Quy trình thiết kế

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 52 - 68)

2.2.4.1. Điều tra nhu cầu và khả năng của HS

Trên thực tế, khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Trong quá trình giảng dạy, GV đáp ứng được nhu cầu học tập của HS sẽ giúp các em có hứng thú khi tham gia hoạt động học tập. Mặt khác, một khóa học E-learning muốn diễn ra hiệu quả đòi hỏi HS phải có những điều kiện tiên quyết như: khả năng sử dụng phương tiện công nghệ (tối thiểu là máy vi tính và internet), khả năng lên kế hoạch học tập và tự học theo định hướng…Vì vậy trước khi thiết kế và tổ chức khóa học GV cần phải điều tra nhu cầu và khả năng của HS theo 2 cụm vấn đề lớn: nhu cầu và khả năng của HS.

- Điều tra nhu cầu:

GV cần điều tra nhu cầu lĩnh hội của học sinh trên phương diện kiến thức, kỹ năng, hình thức học tập và phương pháp giảng dạy. Những thông tin phản hồi thông qua quá trình điều tra sẽ cung cấp cho GV những kỳ vọng của HS về khóa học. Đây là cơ sở để GV điều chỉnh trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học.

- Điều tra khả năng của HS:

GV cần nắm được khả năng của HS tại thời điểm trước khi bắt đầu khóa học. Các khía cạnh cần điều tra bao gồm: lực học bộ môn Ngữ văn của HS trước khi tham gia khóa học, khả năng sử dụng phương tiện công nghệ, khả năng lập kế hoạch học tập và tự học có định hướng

Về hình thức điều tra: GV điều tra thông qua các phiếu khảo sát trực tiếp (mẫu phiếu khảo sát xem trong phụ lục). Thông qua kết quả điều tra GV sẽ xác định được những nhu cầu của người học để thiết kế khóa học sao cho hiệu quả. Đồng thời việc nắm bắt được khả năng của HS giúp GV có thể lên kế hoạch thực hiện các hoạt động bổ trợ trước khi bước vào khóa học và phân vùng trình độ HS khi triển khai nội dung khóa học.

51

2.2.4.2. Xây dựng mục tiêu khóa học VHDG

Căn cứ vào mục tiêu chương trình, khóa học VHDG trên LMS Moodle cần phải đạt những mục tiêu cụ thể như sau:

Bảng: 2.3. Mục tiêu khóa học VHDG trên LMS Moodle

MỤC TIÊU KHÓA HỌC

Về kiến thức

- Cung cấp những kiến thức khái quát về VHDG: khái niệm, đặc trưng, hệ thống thể loại, giá trị cơ bản của VHDG trong mối quan hệ với văn học viết và đời sống dân tộc.

- Trang bị những kiến thức về đặc trưng các thể loại VHDG - Vận dụng nhận diện và phân tích được các tác phẩm trong chương trình VHDG theo đúng đặc trưng thể loại. Trên cơ sở đó HS có khả năng nhận diện và tìm hiểu thêm các tác phẩm khác cùng thể loại

- Xây dựng kho tư liệu về học phần VHDG

- Biết so sánh và tìm ra mối liên hệ giữa VHDG và văn học viết, giữa VHDG Việt Nam và VHDG thế giới

Về kỹ năng - Nhóm kỹ năng liên quan đến bài học: kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng cảm thụ văn học, kĩ năng phân tích tác phẩm VHDG trên các phương diện nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật diễn xướng, văn hóa, kỹ năng tổng hợp, so sánh, đánh giá….

- Nhóm kỹ năng mềm: kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng lập kế hoạch và hoạt động nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo…đặc biệt là kỹ năng tự học hiệu quả

Về thái độ

- Giúp cho HS xây dựng tư tưởng trân trọng những sáng tạo truyền miệng của nhân dân từ trước đến nay.

- HS biết khẳng định bản sắc văn hóa của một quốc gia độc lập, đa tộc người trong tiến trình hội nhập văn hóa thế giới.

- HS sẵn sàng ứng dụng giá trị truyền thống cho việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại

52

2.2.4.3. Lựa chọn hình thức thiết kế khóa học VHDG

Moodle cung cấp cho người tạo khóa học 2 lựa chọn linh hoạt để thiết kế nội dung: thiết lập theo tuần (week) và thiết lập theo chủ đề (topic).

- Thiết lập theo chủ đề (topic)

+ Với hình thức này GV sẽ chia toàn bộ nội dung chương trình thành những cụm vấn đề lớn. Từ những cụm vấn đề đó lại phân tách thành những vấn đề nhỏ hơn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mô hình cấu trúc của một chủ đề được thể hiện trong hình sau:

Sơ đồ: 2.1. Mô hình khóa học theo chủ đề

Minh họa khóa học thiết lập theo chủ đề (Topic)

Hình: 2.1. Khóa học thiết lập theo chủ đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chủ đề X

Khối lý thuyết

Nội dung A Nội dung B

Khối thực hành

Khối tự học, tự nghiên cứu

53

+ Ưu điểm: Cách thiết lập này cung cấp cho HS một cách nhìn tổng

quan và có sự đối sánh giữa những nội dung được học. Ngoài ra nó sẽ phát huy tối đa hiệu quả khi sử dụng khóa học ứng dụng LMS Moodle như một công cụ bổ trợ quá trình dạy học trên lớp và hỗ trợ HS học tập tại nhà.

+ Thách thức: đặc điểm của dạy học theo chủ đề là kiến thức được sắp

xếp theo trật tự phi tuyến. Chính điều này đòi hỏi GV phải hệ thống hóa lượng kiến thức đã có theo từng vấn đề/ cụm vấn đề.

- Thiết lập theo tuần (week)

+ Với hình thức này, GV sẽ chia toàn bộ nội dung học tập thành những khối nội dung tương ứng với những nhiệm vụ nhỏ phân theo từng tuần. Mô hình cấu trúc nội dung theo tuần được thể hiện trong hình sau:

Sơ đồ: 2.2. Mô hình khóa học theo tuần

Minh họa khóa học theo tuần:

Hình: 2.2. Khóa học thiết lập theo tuần

Tuần X

Hoạt động 1

Hoạt động 2 Hoạt động 3

54

+ Ưu điểm: những nội dung theo tuần rất rõ ràng có thể trợ giúp đắc lực

cho HS trong việc xây dựng kế hoạch học tập. GV có thể tuân thủ tiến trình trong phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT. Cách làm này thích hợp với việc sử dụng khóa học trên nền LMS Moodle để thay thế cho cách học trên lớp truyền thống.

+ Thách thức: việc phân phối và tổ chức các nội dung trong từng tuần

phải được tính toán hết sức kỹ lưỡng để có thể đảm bảo kiến thức cho HS sau khi khóa học kết thúc. Mặt khác việc quản lý HS là tương đối khó khăn.

Như vậy, tùy theo yêu cầu và mục đích khóa học mà người dạy có thể lựa chọn kiểu thiết lập nội dung sao cho phù hợp. Với mục đích xây dựng khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần VHDG chúng tôi xin đề xuất việc thiết kế nội dung theo chủ đề bởi 2 lý do:

- Thứ nhất: ngay từ đầu chúng tôi đã xác định mục đích sử dụng khóa

học như một công cụ hỗ trợ quá trình dạy học trên lớp và tự học, tự nghiên cứu ở nhà do đó quá trình dạy-học trên LMS Moodle không phải là lặp lại những gì đã triển khai trên lớp mà phải nâng cao lên một mức độ mới.

- Thứ hai: thiết lập theo chủ đề cho phép người dạy và người học triển

khai hoạt động dạy học theo những vấn đề có tính chất khái quát, logic. Qua những chủ đề GV đặt ra, HS sẽ nắm được những vấn đề cốt yếu mang tính đặc thù của nội dung mình tham gia học tập

2.2.4.4. Xây dựng nội dung chủ đề cho khóa học VHDG

Đối với khóa học được xây dựng theo các chủ đề thì việc xây dựng nội dung chịu sự chi phối trực tiếp của mục tiêu dạy học cũng như ý đồ kịch bản dạy học mà GV định áp dụng với từng loại đối tượng HS. Đối với khóa học VHDG áp dụng cho đối tượng HS ban cơ bản, chúng tôi lựa chọn trật tự xây dựng nội dung đi từ khái quát đến cụ thể và phân chia theo đặc trưng thể loại của phần VHDG. Bởi lẽ, thể loại là đơn vị cơ sở của VHDG và việc giảng dạy các tác phẩm VHDG trong chương trình cũng phải được chú ý bám sát các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

55

đặc trưng này. Sau khi tiến hành nghiên cứu, phân tích chương trình chúng tôi xin đề xuất khóa học VHDG với 6 chủ đề cụ thể như sau:

Sơ đồ: 2.3. Cấu trúc nội dung khóa học VHDG trên LMS Moodle

Mỗi một chủ đề trong một khóa học trực tuyến thông thường sẽ bao gồm 4 khối nội dung xác định: Khối lý thuyết, Khối thực hành, Khối tự học, tự nghiên cứu và Khối học liệu để hướng dẫn HS trong quá trình học tập. Tuy nhiên, để tập trung vào mục tiêu xây dựng khóa học trực tuyến hỗ trợ HS tự học chúng tôi đề xuất thiết kế 3 khối nội dung: khối học liệu, khối tự học, tự nghiên cứu và khối kiểm tra đánh giá. Cụ thể như sau:

- Khối học liệu chính là hệ thống tài liệu hướng tới mục tiêu phục vụ giai đoạn tự nghiên cứu trong quy trình tự học. Khối bao gồm: đề cương bài giảng, bài trình chiếu power point, bài giảng E-learning, các bài viết phê bình, đánh giá, những vấn đề lý thuyết liên quan đến nội dung chủ đề, danh mục tài liệu tham khảo…

- Khối tự học, tự nghiên cứu bao gồm các bài tập thực hành, các câu hỏi cho chủ đề hoặc các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu theo yêu cầu của GV. Hệ thống bài tập và nhiệm vụ cần cụ thể, đáp ứng mục tiêu và hướng tới việc xây dựng hệ thống kỹ năng tự học cho HS. Các hoạt động này hỗ trợ trực tiếp giai đoạn tự thể hiện trong quy trình tự học.

KHÓA HỌC VĂN HỌC DÂN GIAN (NGỮ VĂN 10-CƠ BẢN) Chủ đề 1: Khái quát VHDG Việt Nam

Chủ đề 2: Sử thi

Chủ đề 3: Truyền thuyết Chủ đề 4: Truyện cổ tích

Chủ đề 6: Ca dao Chủ đề 5: Truyện cười

56

- Khối kiểm tra – đánh giá bao gồm: bài tập trắc nghiệm, bài tập tự luận, trò chơi kiến thức….hỗ trợ giai đoạn tự kiểm tra, điều chỉnh của quá trình tự học.

Để có cái nhìn tường minh hơn chúng tôi xin đề xuất danh mục các nội dung GV có thể lựa chọn để tổ chức thực hiện trong phạm vi khóa học VHDG. Những hoạt động này được thiết kế trên cơ sở hướng tới 4 nhóm kỹ năng cơ bản, quan trọng của tự học:

-Nhóm 1: Dạng hoạt động xây dựng kỹ năng tích lũy thông tin. -Nhóm 2: Dạng hoạt động xây dựng kỹ năng xử lý thông tin

-Nhóm 3: Dạng hoạt động xây dựng kỹ năng tạo lập sản phẩm mới -Nhóm 4: Dạng hoạt động xây dựng kỹ năng kiểm tra đánh giá Cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Nội dung hoạt động triển khai trong khối tự học, tự nghiên cứu

Nhóm Nội dung hoạt động

Nhóm1: Dạng tích lũy thông tin

- Sưu tầm, tìm kiếm thông tin

+ Sưu tầm đoạn trích, tác phẩm hoàn chỉnh, các dị bản khác nhau của tác phẩm VHDG.

+ Sưu tầm những thông tin ngoài văn bản như môi trường diễn xướng, đặc trưng văn hóa gắn với tác phẩm….

+ Sưu tầm những bài viết nghiên cứu, phê bình xoay quanh các vấn đề mà tác phẩm đặt ra.

- Khai thác thông tin cơ bản + Tóm tắt văn bản văn xuôi

+ Chỉ ra điểm khác nhau giữa các dị bản

+ Tìm tình huống, tình tiết có vai trò quan trọng trong cốt truyện hoặc các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

Nhóm 2: Dạng xử lý thông tin

- Phân tích nhân vật, tình huống, hình ảnh…đánh giá và chỉ ra ý nghĩa nhân sinh mà tác giả dân gian

57

gửi gắm.

- Đối chiếu so sánh bản kể SGK với các bản kể lưu truyền trong cuộc sống để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt. Từ đó thử lý giải và chỉ ra ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Liên hệ với các tác phẩm VHDG của các dân tộc khác và trên thế giới để tìm ra sự tương đồng về motip…

- Đưa ra một nhận định hoặc vấn đề tranh cãi xoay quanh tác phẩm, phân tích chứng minh và đưa ra cách hiểu hợp lý.

Nhóm 3: Dạng xây dựng sản phẩm mới

- Thực hiện sản phẩm dự án: xây dựng clip giới thiệu về 1 loại hình VHDG, làm tờ rơi quảng bá, tập san….

- Viết bài cảm nhận cá nhân hoặc sáng tác thơ về tác phẩm VHDG.

- Xây dựng đề cương bài học.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi bài học.

- Thực hiện wiki, glossary liên quan đến bài học. Nhóm 4: Dạng hoạt động

xây dựng kỹ năng kiểm tra đánh giá

- Bài tập trắc nghiệm: lựa chọn đáp án đúng, điền khuyết, ghép câu….

- Bài tập tự luận

- Bài tập thực hành đánh giá, nhận xét bài làm của bạn

Dựa trên cơ sở này chúng tôi xin đề xuất phương án xây dựng nội dung chi tiết của các chủ đề thuộc học phần VHDG trong bảng dưới đây:

58

Bảng: 2.5. Nội dung chủ đề khóa học VHDG

Chủ đề 1: Khái quát VHDG Việt Nam

Khối học liệu

- Đề cương bài giảng: Khái quát VHDG Việt Nam

- Slide bài giảng: Khái quát VHDG Việt Nam

- Danh mục tài liệu tham khảo

- Bài viết tham khảo:

+ Khái niệm và đặc trưng cơ bản của VHDG

+ Hệ thống thể loại của VHDG Việt Nam

+ Những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam

Khối tự học, tự nghiên cứu

- Lập sơ đồ tư duy tổng kết nội dung bài học (có hướng dẫn kèm theo)

- Xây dựng hệ thống câu hỏi cho chủ đề

- Thực hiện wiki: diễn xướng dân gian, sinh hoạt cộng đồng,

- Thực hiện glossary: VHDG, dị bản, tính truyền miệng, tính tập thể, tính nguyên hợp…

Khối kiểm tra -đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bài tập trắc nghiệm

- Trò chơi giải ô chữ

Chủ đề 2: Sử thi

Khối học liệu - Đề cương bài giảng: Chiến thắng Mtao- Mxây”, “Uy-lít-xơ trở

về”, “Ra-ma buộc tội”

- Slide bài giảng: Chiến thắng Mtao- Mxây”, “Uy-lít-xơ trở về”,

“Ra-ma buộc tội”

- Tài liệu tham khảo

+ Giới thuyết về loại tác phẩm sử thi anh hùng và 3 tác phẩm Đăm-Săn, Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na

59

+ Các vấn đề về nội dung của sử thi anh hùng (đề tài, chủ đề, hình tượng nhân vật anh hùng, thế giới quan cộng đồng…)

+ Những đặc điểm nghệ thuật của sử thi anh hùng: nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn ngữ….

Khối tự học, tự nghiên cứu

- Sưu tầm tác phẩm hoàn chỉnh và các hình ảnh minh họa lưu truyền trong dân gian.

- Tóm tắt 3 đoạn trích “Chiến thắng Mtao- Mxây”, “Uy-lít-xơ

trở về”, “Ra-ma buộc tội”

- Lập đề cương phân tích 3 đoạn trích “Chiến thắng Mtao-

Mxây”, “Uy-lít-xơ trở về”, “Ra-ma buộc tội” theo những đặc

trưng về nội dung và nghệ thuật của thể loại sử thi

- Xây dựng hệ thống câu hỏi cho chủ đề

- Thực hiện wiki: tù trưởng, lễ hội cồng chiêng, Hô-me-rơ, Đăm Săn, Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na…

- Thực hiện glossary: sử thi, sử thi anh hùng, sử thi thần thoại, diễn xướng

Khối kiểm tra- đánh giá

- Bài tập trắc nghiệm

- Bài tập tự luận:

+ Viết cảm nhận về nhân vật mà em yêu thích

+ So sánh nhân vật người anh hùng trong sử thi Đăm Săn và người anh hùng trong sử thi Iliat và Ôđixê.

Chủ đề 3: Truyền thuyết

Khối lý thuyết

- Đề cương bài giảng: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trọng Thủy”

- Slide bài giảng: “Truyện An Dương Vương và Mị Châu –

60

- Tài liệu tham khảo

+ Giới thuyết về thể loại truyền thuyết và tác phẩm “Truyện An

Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thủy”

+ Yếu tố lịch sử và yếu tố thần kỳ trong truyền thuyết

+ Nội dung tư tưởng của truyền thuyết “Truyện An Dương

Vương và Mị Châu-Trọng Thủy”: bài học lịch sử về tinh thần

Một phần của tài liệu Thiết kế khóa học trực tuyến hỗ trợ tự học phần văn học dân gian chương trình Ngữ văn 10, tập 1 (Trang 52 - 68)