thu thập thông tin cho hiệu quả. Việc rèn kĩ năng thu thập thông tin này không chỉ thực hành khi học phần văn học dân gian mà còn có thể áp dụng cho những phần học khác, môn học khác.
- Một số HS được hỏi cũng cho rằng: nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn các thao tác khi xử lí thông tin về bài học các em sẽ dễ dàng hơn khi tự mình tìm ra kiến thức cần nắm về bài học.
- Nhìn chung do có sự tự học tích cực ở nhà nên HS tham gia các hoạt động dạy học khá tích cực, không khí học tập sôi nổi. Đa số HS nhiệt tình tham gia tất cả những hoạt động học tập: trao đổi, thảo luận, lắng nghe, phát biểu ý kiến, nêu những vấn đề thắc mắc… tạo nên không khí lớp học khá thoải mái, dân chủ.
- Đa số GV dự giờ cho rằng, các biện pháp rèn kĩ năng tự học áp dụng phù hợp với đặc trưng của thể loại, với đối tượng HS. HS tỏ ra khá chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, trong việc phối kết hợp với các bạn trong nhóm,
90
trong lớp và với GV dạy. Nhiều HS tỏ ra khá tự tin trong việc trình bày, tranh luận để bảo vệ ý kiến của cá nhân hoặc của nhóm…
*Đối với lớp đối chứng
- HS soạn bài ở nhà theo hình thức trả lời câu hỏi SGK. Các em thực hiện đầy đủ nội dung và số lượng câu hỏi song khi kiểm tra chi tiết thấy xuất hiện một số bài soạn giống nhau do chép lại từ một nguồn.
- Kết quả chuẩn bị bài ở nhà được phản ánh trực tiếp bằng sự tích cực tham gia xây dựng bài trên lớp. Trong giờ học chỉ một số em tích cực giơ tay phát biểu. Tình trạng ngại ngần, sợ sai diễn ra phổ biến đặc biệt trong các câu hỏi yêu cầu suy luận, liên hệ vốn sống thực tế hoặc bộc lộ quan điểm cá nhân. Hoạt động thảo luận chưa phát huy được hết hiệu quả.
3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của HS
Sau khi triển khai dạy các nội dung bài học, chúng tôi tiến hành cho HS làm một bài kiểm tra 45 phút để đánh giá kiến thức, kĩ năng đã thu được của người học sau giờ dạy thực nghiệm. Ở lớp 10A6 (lớp dạy với giáo án đối chứng) chúng tôi cũng cho làm đề bài như vậy. Sau khi chấm bài, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2: So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm
Lớp Thang điểm 10 A9 (Lớp dạy thực nghiệm) 10 A6 (Lớp dạy đối chứng) Số HS đạt điểm 9-10 18% (9 HS) 4% (2 HS) Số HS đạt điểm 7-8 58% (29 HS) 25% (12 HS) Số HS đạt điểm 5-6 22% (11 HS) 61% (29 HS) Số HS đạt điểm dưới TB (dưới 5) 2% (1 HS) 10% (5 HS) Tổng số HS 100% (50 HS) 100% (48 HS)
91
Biểu đồ: 3.2. So sánh kết quả học tập sau khi dạy thực nghiệm
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lí số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy: chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Ở lớp thực nghiệm, hầu hết các em trả lời tương đối tốt câu hỏi đề bài đưa ra. Phần lớn HS đều đi đúng hướng, trả lời đúng trọng tâm. Trong khi làm bài, các em đã biết chọn lọc, sắp xếp đúng lôgic, vận dụng kiến thức tương đối tốt. Đặc biệt trong câu hỏi tự luận yêu cầu vận dụng và vận dụng nâng cao HS lớp thực nghiệm thể hiện sự tìm tòi, khám phá và nổi trội hơn hẳn trong khả năng lập luận, đưa ra ý kiến đánh giá nhận xét sáng tạo, độc đáo. Có 76% HS lớp thực nghiệm đạt điểm khá giỏi. Tỉ lệ này ở lớp đối chứng là 29%.
Kết quả kiểm tra cho thấy sử dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ hoạt động tự học đã khơi dậy được niềm hứng thú tìm tòi, khám phá tri thức cùng việc bước đầu đã hình thành được cho HS những kĩ năng tự học cần thiết.
Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cũng được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn 22% HS đạt điểm trung bình và 2% HS đạt điểm kém. Điều này chứng tỏ việc rèn kĩ năng tự học phải được thực hiện thường xuyên, liên tục mới có thể đạt được kết quả như mong đợi.
Mặc dù thí điểm thực nghiệm ở một bài học, ở hai lớp học nhưng sự khác biệt trong kết quả học tập này cũng phần nào cho thấy triển vọng và tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế dạy học truyện dân gian cho HS THPT hiện nay.
92