Trong chương trình VHDG (SGK Ngữ văn 10 – Ban cơ bản) HS được tìm hiểu khái quát về VHDG Việt Nam: những đặc trưng, hệ thống thể loại và những giá trị cơ bản của VHDG Việt Nam. Tiếp đó, sách giáo khoa đề xuất tìm hiểu một số văn bản tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại như sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ca dao…Để tạo ra một cách nhìn toàn diện và mang tính đối sánh, chương trình còn giới thiệu một số văn bản tác phẩm sử thi anh hùng Hi lạp, Ấn Độ. Cuối cùng là bài ôn tập tổng kết lại toàn bộ
41
học phần. Nói cách khác, các bài học trong phần VHDG được sắp xếp theo logic đi từ khái quát đến cụ thể và theo cụm thể loại. Tựu chung lại:
- Xét về mặt nội dung: phần VHDG gồm hai mảng chính + VHDG Việt Nam
+ VHDG nước ngoài.
- Xét về mặt loại thể: phần VHDG gồm 2 bộ phận chính
+ Tự sự dân gian: sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyền thuyết + Trữ tình dân gian: ca dao
Theo phân phối chương trình của Bộ GD&ĐT khối lượng kiến thức của học phần này sẽ được giảng dạy trên lớp trong 20 tiết/ 11 tuần. Ngoại trừ bài khái quát và ôn tập chúng ta có thể khái quát hệ thống văn bản tác phẩm phần VHDG theo bảng thống kê dưới đây:
Bảng: 2.1. Thống kê chi tiết học phần VHDG (SGK Ngữ văn 10- Cơ bản)
Phạm vi Thể loại VHDG Việt Nam VHDG nước ngoài Tự sự dân gian Sử thi - Chiến thắng Mtao- Mxây (trích Đăm-săn –
Sử thi Tây Nguyên)
- Uy-lít-xơ trở về
(trích Ô-đi-xê – Sử thi Hi lạp)
- Ra-ma buộc tội
(trích Ra-ma-ya-na – Sử thi Ấn Độ)
Truyền thuyết - Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
Truyện cổ tích - Tấm Cám
Truyện cười - Nhưng nó phải bằng hai mày
42
- Tam đại con gà
Trữ tình dân gian
Ca dao - Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa - Ca dao hài hước
Như vậy có thể thấy: học phần VHDG là học phần có kết cấu mở với biên độ kiến thức rộng không chỉ về mặt phạm vi mà còn về mặt hệ thống thể loại. Điều này đòi hỏi người dạy và người học phải có một hệ kiến thức cơ sở về thể loại và văn hóa vững thì mới có thể tiếp cận vấn đề một cách thấu đáo. Tuy nhiên VHDG là một kho tàng kiến thức khổng lồ. Vì vậy, không phải GV và HS nào cũng cảm thấy thuận lợi khi giảng dạy và học tập nội dung này. Thêm vào đó, một số tác phẩm lớn SGK chỉ giới thiệu đoạn trích (Đăm Săn, Ô-đi-xê, Ra-ma-ya-na). Nếu chỉ tập trung vào khai thác đoạn trích mà HS không có những hiểu biết mang tính khái quát về tác phẩm thì quá trình học tập mới chỉ dừng lại ở một lát cắt của kiến thức. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm thế nào có thể xây dựng một kho tài nguyên cung cấp những kiến thức bổ trợ với khối lượng và chất lượng tốt nhất có thể? Trong tình huống này, phương án thiết kế khóa học trên LMS Moodle hỗ trợ HS tự học sử dụng nguyên tắc học tập cùng kiến tạo kiến thức là một giải pháp vừa giảm
tải sức ép cho GV vừa tích cực hóa hoạt động của HS.