- “Hệ thống quản lý học tập là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khóa học tới người học. LMS bao gồm nhiều module khác nhau giúp quá trình học tập trên mạng được thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của Internet” [3, tr12]
- Moodle (viết tắt của Modular Object–Oriented Dynamic Learning Environment) là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở (do đó miễn phí
43
internet hay các website học tập trực tuyến. Moodle được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas, người tiếp tục điều hành và phát triển bởi chính dự án. Từ đó đến nay, Moodle đã được sử dụng để xây dựng các khóa học ảo trên mạng Internet. Tùy theo đối tượng và mục đích sử dụng mà người ta có thể lựa chọn hình thức học tập trực tuyến (Online learning) hay học tập hỗn hợp (Blended-learning).
2.2.1.1. Ưu thế của Moodle trong xây dựng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học
Trong thực tiễn dạy học, đặc biệt với lứa tuổi HS THPT việc triển khai hoạt động tự học vẫn chưa phát huy được hết những ưu điểm. Bởi lẽ, về phía người dạy vẫn tồn tại quan niệm cho rằng tự học thuộc về trách nhiệm thuần túy của người học, “là một hoạt động mang tính cá nhân, khó kiểm soát, khó đánh giá” [19]. Các hoạt động dạy học còn đơn điệu, phổ biến là tình trạng biến dạy học tự học thành các giờ giải bài tập, phụ đạo thêm hoặc yêu cầu HS làm các bài tập theo câu hỏi SGK. Về phía người học, nếu GV không thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên thường nảy sinh tâm lý đối phó, sao chép. Mặt khác, sự thiếu hấp dẫn của các nhiệm vụ học tập kéo theo sự thiếu hứng thú cũng trở thành một rào cản khiến hiệu quả thu được không cao. Trên cơ sở nghiên cứu những điểm hạn chế này, chúng tôi nhận thấy: khóa học trực tuyến trên nền Moodle có thể trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho vấn đề tự học, khắc phục được những khó khăn mà dạy học hiện nay đang mắc phải.
Thứ nhất, Moodle cung cấp hệ công cụ giúp GV kiểm soát được tiến trình và kết quả tự học của HS qua khóa học trực tuyến. Mỗi lần HS tiến
hành đăng nhập hoặc thực hiện các bài tập đều được hệ thống lưu lại ngày, giờ và nội dung chi tiết. GV có thể truy cập, theo dõi bất cứ lúc nào. Qua đó, GV đánh giá được tình trạng kiến thức của mỗi cá nhân, tính tích cực khi tham gia hoạt động tự học. Nói cách khác mọi hoạt động tự học của HS đều được thể hiện trên hệ thống giúp GV có thể đánh giá được quá trình tự học chứ không dừng lại ở đánh giá sản phẩm như hình thức tự học truyền thống.
44
Thứ hai, với Moodle các hoạt động tự học trở nên đa dạng và hấp dẫn với sự tương tác cao. Các nhiệm vụ được thiết kế phong phú tương ứng với 3
giai đoạn tự học của HS như hoàn thành các phiếu học tập, tự học với bài giảng trực tuyến, thực hiện các bài tập nghiên cứu theo chủ đề…HS có thể truy cập kho học liệu phong phú bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu nếu có Internet. Với cách tiếp cận hiện đại, HS được thực hiện quá trình tự học trên giao diện trực tuyến. Điều này sẽ kích thích hứng thú học tập đồng thời nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT của các em. Ngoài ra, Moodle cung cấp các công cụ nâng cao tính tương tác của quá trình tự học như Diễn đàn, Phòng Chat…Tại đây HS có thể trao đổi, tranh luận, thể hiện quan điểm cá nhân. GV cũng có thể theo dõi hoặc tham gia để có những kích thích, định hướng và tham vấn kịp thời.
Thứ ba, trong khóa học trực tuyến sử dụng Moodle có tích hợp hệ thống kiểm tra đánh giá tương ứng với nhiều hình thức đa dạng. GV có thể
lựa chọn, xây dựng nhiều dạng kiểm tra, đánh giá như: kiểm tra trắc nghiệm (câu ghép đôi, câu điền khuyết, câu nhiều lựa chọn, câu đúng/sai), kiểm tra tự luận (nộp file văn bản, thể hiện trực tiếp trên diễn đàn…). Các dạng kiểm tra đánh giá này có thể chia theo 2 mục đích: đánh giá kết quả bắt buộc hoặc HS thực hiện để tự đánh giá năng lực bản thân.
2.2.1.2. Thách thức khi sử dụng Moodle xây dựng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học
Trên cơ sở những nội dung đã phân tích ở trên chúng ta có thể nhận thấy sử dụng Moodle tạo lập các khóa học trực tuyến thể hiện nhiều ưu thế về sự thuận tiện, chi phí và linh hoạt trong môi trường xã hội hóa CNTT như ngày nay. Tuy nhiên để các khóa học trực tuyến này hỗ trợ HS tự học hiệu quả cần phải đảm bảo những nguồn lực và giải quyết các thách thức sau đây: - Nguồn lực về cơ sở vật chất:
45
+ Với các cơ sở giáo dục: cần sở hữu hoặc thuê máy chủ đủ mạnh để
đảm bảo hoạt động ổn định khi có sự tham gia đồng thời của số lượng lớn người dạy, người học trên hệ thống quản lý học tập.
+ Với người dạy và người học: Cần có máy tính kết nối Internet. Đối
với người dạy cần sở hữu các công thụ thiết kế khóa học, các phần mềm để thiết kế nội dung học tập
- Nguồn lực con người
+ Người quản trị: yêu cầu phải nắm vững chương trình đào tạo, nghiệp
vụ quản lý đào tạo, có chuyên môn về công nghệ thông tin và quản lý hệ thống học tập.
+ Người dạy: bên cạnh việc nắm vững nội dung kiến thức, kỹ năng sư
phạm tốt thì người dạy còn phải sử dụng thường xuyên và thành thạo các công cụ trong hệ thống học tập để xây dựng khóa học. Người dạy phải có tinh thần trách nhiệm, chủ động, có tư duy hệ thống về nội dung dạy học, khả năng tổ chức hoạt động và quản lý hoạt động của HS tốt. Đặc biệt người dạy cần thường xuyên tương tác, hỗ trợ kịp thời người học khi gặp phải những khúc mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Người học: cần trang bị cho mình những kiến thức , kỹ năng công
nghệ cơ bản về sử dụng hệ thống học tập (sử dụng máy vi tính, gửi email…), kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, khai thác, tổng hợp và trình bày thông tin. Yêu cầu quan trọng nhất đặt ra với người học là phải có tinh thần tự giác và tính chủ động cao. Chính quá trình tự mình lập kế hoạch học tập và thực hiện các nhiệm vụ học tập đó sẽ hoàn thiện kỹ năng tự học cho người học
Trên đây chúng tôi đã trình bày những giới thiệu khái lược về hệ thống quản lý học tập Moodle cùng những ưu thế trong triển khai khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Do đó, đây thực chất là gói phần mềm thiết kế để giúp đỡ các nhà giáo dục tạo các khóa học trực tuyến có chất
46
lượng. Nội dung cụ thể về cách thiết kế và sử dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học chúng tôi sẽ trình bày ở những chương tiếp theo