Những yêu cầu chung khi thiết kế khóa học:

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 48 - 52)

Khi thiết kế một khóa học E-learning trên nền hệ điều hành LMS Moodle người thiết kế cần phải lưu ý và tuân thủ một số yêu cầu về mặt nội dung và hình thức. Nội dung những yêu cầu chi tiết được thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng: 2.2. Yêu cầu thiết kế của khóa học E-learning

Tiêu chí Yêu cầu chi tiết

Yêu cầu về mặt nội dung

1. Cung cấp đầy đủ thông tin về khóa học:

- Thể hiện rõ ràng mục tiêu khóa học (objective)

- Những điều kiện tiên quyết khi tham gia khóa học (pre-

requisite knowledge)

- Thông tin mô tả tóm tắt về nội dung khóa học (brief

description)

- Thông tin đánh giá của khóa học

- Thông tin về bản quyền

2. Cung cấp đầy đủ hướng dẫn học tập

- Giới thiệu về giao diện, cách thức sử dụng

- Giới thiệu về kế hoạch học tập: thời gian và nhiệm vụ cần hoàn thành

- Hướng dẫn cụ thể một số hoạt động học tập và các tiêu chí kiểm tra, đánh giá tương ứng.

2. Đảm bảo tính tương tác

- Tương tác giữa HS – Nội dung khóa học – GV

- Tương tác giữa hoạt động học tập trên LMS Moodle và hoạt

động học tập với hình thức học tập khác (blended learning)

47

liên kết hóa nội dung

hành thao tác khoanh vùng, tổ chức lại thành những khối nội dung theo cụm vấn đề có liên hệ chặt chẽ với nhau. Đơn cử như một bài học phải đảm bảo:

+ Khối nội dung lý thuyết

+ Khối nội dung nghiên cứu

+ Khối thực hành

+ Khối học liệu

3. Tài nguyên học tập phong phú

- Đa dạng về nội dung: tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo

- Đa dạng về loại hình: tài liệu in, tài liệu điện tử (bài giảng,

video, ebook…)

Yêu cầu về mặt hình thức

1. Đảm bảo tính khả dụng

- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

- Thuận tiện khi duyệt qua nội dung học tập (interface)

2. Cấu trúc rõ ràng, logic

- 1 khóa học (course) là tập hợp các phần (section)

- 1 phần (section) bao gồm tập hợp nhiều chủ đề (topic)

- 1 chủ đề (topic) bao gồm tập hợp các hoạt động học tập

(educational activities)

- 1 hoạt động học tập (educational activity) bao gồm tập hợp các hành động, thao tác (primitive activities)

Như vậy, trong quá trình xây dựng khóa học VHDG, GV cần thiết kế cấu trúc và tổ chức các hoạt động trên cơ sở chú trọng đến những yêu cầu về nội dung và hình thức kể trên.

2.2.3. Khả năng áp dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần VHDG (Chương trình Ngữ văn 10, tập 1) trên LMS Moodle.

Khi tiến hành khảo sát phần VHDG (Chương trình Ngữ văn 10, tập 1), chúng tôi nhận thấy:

48

Thứ nhất, phần VHDG là phần mở đầu trong chương trình Ngữ Văn

lớp 10 nói riêng, chương trình Ngữ văn của bậc học THPT nói chung. Do đó, nhiệm vụ cơ bản của học phần này không chỉ là trang bị kiến thức mà còn là kỹ năng tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại, kỹ năng tiếp nhận và giải quyết vấn đề làm tiền đề cho những học phần sau. Chính vì vậy, việc chú trọng rèn kỹ năng tự học cho HS ở giai đoạn này là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ tối ưu hóa mục tiêu dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức theo định hướng mà quan trọng hơn là tạo nền móng vững chắc về kỹ năng cho HS trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ hai, về mặt thời lượng: theo phân phối chương trình, thời lượng

học tập phần VHDG trên lớp giới hạn trong 20 tiết/ 11 tuần. Thời lượng ngắn để giảng dạy những nội dung kiến thức lớn khiến GV bị chi phối và bắt buộc phải tiết chế lượng thông tin đưa ra trong khuôn khổ một giờ dạy. Bởi vậy, vấn đề định hướng quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà của HS là vấn đề cần được quan tâm và chú trọng. Với những hoạt động được thiết kế mang tính tương tác và định hướng cao, khi học tập trên LMS Moodle HS có thể tự học hiệu quả ở mọi lúc, mọi nơi mà không bị hạn chế về mặt thời gian tiết học.

Thứ ba, về mặt đặc trưng tính chất: VHDG là những tác phẩm nghệ

thuật ngôn từ truyền miệng, sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, thể hiện nhận thức, tư tưởng tình cảm của nhân dân lao động về tự nhiên, xã hội nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng

đồng. Như vậy, sinh hoạt cộng đồng là môi trường sinh thành, lưu truyền,

biến đổi của VHDG. Cùng với đó 2 đặc tính quan trọng nhất cần được chú

trọng là tính truyền miệng và tính tập thể. Dạy học E-learning, với việc hình

thành cộng đồng học tập trực tuyến theo nguyên tắc cùng kiến tạo kiến thức nghĩa là chúng ta đã đưa việc dạy học phần VHDG về gần với đặc trưng tính chất của nó nhất. Mặt khác, HS hiện nay được tiếp cận với công nghệ hiện đại, văn hóa hiện đại mà đôi khi chưa có sự chú trọng đúng mức với văn hóa truyền thống, nhất là với một học phần không nằm trong nội dung thi Đại học.

49

Triển khai khóa học E-learning với học phần VHDG đồng nghĩa với việc chúng ta đang thực hiện kết nối nội dung truyền thống và phương pháp hiện đại. Đây là một giải pháp thích hợp để kích thích hứng thú học tập và sáng tạo của HS trong bối cảnh hiện nay.

Thứ tư, về đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT: Theo tâm lý học, lứa

tuổi HS THPT thuộc vào giai đoạn đầu của tuổi thanh niên (thời kỳ từ 15-18 tuổi). Đây là thời kỳ năng lực trí tuệ của các em đã phát triển cao. Cảm giác và tri giác của lứa tuổi này đã đạt mức độ của người lớn, năng lực cảm thụ được nâng lên rõ rệt. Mặt khác, ở thời kỳ này HS đã có khả năng tư duy lý luận, trừu tượng độc lập sáng tạo. Những năng lực như phân tích, so sánh, tổng hợp cũng phát triển giúp các em có thể giải quyết được những nhiệm vụ trí tuệ ngày một khó khăn và phức tạp hơn. Đặc biệt, sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS THPT. Các em đã nhận thức được cái Tôi của mình trong hiện tại và vị trí của mình trong xã hội, tương lai. Do vậy giáo dục HS ở lứa tuổi này GV cần lắng nghe, tôn trọng HS, chú ý hỗ trợ các em phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của mình, nhìn nhận, đánh giá các vấn đề một cách khách quan. Ngoài ra trong lĩnh vực giao tiếp và đời sống tình cảm đây là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Vì vậy, GV cũng cần chú ý đến ảnh hưởng của nhóm, tổ chức cho các nhóm HS tham gia vào các hoạt động tập thể. Xây dựng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học là giải pháp vừa giúp định hướng hoạt động tự học, phát huy sự tự ý thức của HS vừa giúp GV theo dõi sát những biến đổi tâm lý của HS qua giao kết bạn bè trong các nhóm. Thêm vào đó, ở lứa tuổi HS THPT việc học tập có chủ đích gắn với định hướng nghề nghiệp đã trở nên rõ nét. Các em thường có hứng thú đặc biệt với các hoạt động mang tính thời thượng, hướng đến tương lai chứ ít quan tâm đến quá khứ. Bởi vậy, việc đưa công nghệ thông tin vào hỗ trợ tự học là một cách để khơi gợi hứng thú học tập, tránh thái độ nhàm chán, hờ hững với một nội dung vốn được các em cho rằng đã cũ, ít hữu ích trong thời điểm hiện tại.

50

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)