Bước 2: Khai thác khóa học

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 74 - 83)

73

- Cung cấp hệ thống thông tin về các chủ đề

- Khai triển các nội dung, giúp HS lĩnh hội kiến thức về các chủ đề thông qua hệ thống nhiệm vụ học tập.

- Tạo cơ hội để HS có thể tự học, tự nghiên cứu và cùng kiến tạo kiến thức

2.3.2.2. Nguyên lý tổ chức khai thác khóa học

- Đúng mục đích: trong quá trình sử dụng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học GV cần lưu ý bám sát vào các mục tiêu dạy học, khai thác hiệu quả những thế mạnh mà khóa học mang lại nhưng đồng thời tránh lạm dụng quá mức, đảm bảo nguyên tắc đa giác quan hóa, đa dạng hóa hoạt động

- Đúng lúc, đúng chỗ: lựa chọn hình thức dạy học phải phù hợp với các hoạt động triển khai nội dung tương ứng. Trong quá trình thiết kế chúng tôi đã đề xuất danh mục nội dung và hoạt động GV có thể áp dụng. Tùy từng đối tượng HS mà GV có thể lựa chọn áp dụng cho phù hợp. Đặc biệt cần tránh sử dụng quá liều lượng, thứ tự triển khai logic, tần suất sử dụng hợp lí.

- Khả thi, vừa sức: tỉ lệ phân phối nội dung và hoạt động trong khóa học phải phù hợp với năng lực, trình độ của người dạy và người học, tránh đặt ra các yêu cầu quá khó hoặc vượt quá xa khả năng. Thêm vào đó phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất của nhà trường và người học để đề ra phương án thực hiện hợp lý. Lộ trình kết hợp phải đi từ dễ đến khó, dung lượng từ ít đến nhiều. Đặc biệt phải chú trọng tạo điều kiện để HS thích nghi với hệ thống chứ không nên ngay lập tức triển khai quá nhiều hoạt động. Theo đó, lộ trình kết hợp nên tiến hành theo 3 bước

+ Bước 1 - Làm quen: Trong bước này, người dạy và người học được tiếp xúc với với mạng Internet và những yếu tố của khóa học. Rèn luyện thói quen và những kỹ năng sử dụng cần thiết.

+ Bước 2 - Thử nghiệm: Tiến hành triển khai thí điểm một số nội dung, xem xét kết quả, phân tích và rút ra nhận định làm cơ sở cho sự điều chỉnh cải tiến các nội dung học.

74

+ Bước 3 - Triển khai: Áp dụng triển khai thực tế các hình thức kết hợp trong quá trình dạy học, thường xuyên nghiên cứu, cải tiến mô hình sao cho phù hợp.

2.3.2.3. Hoạt động của GV và HS:

Đây là bước diễn ra những hoạt động trọng tâm của khóa học. Trong bước triển khai khóa học hoạt động của GV và HS được triển khai lần lượt theo 6 chủ đề. Mỗi chủ đề sẽ bao gồm 3 giai đoạn cơ bản tương ứng với 3 giai đoạn của chu trình tự học:

- Giai đoạn tự nghiên cứu: Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp có vai trò quan trọng chi phối trực tiếp đến hứng thú và khả năng tiếp thu bài trên lớp. Tuy nhiên hiện nay hoạt động này thường được HS làm với tư tưởng chống đối, sao chép kiến thức từ sách tham khảo. Bởi vậy giai đoạn tự nghiên cứu trong khóa học trực tuyến đóng vai trò đa dạng hóa việc chuẩn bị bài, tạo tâm thế tốt cho HS trước khi đến lớp. Với mỗi nội dung kiến thức GV sẽ yêu cầu thực hiện các hoạt động tương ứng đề giúp HS tìm hiểu và khám phá. Một số hoạt động thường được triển khai là: theo dõi đề cương bài giảng, theo dõi bài giảng trực tuyến, viết bài tóm tắt về nội dung kiến thức, tổng thuật các ý kiến xoay xung quanh nội dung, tham gia chia sẻ ý kiến cá nhân về một vấn đề GV đưa ra trong các diễn đàn, chủ đề, …

- Giai đoạn tự thể hiện: Đây là những hoạt động thể hiện rõ nhất

nguyên tắc “Cùng kiến tạo kiến thức”. Hoạt động nổi bật của trong nhóm này

là hướng dẫn HS thực hiện các bài tập theo chủ đề, thực hiện bảng thuật thuật ngữ và từ điển mở xung quanh nội dung học tập qua công cụ wiki và glossary…Ngoài ra quá trình tự học, tự nghiên cứu còn được thể hiện thông qua việc bộc lộ ý kiến cá nhân, trao đổi tương tác với những vấn đề được đặt ra trên diễn đàn.

- Giai đoạn tự kiểm tra, điều chỉnh: Sau khi diễn ra giờ học trên lớp HS có thể tự kiểm tra kiến thức của mình thông qua các bài kiểm tra trắc nghiệm hoặc thực hiện những bài kiểm tra tự luận theo yêu cầu của GV.

75

Trên cơ sở phần nội dung đã xây dựng của khóa học đã trình bày ở trên, chúng tôi xin đề xuất những hoạt động đặc thù của 3 giai đoạn này như sau:

Bảng: 2.9. Hoạt động của GV và HS trong bước khai thác khóa học

Tự nghiên cứu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Công cụ Thời điểm

- Tải tài nguyên lên hệ thống

+ Đề cương bài giảng +Tài liệu lý thuyết về chủ đề (dạng tập tin hoặc trang tin)

+ Danh mục tài liệu tham khảo

- Đọc và tải về các tài nguyên thuộc chủ đề - Thêm một tài nguyên (Add an activity) - Trước khi tiến hành giờ học trên lớp

- Thông báo nội dung và yêu cầu bài tập (dạng tải file, thực hiện bài viết trực tuyến) thuộc phạm vi tìm hiểu tác phẩm, hướng dẫn thực hiện và thời hạn hoàn thành. Vd: tóm tắt truyện cổ tích Tấm Cám, sưu tầm các dị bản về truyện cổ tích Tấm Cám…. - Trả lời những thắc mắc của HS về yêu cầu bài tập (nếu có)

- Truy cập diễn đàn, nhận nhiệm vụ - Tra cứu tài liệu, thực hiện bài tập đúng yêu cầu của GV

- Thông báo mới nhất - Module Bài tập (Assignment) - Trước khi tiến hành giờ học trên lớp GIAI ĐOẠN 1

76

Tự thể hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Công cụ Thời điểm

- Thông báo thời gian và phương thức nộp bài tập/ sản phẩm

- Theo dõi thông báo và nộp bài tập/ sản phẩm đúng yêu cầu

- Thông báo mới nhất - Module Bài tập (Assignment) - Trước khi tiến hành giờ học trên lớp - Định hướng hoạt động trao đổi tương tác của HS + Tạo 1 diễn đàn hoặc một cuộc thảo luận trực tuyến, đưa ra chủ đề thảo luận và yêu cầu HS tham gia đóng góp ý kiến. Vd: GV tạo diễn đàn với chủ đề “Vai trò của Bụt trong truyện Tấm Cám như thế nào”?

+ Theo dõi ý kiến bình luận của học sinh và có nhận xét, điều chỉnh kịp thời + Tham gia đóng góp ý kiến trong diễn đàn và cuộc thảo luận - Module Diễn đàn (Forum) - Module Phòng học trực tuyến (Chat) - Trước khi tiến hành giờ học trên lớp - Phân nhóm học tập và thông báo nhiệm vụ thực hiện glossary và wiki của chủ đề của từng nhóm.

- Nhận nhóm học tập, tạo diễn đàn/ thảo luận trao đổi của nhóm về nội dung thực hiện glossary và wiki của

- Tạo nhóm (Groups) - Tạo một hoạt động (Add a activity) - Module Diễn - Trước/ sau khi tiến hành giờ học trên lớp GIAI ĐOẠN 2

77

- Theo dõi các cuộc thảo luận được lưu lại và phản hồi thắc mắc của HS (nếu có) nhóm mình. - Trong trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, truy cập diễn đàn của chủ đề và để lại câu hỏi

đàn (Forum)

Tự kiểm tra, điều chỉnh

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Công cụ Thời điểm

- Tải tài nguyên lên hệ thống:

+ Bài giảng e-learning + Slide bài giảng

- Tự ôn tập với bài giảng trực tuyến/ slide bài giảng

Module Bài

giảng (Lessons)

- Sau khi tiến hành giờ học trên lớp

- Công bố đáp án và barem điểm cho các bài tập đã yêu cầu

- Công bố bài tập sau khi GV chấm và chữa lỗi

- Theo dõi đáp án, đối chiếu với bài tập của mình và có những phản hồi

- Nhận bài và kiểm tra lại các lỗi đã mắc phải, điều chỉnh, rút kinh nghiệm - Đọc và học tập những bài có kết quả tốt - Module Bài tập (Assignment)

- Sau khi tiến hành giờ học trên lớp

Để có một cái nhìn tường minh hơn chúng tôi xin được minh họa cụ thể các hoạt động trong khâu triển khai khóa học với chủ đề mẫu truyền thuyết như sau:

78

Bảng: 2.10. Hoạt động của GV và HS trong bước khai thác chủ đề Truyền thuyết

Chủ đề 3: Truyền thuyết Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Công cụ

- Tải tài nguyên lên hệ thống + Đề cương bài giảng truyền thuyết

“Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ”

+ Tài liệu lý thuyết về chủ đề (dạng tập tin hoặc trang tin): giới thuyết về thể loại truyền thuyết (đặc sắc về nội dung và nghệ thuật)

+ Danh mục tài liệu tham khảo: tài liệu sách báo, ebook, trang web…

- Đọc và tải về các tài nguyên thuộc chủ đề

- Thêm một tài

nguyên (Add an

activity)

- Thông báo nội dung và yêu cầu bài tập (dạng tải file, thực hiện bài viết trực tuyến) thuộc phạm vi tìm hiểu tác phẩm.

+ Bài tập cá nhân: Tóm tắt tác

phẩm “Truyện An Dương Vương

và Mị Châu – Trọng Thủy”. Sưu

tầm một số bài thơ viết về mối tình Mị Châu – Trọng Thủy. (Hình thức: gửi file).

+ Bài tập nhóm: sưu tầm những tư liệu lịch sử về An Dương Vương, thành Cổ Loa…trong thực tế. Hình thức trình bày do nhóm lựa chọn. - Trả lời những thắc mắc của HS về yêu cầu bài tập (nếu có)

- Truy cập diễn đàn, nhận nhiệm vụ

+ Thực hiện bài tập cá nhân

+ Thực hiện bài tập nhóm (clip, bộ sưu tập tài liệu dạng file

- Thông báo mới nhất

- Module Bài tập

79

Giai đoạn 2: Tự thể hiện

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Công cụ

- Thông báo hạn, phương thức nộp bài tập cá nhân và bài tập nhóm

- Theo dõi thông báo và hoàn thành đúng yêu cầu

- Thông báo mới nhất

- Module Bài tập

(Assignment)

- Định hướng hoạt động trao đổi tương tác của HS

+ GV tạo diễn đàn với chủ đề “Vai

trò của yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết”?

+ GV tạo một cuộc thảo luận với

chủ đề “Nếu em là An Dương

Vương khi biết tin con gái mình đã làm lộ bí mật quốc gia, em sẽ làm gì?”

+ Theo dõi ý kiến bình luận của học sinh và có nhận xét, điều chỉnh kịp thời

+ Tham gia đóng góp ý kiến cá nhân trong diễn đàn và cuộc thảo luận

- Module Diễn đàn (Forum) - Module Phòng học trực tuyến (Chat) - Phân lại nhóm học tập (Nhóm học tập được xáo trộn 2 chủ đề/ 1 lần) - Thông báo nhiệm vụ thực hiện bảng thuật ngữ liên quan và từ điển mở theo chủ đề của từng nhóm. Tùy theo số lượng nhóm mà phân bố lượng nhiệm vụ cho phù hợp.

+ Thực hiện từ điển mở: Việt

Thường, Loa Thành, trai giới, rùa Vàng, Thanh Giang, sừng tê, ngọc thạch….

+ Thực hiện bảng thuật ngữ liên

- Nhận nhóm học tập

- Tạo diễn đàn/ thảo luận trao đổi của nhóm về nội dung thực hiện glossary và wiki của nhóm mình. - Tạo nhóm (Groups) - Tạo một hoạt động (Add a activity) - Module Diễn đàn (Forum)

80

quan: truyền thuyết, yếu tố lịch sử

cốt lõi, yếu tố thần kỳ, hóa thân...

- Theo dõi các cuộc thảo luận được lưu lại và phản hồi thắc mắc của HS (nếu có)

- Thông báo nhiệm vụ thực hiện dự

án: Bí mật Cổ Loa Thành. Hình

thức tập san/ clip

(Giới thiệu về thành Cổ Loa, tư liệu về thời kỳ An Dương Vương, nỏ liên châu, những di tích hiện còn ở Cổ Loa…)

- Trong trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc, truy cập diễn đàn của chủ đề và để lại câu hỏi

- Thực hiện bài tập dự án theo yêu cầu.

Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, điều chỉnh

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Công cụ

- Tải tài nguyên lên hệ thống: Bài

giảng Truyện An Dương Vương và

Mị Châu, Trọng Thủy.

- Tự ôn tập với bài giảng trực tuyến/ slide bài giảng

Module Bài

giảng (Lessons)

- Công bố đáp án và barem điểm cho các bài tập đã yêu cầu:

Từ truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, em hãy rút ra bài học ý nghĩa về dựng nước và giữ nước. Liên hệ với thực tế lịch sử Việt Nam.

- Công bố bài tập sau khi GV chấm và chữa lỗi

- Theo dõi đáp án, đối chiếu với bài tập của mình và có những phản hồi

- Nhận bài và kiểm tra lại các lỗi đã mắc phải, điều chỉnh, rút kinh nghiệm - Đọc và học tập những bài có kết quả tốt - Module Bài tập (Assignment) 2.3.2.4. Hướng dẫn thực hiện

81

- Thời điểm: trước và sau khi tiến hành bài giảng trên lớp.

- Phương án thực hiện: với những hoạt động giai đoạn 1, GV cần thông báo và giới hạn thời hạn hoàn thành trước bài giảng trên lớp. Bởi lẽ đây là những hoạt động yêu cầu học sinh phải tự tìm hiểu trước những vấn đề cơ bản về bài học. Tính chất hoạt động chủ yếu là yêu cầu đọc, tìm hiểu tư liệu và nắm những vấn đề khái quát. Những hoạt động giai đoạn 2 được thực hiện sau khi tiến hành bài giảng trên lớp. Đây là nhóm hoạt động hỗ trợ việc tự học và được nâng cao dần về độ khó: tự học lại với bài giảng trực tuyến để nắm chắc vấn đề  sử dụng những hiểu biết đã thu nhận để đưa ra và bảo vệ ý kiến cá nhân  cùng kiến tạo kiến thức thông qua trao đổi tương tác …Trong quá trình thực hiện GV phải là người đóng vai trò điều phối và theo dõi chặt chẽ các hoạt động, kịp thời có những ý kiến tác động nếu HS gặp khó khăn hoặc suy giảm hứng thú.

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)