a) Các số đo độ tập trung: Bao gồm số trung bình, số trung vị, tứ phân vị, mốt.
- Số trung bình:
+ Số trung bình cộng: Là chỉ tiêu trung bình đại diện cho mẫu hoặc tổng thể, có cách tính khác nhau tùy vào nguồn dữ liệu.
+ Số trung bình nhân: Là cân bậc (n) của tích n các tốc độ phát triển liên hoàn của một chỉ tiêu nào đó.
- Số trung vị: Là lƣợng biến đứng ở vị trí giữa trong một dãy số đã đƣợc xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Số trung vị chia dãy số thành hai phần, mỗi phần có số quan sát bằng nhau. Tổng quát, có N quan sát xếp theo thứ tự tăng dần, số trung vị đƣợc tính:
N lẻ: số trung vị sẽ là quan sát đứng ở vị trí (N+1)/2.
N chẳn: số trung vị là số trung bình giản đơn của hai lƣợng biến đứng ở giữa dãy số hay số trung vị là quan sát đứng ở vị trí (N/2) và [(N+2)/2].
- Tứ phân vị: Là các lƣợng biến đứng ở các vị trí chia dãy số thành 4 phần bằng nhau khi dãy số đƣợc xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần.
- Mốt: Là lƣợng biến có tần số lớn nhất.
b) Các số đo độ biến động: Khoảng biến thiên R, độ lệch chuẩn.
- Khoảng biến thiên R: Là khoảng cách giữa hai lƣợng biến lớn nhất và nhỏ nhất của dãy số lƣợng biến.
- Phƣơng sai: Là trung bình của bình phƣơng các độ lệch giữa các lƣợng biến và trung bình số học của các lƣợng biến đó.
- Độ lệch chuẩn: Là căn bậc hai của phƣơng sai