Giá trị nhận bảo lãnh phân theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 64)

Qua bảng trên cũng có thể thấy rằng, giá trị nhận bảo lãnh ngắn hạn tăng qua các năm (khoảng trên 80%) và trung hạn giảm giảm dần, không phát sinh giá trị nhận bảo lãnh ở kỳ hạn dài. Qua đánh giá thực tế hoạt động cho thấy các món bảo lãnh trung và dài hạn thƣờng đem lại rủi ro cao cho ngân hàng, chi phí kiểm tra, giám sát khách hàng phát sinh khá nhiều, kèm theo các món trung và dài hạn thƣờng trở thành các khoản nợ xấu của ngân hàng. Do vậy, chính sách tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới là hƣớng đến tăng doanh số bảo lãnh ngắn hạn và giảm dần doanh số bảo lãnh trung và dài hạn.

4.1.4.2 Cơ cấu giá trị nhận bảo lãnh phân theo lĩnh vực hoạt động của khách hàng

Tiếp theo cần xem xét giá trị nhận bảo lãnh theo lĩnh vực hoạt động của khách hàng để có thể hiểu hơn về sự tác động của môi trƣờng vĩ mô đến nghiệp vụ bảo lãnh.

Bảng 4.3 Doanh số bảo lãnh trong kỳ phân theo lĩnh vực hoạt động của khách hàng

Nguồn: Phòng khách hàng dooanh nghiệp-Ngân hàng công thưng chi nhánh Sóc Trăng

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm Tỷ trọng

2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % % %

Nông, lâm, thủy sản 14.453,31 15.898,63 18.919,37 8.742,66 7.868,39 25,00 23,91 25,87 27,22 23,43 Công nghiệp, xây dựng 20.234,62 24.281,55 21.124,95 14.379,54 15.817,49 35,00 36,52 28,89 44,78 47,10 Thƣơng mại, dịch vụ 23.125,28 26.305,01 33.089,39 8.990,31 9.898,00 40,00 39,57 45,24 28 29,47 Tổng 57.813,21 66.485,19 73.133,71 32.112,51 33.583,88 100 100 100 100 100

Qua bảng trên có thể nhận xét rằng cơ cấu giá trị nhận bảo lãnh có sự biến động khá mạnh trong 3 năm 2011-2013. Cụ thể, ở lĩnh vực nông lâm thủy sản nhìn chung tăng qua các năm, tăng từ 14.453,31 triệu đồng năm 2011 lên 18.919,37 triệu đồng năm 2013. Riêng trong giai đoạn 2011-2012, tỷ trọng doanh số bảo lãnh ở lĩnh vực này giảm nhẹ từ 25% năm năm 2011 giảm còn 23,91% năm 2012, do những tác động xấu từ nuôi trồng thủy sản làm không ít doanh nghiệp phải lao đao trong việc tìm nguồn cung nguyên liệu, hiệu quả sản xuất giảm từ đó ảnh hƣởng tới việc vay vốn ngân hàng hay xin cấp bảo lãnh. Sau đó, khoảng đầu năm 2014, các doanh nghiệp trên địa bàn giải thể hàng loạt trong đó cũng có không ít các doanh nghiệp kinh doanh trong khối ngành này, cho nên đến hết 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng bảo lãnh thuộc nhóm ngành nông lâm thủy sản giảm so với cùng kỳ 2013.

Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng trong cơ cấu doanh số bảo lãnh thời gian 2011-2013, mặc dù có tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2012 nhƣng nhìn chung giảm mạnh. Giai đoạn 2012-2013, tỷ trọng khối ngành này giảm khá mạnh trên dƣới 8%. Đến hết 6 thánh đầu năm 2014, tỷ trọng khối ngành này tăng nhẹ so với cùng kỳ 2013, từ 44,78% tháng 6 năm 2013 lên 47,1% năm 2014. Nguyên nhân là do đối với ngành xây dựng từ năm 2011, thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án bị điều chuyển vốn, dừng khởi công và cắt giảm vốn, làm ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp trên địa bàn. Tự tháo gỡ khó khăn cho mình, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tăng cƣờng tìm kiếm khách hàng. Để có thể tăng thêm niềm tin khách hàng mới, các doanh nghiệp này thƣờng sử dụng các loại bảo lãnh có liên quan nhƣ bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn thanh toán,…nhờ đó mà số món bảo lãnh tăng thêm trong thời gian này.

Trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, tỷ trọng giá trị nhận bảo lãnh của ngân hàng trong giai đoạn 2011-2013 tăng khá mạnh, riêng giai đoạn 2012- 2013 tăng mạnh từ 39,57% năm 2012 lên 45,24% năm 2013. Đến hết 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng nhận bảo lãnh trong lĩnh vực này biến động nhẹ so với cùng kỳ 2013 (từ 28% ở 6 tháng đầu năm 2013 lên 29,47% ở 6 tháng đầu năm 2014). Nguyên nhân là đo chịu sự ảnh hƣởng của lạm phát kèm theo những hạn chế về nguồn cung sản phẩm, làm cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy tỷ trọng nhận bảo lãnh ở lĩnh vực này nhìn chung tăng qua các năm.

Qua bảng trên cũng có thể nhận ra rằng, giá trị nhận bảo lãnh ở lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ luôn ở mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2013 mặc dù có

nhiều biến động nhƣng lĩnh vực này vẫn giữ vai trò chủ đạo. Do đặc điểm ngành nghề, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thƣờng có nhu cầu về bảo lãnh mà đặc biệt là bảo lãnh thanh toán cao hơn các lĩnh vực khác. Bởi lẽ, lĩnh vực này thƣờng là cung cầu các sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp khác, cho nên yêu cầu về vốn cũng nhƣ đặc điểm quay vòng vốn là rất lớn, bất kỳ một sự chậm trễ nào cũng có thể gây nên thiệt hại cho ngƣời bán.

4.1.4.3 Cơ cấu giá trị nhận bảo lãnh phân theo loại bảo lãnh

Cơ cấu giá trị nhận bảo lãnh phân theo loại bảo lãnh đƣợc thể hiện trong bảng sau

Bảng 4.4 Doanh số bảo lãnh phân theo loại bảo lãnh Chỉ tiêu

ĐVT

Năm Tỷ trọng

2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % % %

Bảo lãnh tiền ứng trƣớc 5.781,32 6.475,08 6.280,83 3.649,16 4.528,61 10,00 9,74 8,59 11,36 13,48 Bảo lãnh thanh toán 23.125,28 27.750,34 31.635,39 12.179,62 10.596,27 40,00 41,74 43,26 37,93 31,55 Bảo lãnh dự thầu 8.671,98 10.232,94 11.460,89 4.646,45 5.343,41 15,00 15,39 15,67 14,47 15,91 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 14.453,30 11.996,24 13.915,64 7.582,20 8.947,01 25,00 18,04 19,03 23,61 26,64 Bảo lãnh bảo hành 5.781,33 10.030,59 9.840,96 4.055,08 4.168,58 10,00 15,09 13,46 12,63 12,41 Tổng 57.813,21 66.485,19 73.133,71 32.112,51 33.583,88 100 100 100 100 100

Nhìn vào bảng có thể thấy bảo lãnh thanh toán tăng liên tục trong ba năm 2011-2013 và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 40%) trong các loại bảo lãnh có phát sinh tại chi nhánh. Riêng bảo lãnh tiền ứng trƣớc luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất (khoảng 8%-10%) và giảm dần trong giai đoạn 2011-2013. Nguyên nhân là do bảo lãnh tiền ứng trƣớc thƣờng có giá trị nhỏ so với tổng khoản thanh toán nên ít đƣợc khách hàng quan tâm, thêm vào đó việc ứng trƣớc tiền hàng thƣờng mang lại rủi ro cho ngƣời mua, do vậy việc trả tiền hàng trƣớc thƣờng ít phát sinh. Đối với bảo lãnh thanh toán, đây là một trong số các loại bảo lãnh truyền thống của ngân hàng đƣợc đông đảo ngƣời sử dụng biết đến. Ngoài ra, loại bảo lãnh này thƣờng đƣợc sử dụng trong mua bán hàng hóa nên mật độ xuất hiện cao hơn so với các loại bảo lãnh khác.

Đến hết 6 tháng đầu năm 2014, bảo lãnh thanh toán có xu hƣớng giảm so với cùng kỳ năm 2013, riêng bảo lãnh tiền ứng trƣớc lại có xu hƣớng tăng so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do trong thời gian này hoạt động mua bán trên địa bàn còn gặp khó khăn, do thiếu hụt về nguồn cung nguyên liệu bị ảnh hƣởng từ các mùa vụ trƣớc, cùng với những hạn chế về lƣợng khách hàng do các danh nghiệp giải thể hàng loạt từ đầu năm.

Cũng có thể thấy rằng các loại bảo lãnh có phát sinh tại chi nhánh chƣa đa dạng và thƣờng là các loại bảo lãnh khá quen thuộc. Đối với các loại bảo lãnh khác, đƣợc biết khách hàng vẫn còn chƣa quen trong áp dụng, kèm theo tâm lý ngại rủi ro, vì vậy họ thƣờng sử dụng các loại bảo lãnh truyền thống. Mặc dù ngân hàng có thƣờng xuyên cử cán bộ đi tiếp thị sản phẩm đến từng khách hàng, nhƣng chủ yếu vẫn là các vấn đề liên qua đến những sản phẩm truyền thống của ngân hàng nhƣ lãi suất cho vay, các sản phẩm tiết kiệm, các phƣơng tiện thanh toán mới,…chƣa chú ý đến các hoạt động ngoại bảng đem lại nguồn thu không lớn cho ngân hàng. Vì vậy, khách hàng còn mới lạ với các loại bảo lãnh khác.

4.1.5 Số món bảo lãnh có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ của khách hàng hàng

Tiếp theo là xem xét về số món bảo lãnh có tài sản đảm bảo hoặc khoản ký quỹ của khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Bảo lãnh có tài sản đảm bảo hoặc khoản ký quỹ đƣợc xem là một trong số các biện pháp giúp ngân hàng hạn chế rủi ro cho nghiệp vụ này.

Số món bảo lãnh có nhận tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ đƣợc thể hiện qua bảng bên dƣới

Bảng 4.5 Số món bảo lãnh phát sinh trong kỳ Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ trọng 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 Món Món Món Món Món % % % % % Có TSĐB hoặc ký qũy 804 921 1.140 587 652 99,26 99,03 99,13 99,49 99,54 Không có TSĐB hoặc ký quỹ 6 9 10 3 3 0,74 0,97 0,87 0,51 0,46 Tổng 810 930 1.150 590 655 100 100 100 100 100

Qua bảng trên có thể nhận thấy số món bảo lãnh phát sinh tại chi nhánh tăng liên tục qua các năm, từ 810 món ở năm 2011 lên 1.150 món ở năm 2013 và tăng từ 590 món ở 6 tháng đầu năm 2013 lên 655 món ở 6 tháng đầu năm 2014. Đa phần các món bảo lãnh phát sinh đều có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ (luôn trên 99%), đây là kết quả mà ngân hàng hƣớng đến. Nhƣ đã phân tích trong phần biểu phí bảo lãnh, rõ ràng rằng khách hàng đƣợc ƣu đãi nhiều hơn khi có kỹ quỹ hay tài sản đảm bảo khi giao dịch bảo lãnh, với ngân hàng, khoản ký quỹ của khách hàng vẫn đƣợc trả lãi dù không nhiều. Nhờ đó mà cả ngân hàng và khách hàng đều có lợi, ngân hàng có thêm nguồn vốn giá rẻ để cho vay kiếm lời, khách hàng đƣợc tính phí thấp đồng thời có thêm 1 khoản lãi do ngân hàng trả cho khoản ký quỹ.

Tuy nhiên một số trƣờng hợp ngân hàng vẫn chấp nhận các hợp đồng bảo lãnh bằng uy tín của bên đƣợc bảo lãnh, đó là các trƣờng hợp khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, uy tín lớn trên thị trƣờng và là khách hàng lớn của ngân hàng,…Loại bảo lãnh này phát sinh đối với các khách hàng lớn và đƣợc ngân hàng đánh giá cao, nhờ vậy mà ngân hàng giữ đƣợc khách hàng, số lƣợng khách hàng gắn bó lâu dài với ngân hàng ngày càng nhiều. Tuy nhiên việc nhận bảo lãnh không có TSĐB hoặc ký quỹ này đem lại rủi ro cao hơn cho ngân hàng khi mà môi trƣờng kinh doanh luôn biến động không ngừng.

Ngoài việc đánh giá về số lƣợng các hợp đồng không có TSĐB hoặc ký quỹ cũng cần xem xét về tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng trong phần dƣới.

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 2011 – THÁNG HÀNG CÔNG THƢƠNG CHI NHÁNH SÓC TRĂNG 2011 – THÁNG 6/2014

4.2.1 Giá trị bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng theo hợp đồng bảo lãnh hàng theo hợp đồng bảo lãnh

Phần kế tiếp ta tìm hiểu về việc ngân hàng đã phải thực hiện nghĩa vụ với giá trị và quy mô nhƣ thế nào trong thời gian qua.

Trƣớc hết là số món bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng thể hiện trong bảng dƣới

Bảng 4.6 Số món bảo lãnh ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay trong kỳ Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 Số món ngân hàng phải trả thay Món 21 27 34 15 8 Tổng số món Món 810 930 1.150 590 655 Số món ngân hàng phải trả thay/ Tổng số món % 2,59 2,90 2,96 2,54 1,22

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng Công thương chi nhánh Sóc Trăng

Qua bảng trên có thể thấy, số món bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay tăng dần qua các năm từ 21 món năm 2011 lên 34 món năm 2013. Sang 6 tháng đầu năm 2014, số món phải trả thay giảm mạnh so với cùng kỳ 2013. Mặc dù số món trả thay có xu hƣớng tăng nhƣng vẫn chiếm tỷ lệ khá ổn định trong giai đoạn 2011-2013 khoảng 2,5% đến 2,9%. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này giảm mạnh, chỉ còn 1,22% trong khi ở cùng kỳ 2013 là 2,54%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu, số món nhận bảo lãnh tăng, nhƣng số món trả thay cũng tăng nên nhìn chung vẫn giữ tỷ lệ ổn định. Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ này giảm mạnh, là do ngân hàng có sự dè dặt hơn khi khách hàng yêu cầu cấp bảo lãnh trƣớc thực trạng các doanh nghiệp trên địa bàn giải thể rất nhiều, đồng nghĩa với rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng càng cao. Bên cạnh đó thực hiện kỹ khâu tiếp nhận và thẩm định khách hàng, do đó số món bảo lãnh mà ngân hàng phải trả thay có sự giảm sút đáng kể.

Qui mô các món bảo lãnh mà ngân hàng có phát sinh nghĩa vụ trả nợ trong thời gian qua đƣợc thể hiện qua bảng bên dƣới.

Bảng 4.7 Giá trị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong kỳ

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014

Giá trị thực hiện nghĩa vụ

bảo lãnh trong kỳ Triệu đồng 675,75 832,97 922,95 385,95 346,98

Doanh số bảo lãnh Triệu đồng 57.813,21 66.485,19 73.133,71 32.112,51 33.583,88

Giá trị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong kỳ/ Doanh số bảo lãnh

% 1,17 1,25 1,26 1,20 1,03

Nhìn vào bảng trên có thể thấy rằng, tổng giá trị mà ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay khách hàng nhìn chung tăng qua các năm. Từ 1,17% năm 2011 lên 1,26% năm 2013, tăng mạnh trong giai đoạn 2011-2012, từ 1,17% năm 2011 lên 1,25% năm 2012. Trong giai đoạn này, khách hàng đến với ngân hàng đề nghị cấp bảo lãnh tăng về số lƣợng lẫn quy mô. Do những ảnh hƣởng từ môi trƣờng kinh doanh nhƣ tôm nguyên liệu lên giá cao, thị trƣờng xuất khẩu hà khắc hơn,…làm ảnh hƣởng đến ngƣời dân cũng nhƣ các doanh nghiệp. Trƣờng hợp doanh nghiệp thiếu nguyên liệu sản xuất, sản phẩm không tìm đƣợc đầu ra do giá thành tăng, kèm theo chất lƣợng không đủ điều kiện xuất khẩu. Bởi vậy, doanh nghiệp quay vòng vốn không kịp để thanh toán cho ngƣời bán xảy ra thƣờng xuyên, thậm chí có doanh nghiệp còn phá sản, trong điều kiện nhƣ vậy, các trƣờng hợp mà ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng tăng dù không nhiều.

Đến hết 6 tháng đầu 2014, giá trị này giảm mạnh chỉ còn 1,03%, do từ đầu năm các doanh nghiệp giải thể hàng loạt, ngân hàng mất đi lƣợng lớn khách hàng, các doanh nghiệp còn trụ lại đƣợc đa phần là các doanh nghiệp lớn, uy tín lâu năm. Do đó dù giá trị nhận bảo lãnh tăng nhẹ nhƣng các khoản ngân hàng thanh toán thay cũng không nhiều.

4.2.2 Nợ xấu và dự phòng rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ bảo lãnh

Ngoài việc phân tích các chỉ tiêu trên, để có thể hiểu hơn về kết quả thực hiện nghiệp vụ ngoại bảng này của ngân hàng, ta cũng cần xem xét về vấn đề nợ xấu và việc thực hiện phòng ngừa rủi ro của ngân hàng.

4.2.2.1 Nợ xấu phát sinh từ nghiệp vụ bảo lãnh

Nợ xấu là một vấn đề quan trọng luôn đƣợc các nhà đầu tƣ, khách hàng và cả ngân hàng quan tâm rất nhiều. Cũng là một hình thức cấp tín dụng, do vậy bảo lãnh cũng có thể làm phát sinh thêm nợ xấu cho ngân hàng. Điều đáng chú ý là một khi ngân hàng thực hiện giải ngân để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì khoản tiền này đƣợc hạch toán hoàn toàn vào nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 trở đi).

Cũng nhƣ các hình thức cấp tín dụng khác, khi khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh) khi phát sinh bất kỳ món nợ xấu nào với ngân hàng thì khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)