Kết quả phản hồi qua phiếu điều tra

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 94 - 127)

Ưu điểm:

- Kết quả phản hồi của HS về hiệu quả hỗ trợ giải quyết khó khăn trong quá trình tự học của HS rất khả quan.

Bảng: 3.3. Kết quả phản hồi về hiệu quả khóa học sau thực nghiệm

Stt Nội dung Đánh giá

Có Không Một phần

1 Khóa học có cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết không?

88% (44HS) 12% (6HS)

2 Mục tiêu học tập có rõ ràng không? 96%(48 HS) 4% (2 HS) 3 Nội dung khóa học có rõ ràng, dễ hiểu

không?

98% (49 HS) 2% (1HS)

4 Khóa học có giúp em giải quyết khó khăn về định hướng tự học không?

88% (44HS) 12%(6HS)

5 Khóa học có giúp em giải quyết khó khăn về tìm kiếm tài liệu không

94%(47HS) 6% (3HS)

6 Khóa học có cung cấp những giải đáp, hỗ trợ kịp thời khi em gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề không?

80% (40HS) 20% (10HS)

7 Em có hứng thú học tập và thảo luận trên khóa học không?

86%(43HS) 14%(7HS)

88% HS lớp thực nghiệm cho rằng khóa học giúp hỗ trợ giải quyết khó khăn với định hướng tự học và 96% đồng ý với sự hữu ích của tài liệu tham khảo. 80% HS được hỏi cho rằng khóa học giúp ích trong việc hỗ trợ giải quyết vấn đề. 86% HS cảm thấy hứng thú học tập và trao đổi thảo luận trên khóa học.

- Kỹ năng tự học bao gồm: kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng hợp tác trao đổi, chia sẻ thông tin và kỹ năng tự kiểm tra đánh giá đã được cải thiện đáng kể. 100% các em thành thạo tìm kiếm thông tin trên Internet cho nội dung bài học với hướng dẫn của GV. Các em đã biết

93

chủ động thắc mắc và đưa vấn đề trao đổi với bạn, với thầy. Kỹ năng hoạt động nhóm cũng được rèn luyện qua các bài tập nhóm.

- Nội dung các em cảm thấy hài lòng nhất về khóa học: được tư vấn và hỗ trợ học tập kịp thời, được tham khảo tài liệu đa dạng, được thực hành nghiên cứu, được đánh giá cụ thể về bài viết và tham khảo bài viết của bạn… Những đánh giá này là những tín hiệu đáng mừng về hiệu quả mà khóa học đã mang lại.

Qua những thông tin định tính kể trên chúng ta có thể nhận thấy khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học đã tháo gỡ được một số khó khăn lớn của quá trình tự học hiện nay tại trường phổ thông. Đó là: cung cấp kho tài liệu tham khảo hỗ trợ học tập, định hướng quá trình tự học đạt hiệu quả sát với mục tiêu đề ra, tăng cường sợi dây liên hệ giữa GV-HS, HS-HS và giúp HS được rèn luyện các kỹ năng tự học dưới sự định hướng của GV

Hạn chế và đóng góp bổ sung:

Do khóa học đang trong giai đoạn thử nghiệm đồng thời cũng là một hoạt động học tập mới mẻ do đó không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ và khó khăn với các em. Theo kết quả phản hồi, khó khăn chủ yếu nằm ở sự thành thạo trong kỹ năng tin học và điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng. Đa phần các em có kỹ năng tin học cơ sở tương đối tốt tuy nhiên trong lớp vẫn còn một bộ phận chưa thành thạo. Sau khi được tổ chức hướng dẫn bổ trợ các em đã tự tin khi tham gia khóa học. Ngoài ra khi triển khai chúng tôi gặp phải vấn đề một số gia đình không có máy vi tính mà chỉ có thiết bị kết nối internet như điện thoại, máy tính bảng. Do đó các em gặp khó khăn khi phải nộp bài dưới hình thức gửi file. Để giải quyết tình trạng này các em phải sử dụng phương án phối hợp hỗ trợ giữa các bạn trong lớp với nhau.

Từ những trải nghiệm của khóa học các em cũng đưa ra một số ý kiến đóng góp để nâng cao hiệu quả của khóa học như sau:

- Được cung cấp 1 bộ khóa học xách tay để trong trường hợp không có internet vẫn có thể tham khảo được tài liệu

94

Chúng tôi nhận thấy những ý kiến các em đóng góp là hoàn toàn hợp lý. Đây là những căn cứ để chúng tôi tiếp tục tiếp thu, hoàn thiện khóa học trong thời gian tiếp theo. Khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học được xây dựng trên nguyên lý cùng kiến tạo kiến thức. Mỗi sản phẩm các em lưu lại trong khóa học sẽ trở thành kho tài liệu để các khóa học sau tham khảo và bổ sung.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm bước đầu khẳng định tính đúng đắn, thuyết phục của giả thuyết khoa học nghiên cứu đề tài: ứng dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học sẽ nâng cao chất lượng dạy học phần VHDG và tăng cường năng lực tự học của HS

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy: việc tổ chức các hoạt động tự học ảnh hưởng khá rõ đến kết quả học tập của học sinh. Việc đổi mới phương pháp dạy học này đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong cả khâu tự học ở nhà lẫn khâu tự học ở trên lớp. Mặt khác khóa học với kho tài liệu định hướng phong phú, những hoạt động được thiết kế phù hợp lứa tuổi, kích thích khám phá đã nhận được sự phản hồi tích cực của HS. Qua đây, GV có nhiều cơ hội để rèn luyện cho các em kỹ năng tự học để từ đó chủ động trong việc khám phá và lĩnh hội tri thức. Trong khi ở lớp đối chứng sự tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học còn bị hạn chế ; khả năng nắm bắt và xử lí kiến thức của nhiều HS còn chậm và thiếu độ chắc chắn.

Tuy nhiên, hình thành kĩ năng tự học cho HS là cả một quá trình rèn luyện thường xuyên, liên tục đòi hỏi sự kiên trì của cả GV và HS. Để triển khai khóa học trên diện rộng hơn cần có sự đầu tư đồng bộ về kỹ năng sử dụng CNTT. Trong thời gian tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện để đổi mới giao diện và nội dung đáp ứng kỳ vọng của các em HS.

95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thông qua quá trình nghiên cứu từ khái quát đến cụ thể, đồng thời tiến hành thiết kế thử nghiệm khóa học VHDG trên LMS Moodle - sử dụng hỗ trợ tự học môn Ngữ văn (chương trình SGK Ngữ văn 10 Ban cơ bản), có thể đưa ra một số kết luận khoa học như sau:

Thứ nhất, trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện

nay, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức dạy học là một xu thế tất yếu. Dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn phải tập trung phát huy năng lực chủ động, sáng tạo, hướng HS đến việc tự học, tự rèn luyện các kỹ năng để có thể “học suốt đời”. Tuy nhiên trong dạy học Ngữ Văn hiện nay, hầu hết GV mới chỉ dừng lại ở việc chú trọng những đổi mới, cải tiến giảng dạy trong thời gian lên lớp. Hoạt động tự học ở nhà của HS còn bị bỏ ngỏ, thiếu định hướng, đơn điệu và thiếu hấp dẫn. Vì vậy sử dụng CNTT hỗ trợ tự học là một định hướng đón đầu, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại, đặc trưng lứa tuổi, kích thích, giúp các em có thêm hứng thú với bộ môn Ngữ Văn. Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu tính ưu việt của phần mềm LMS Moodle, cùng với việc xem xét đặc điểm và tiến trình tổ chức dạy học E- learning, chúng tôi nhận thấy: Việc sử dụng khóa học trên LMS Moodle như một phương tiện hỗ trợ dạy học là hoàn toàn phù hợp, mang lại nhiều lợi ích thực tiễn.

Thứ hai, xuất phát từ điểm nhìn khái quát đó, chúng tôi nghiên cứu khả

năng ứng dụng E-learning trong hỗ trợ tự học môn Ngữ văn mà cụ thể là phần VHDG trên nền LMS Moodle dưới hình thức một khóa học trực tuyến. Để cụ thể hoá cho ý tưởng xây dựng khóa học VHDG chúng tôi đã tiến hành thiết kế khóa học thử nghiệm trên nền LMS Moodle với các nội dung, hoạt động hướng tới việc hỗ trợ HS khai thác kiến thức và hình thành kỹ năng tự học. Quá trình thực hiện chủ đề Truyền thuyết được lựa chọn như một thể nghiệm

96

giúp tường minh hóa hoạt động của khóa học đồng thời là một gợi ý mang tính chất tham khảo mà người dạy và người học có thể tham khảo và sử dụng.

Thứ ba, từ thực tế thực nghiệm dạy học có sử dụng khóa học trực tuyến

hỗ trợ tự học phần VHDG, chúng tôi nhận thấy: việc ứng dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần VHDG HS là hoàn toàn thực hiện được. Kết quả khảo sát trong quá trình thực nghiệm đã bước đầu khẳng định tính khả thi của sản phẩm. Từ thành công bước đầu của việc áp dựng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học và căn cứ vào triển vọng của nó, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và tiếp tục ứng dụng trong quá trình dạy học trên diện rộng hơn để đánh giá chính xác hơn nữa.

2. Khuyến nghị

Dạy học E-learning tuy đã được biết tới khá lâu nhưng vẫn còn hết sức mới mẻ khi đi vào thực tiễn triển khai ở các môn học trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt đối với các môn học còn mang nặng áp lực thi cử, trong đó tiêu biểu là môn Ngữ văn, khả năng đổi mới phương pháp, hình thức dạy học lại càng khó khăn hơn

Để hoàn thiện khóa học và đưa khóa học vào triển khai hiệu quả cần có sự nỗ lực, hỗ trợ và tạo điều kiện từ nhiều phía: người học, người dạy và các nhà quản lý

- Về phía người học: HS phải tự tạo dựng cho mình một thói quen học tập mới: học tập một cách chủ động, sáng tạo; tăng cường kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng cộng tác, kỹ năng tự định hướng; tự theo dõi, kiểm tra, chịu trách nhiệm và trung thực với kết quả học tập của chính mình.

- Về phía người dạy: GV là một trong những nhân tố thiết yếu đóng vai trò quyết định tới hiệu quả ứng dụng công nghệ và phương tiện hiện đại vào dạy học. Trong xu thế của nền giáo dục hiện nay GV không thể chỉ dừng lại ở việc biết các kỹ năng tin học cơ bản mà phải sử dụng thành thạo máy vi tính và biết tích hợp công nghệ vào dạy học, làm chủ phương tiện. Vì vậy tự bản thân mỗi GV cần ý thức sâu sắc hơn về việc đổi mới phương pháp dạy học,

97

đặc biệt là theo định hướng sử dụng phương tiện công nghệ hỗ trợ dạy học. Mỗi GV cần nỗ lực nhiều hơn nữa trong việc nâng cao năng lực nghiệp vụ của mình. Đặc biệt, GV cần quan tâm một cách nghiêm túc tới việc thiết kế và sử dụng khóa học trực tuyến như một công cụ hỗ trợ tích cực quá trình học tập. Để triển khai được một khóa học một cách rõ ràng, hiệu quả và chất lượng đòi hỏi một kiến thức vững vàng, khả năng tổ chức điều phối hoạt động tốt, khả năng phân tích sâu sắc, trải qua qua trình thử nghiệm và điều chỉnh.

- Về phía các nhà quản lý giáo dục: Các nhà quản lý cần quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cho trường học để tạo điều kiện cho việc tổ chức các hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT.

Trên đây là những kết luận và khuyến nghị được rút ra sau quá trình

nghiên cứu, triển khai thực hiện đề tài Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần Văn học dân gian (Chương trình Ngữ văn 10, tập 1) trên LMS Moodle. Hi vọng, kết quả của đề tài sẽ góp phần tạo nên cái nhìn sâu sắc, cụ

thể về sử dụng E-learning hỗ trợ tự học trong dạy học. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường phổ thông hiện nay.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Anh (2013), Rèn kỹ năng tự học truyện dân gian cho học sinh trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ, Trường Trường Đại

học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội.

2. Phạm Kim Anh (2004), Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT, Tạp chí Giáo dục (48), tr. 20 – 21. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Nguyễn Ngọc Anh (2013), Biên soạn sách điện tử hỗ trợ dạy học phần Văn học dân gian, Ngữ văn lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009) Ngữ văn 10 Tập một, NXB Giáo

dục.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009), Ngữ văn 10 Tập hai NXB Giáo

dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 Trung học phổ thông Ngữ văn (2006), NxB

Giáo dục

7. Bộ Giáo dục và đào tạo. Tài liệu sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học (2010),NXB Giáo dục

8. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục.

9. Nguyễn Mạnh Cường (2005), Sử dụng công nghệ thông tin – viễn thông để nâng cao hiệu quả dạy – học và đổi mới phương thức đào tạo,

Tạp chí Thiết bị giáo dục (1), tr. 13 – 16.

10. Tôn Quang Cường (2013), Tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên trong dạy học ở bậc đại học, Tạp chí Giáo dục (304), tr23 – 24.

99

11. Tôn Quang Cường, Phạm Kim Chung (2009), Tập bài giảng Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học, Khoa Sư

phạm – Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN, Hà Nội.

12. Đặng Thị Hồng Đào (2007), Những tiện ích và biện pháp sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn, Tạp chí Giáo dục (178), tr.

17 – 18.

13. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển giáo dục học. Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

14. Ngô Minh Hiền (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT,

Khóa luận tốt nghiệp - trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN, Hà Nội

15. Lê Huy Hoàng, Lê Xuân Quang (2010), Giáo trình E-learning và ứng dụng trong dạy học, Đại học Sư phạm Hà Nội

16. Trần Bá Hoành (1998), “Vị trí của tự học tự đào tạo trong quá trình dạy học giáo dục và đào tạo”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục.

17. Nguyễn Vũ Quốc Hưng, Đào Việt Cường, Lê Ngọc Tú (2010),

Nghiên cứu các điều kiện để triển khai hệ thống đào tạo điện tử, Đề tài

NCKH – trung tâm CNTT, trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

18. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện pháp - Kỹ thuật. Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội

19. I.F. Kharlamôp (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào (tập 1). NxB Giáo dục, Hà Nội .

20. Đinh Gia Khánh (2009), Văn học dân gian Việt Nam. Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

21. Quách Tuấn Ngọc (1999), Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin – Xu thế của thời đại, Tạp chí Đại học & Giáo dục chuyên nghiệp, số tháng 7 năm 1999, tr. 24 – 26.

100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

22. Tập bài giảng Chương trình, phương pháp dạy học Ngữ văn (2005)

Khoa Sư phạm – ĐHQG Hà Nội.

23. Tập bài giảng Phương pháp và công nghệ dạy học (2007), Khoa

Sư phạm – ĐHQG Hà Nội.

24. Trần Văn Thanh, Sử dụng các phương tiện nghe nhìn và Multimedia nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường PT, Tạp chí

Giáo dục, số 109, tr. 45 – 46.

25. Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy-tự học. Nxb Giáo dục, Hà

Nội.

26. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. Nxb Giáo dục, Hà Nội

27. Phạm Viết Vượng (2001), Giáo dục học. Nxb ĐHSP Hà Nội. 28. Tony Car, Shaheeda Jaffer, Jeanne Smuts (2010), Facilitating online, Centre for Educational Technology, University of Cape town,

South Africa.

29. Jonathan Anderson (2010), ICT transforming education,

UNESCO BangkokAsia and Pacific Regional Bureau for Education

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 94 - 127)