Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 85)

4.3.2.1 Phương hướng phát triển hoạt động bảo lãnh của ngân hàng

Phƣơng hƣớng phát triển hoạt động này của ngân hàng đƣợc thể hiện trong biếu phí bảo lãnh. Có thể thấy rằng ngân hàng đã nhận thức đƣợc những rủi ro trong hoạt động bảo lãnh và tìm biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, đó là hƣớng khách hàng đến mức phí thấp nhờ vào các biện pháp đảm bảo. Tâm lý chung của khách hàng là chú trọng nhiều đến giá cả, nắm đƣợc yếu tố này, ngân hàng đã lựa chọn biện pháp rất tốt để có thể thu hút khách hàng và giả thiểu rủi ro cho mình. Nhờ vậy mà trên 99% các món bảo lãnh đều có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ, tình hình kinh doanh của khách hàng có nhiều biến động làm các trƣờng hợp ngân hàng phải trả thay có tăng nhƣng chi phí dự phòng đƣợc điều chình khá ổn định. Nhờ đó mà chi phí hoạt động giảm, ngân hàng có thêm khách hàng và tăng thêm lợi nhuận.

4.3.2.2 Quy trình thực hiện bảo lãnh trình độ nghiệp vụ của nhân viên

Quy trình bảo lãnh tại ngân hàng đƣợc thực hiện nghiêm ngặt và đầy đủ các bƣớc quan trọng nhất. Dù quy trình đầy đủ có nhiều bƣớc và đòi hỏi cao ở nhân viên về trình độ nghiệp vụ, tuy nhiên tại ngân hàng chƣa xảy ra trƣờng hợp khiếu kiện liên quan đến những vấn đề này, thời gian thực hiện nhanh chóng và đạt đƣợc lòng tin của khách hàng. Cũng nhờ yếu tố này mà khách hàng tin tƣởng, đển với ngân hàng ngày càng nhiều, số món bảo lãnh phát sinh cũng tăng qua các năm.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG TMP CÔNG THƢƠNG –

CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

5.1 NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG TMCP SÓC TRĂNG VÀ NGUYÊN NHÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG TMCP SÓC TRĂNG VÀ NGUYÊN NHÂN

Sau những phân tích trên, có thể thấy hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng công thƣơng chi nhánh Sóc Trăng có một số tồn tại:

5.1.1 Các loại hình bảo lãnh có phát sinh còn tập trung ở một số loại bảo lãnh quen thuộc

Nhƣ trên đã phân tích, trong thời gian qua tại chi nhánh có phát sinh 5 loại bảo lãnh: Bảo lãnh tiền ứng trƣớc, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo hành, trong đó chủ yếu phát sinh ở loại hình bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Các loại hình bảo lãnh phát sinh ở ngân hàng còn chƣa đa dạng là do ngƣời sử dụng còn mang tâm lý e ngại với các loại bảo lãnh khác vì họ chƣa đƣợc biết đến cũng nhƣ chƣa đƣợc giới thiệu cặn kẽ về các loại bảo lãnh khác.

5.1.2 Còn phát sinh các trƣờng hợp bảo lãnh không có tài sản đảm bảo hay ký quỹ

Tại chi nhánh vẫn còn phát sinh một số trƣờng hợp bảo lãnh không có đảm bảo đối với các khách hàng lớn, có lịch sử tín dụng tốt và uy tín trên thị trƣờng,… Dù đây cũng là một biện pháp để giữ chân khách hàng cũng nhƣ tạo thêm cơ hội tiếp cận vốn vay cho họ nhƣng điều này cũng đem lại nhiều rủi ro cho ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng.

5.1.3 Các trƣờng hợp phải thực hiện nghĩa vụ trả thay dù số lƣợng không nhiều nhƣng tăng về số lƣợng lẫn giá trị qua các năm không nhiều nhƣng tăng về số lƣợng lẫn giá trị qua các năm

Mặc dù các trƣờng hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho khách hàng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhƣng tỷ lệ này lại tăng qua các năm thì đây cũng là một vấn đề cần chú ý cho các nhà quản trị. Tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua có nhiều biến động, gây khó khăn cho tất cả các thành phần kinh tế, nhất là các lĩnh vực thủy sản, trồng lúa, xây dựng, …điều này tạo điều kiện cho doanh số bảo lãnh có cơ hội gia tăng và đem lại doanh thu cho ngân hàng nhƣng các trƣờng hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cũng tăng và mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng.

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH BẢO LÃNH

5.2.1 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng quyết định kết quả của mọi hoạt động, trong đó có bảo lãnh ngân hàng. Do đó cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ của các nhân viên.

Từ thực tiễn cho thấy, các loại bảo lãnh có phát sinh tại chi nhánh còn chƣa đa dạng, chủ yếu tập trung ở các loại bảo lãnh quen thuộc. Điều này cũng có thể đƣợc coi là một mối đe dọa với ngân hàng, bởi lẽ, khi các nghiệp vụ không thƣờng xuyên phát sinh thì ít nhiều cũng gây nên lúng túng trong xử lý. Đó là điều kiện thuận lợi để kẻ gian lợi dụng nhằm tìm kiếm lợi ích bất chính cho mình.

Trong điều kiện nhƣ vậy, ngân hàng nên thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ hay các cuộc thi về nghiệp vụ,…để từ đó nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên. Ngoài ra cũng cần bồi dƣỡng về tin học và ngoại ngữ cho nhân viên, vì với các món bảo lãnh có yếu tố nƣớc ngoài thì khó khăn lớn nhất là bất đồng về ngôn ngữ. Điều tối thiểu khi giao kết hợp đồng là phải hiểu rõ nội dung của nó, vì vậy việc am hiểu và nắm rõ các điều khoản trên hợp đồng là rất quan trọng.

5.2.2 Tăng cƣờng công tác tiếp thị, quảng bá các sản phẩm bảo lãnh

Trong điều kiện kinh doanh cũng nhƣ sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các nghiệp vụ chính nhƣ cho vay, huy động,… đƣợc hầu hết các ngân hàng chú trọng phát triển đến các hoạt động này. Do đó, để có thể đa dạng hóa sản phẩm và có thêm khách hàng, ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Sóc Trăng cũng nên chú trọng hơn vào quảng bá các sản phẩm ngoại bảng trong đó có bảo lãnh.

Xuất phát từ thực trạng các loại hình bảo lãnh tại ngân hàng còn chƣa đa dạng, trong thời gian tới ngân hàng cần thƣờng xuyên cử cán bộ tiếp cận khách hàng để giới thiệu thêm về các loại bảo lãnh. Trong thời gian qua ngân hàng cũng có thực hiện việc tiếp thị sản phẩm tới từng khách hàng nhƣng đa phần là các sản phẩm tiết kiệm, lãi suất cho vay, huy động,… chứ chƣa chú trọng nhiều đến tiếp thị sản phẩm bảo lãnh. Bên cạnh đó cũng cần có thêm một số ƣu đãi với khách hàng nhƣ: giảm phí ở một số giai đoạn bảo lãnh nếu là khách hàng lâu năm để dần giảm đi các trƣờng hợp bảo lãnh không có TSĐB hay ký quỹ,…

5.2.3 Thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá khách hàng

Tài sản đảm bảo thƣờng là một yêu cầu bắt buộc khi khách hàng muốn đƣợc cấp tín dụng. Tuy nhiên tại Ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Sóc Trăng còn phát sinh số ít các món bảo lãnh không có tài sản đảm bảo. Đây thƣờng là các khoản áp dụng cho khách hàng thân thiết, có lịch sử tín dụng tốt, tình hình sản xuất khả quan,…ƣu đãi này có thể tạo điều kiện để ngân hàng giữ chân khách hàng và tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận sản phẩm bảo lãnh. Nhƣng thiết nghĩ môi trƣờng kinh doanh luôn biến động không ngừng trong thời gian sắp tới, cho nên ngân hàng cũng nên xem xét kỹ các trƣờng hợp đƣợc cấp bảo lãnh dƣới hình thức này. Đặc biệt cần thƣờng xuyên theo dõi, đánh giá khách hàng để kịp thời điều chỉnh quan hệ tín dụng với họ tránh trƣờng hợp bị động trong xử lý làm tăng rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng. Thêm vào đó cũng có thể hạn chế ảnh hƣởng từ môi trƣờng kinh doanh vì đây là yếu tố khách quan, ngân hàng không thể phòng ngừa mà chỉ có thể tìm cách giảm thiểu rủi ro do tác động của yếu tố này.

Ngoài ra cũng cần chú ý nhiều đến công tác thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo. Bởi lẽ, nếu xảy ra trƣờng hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay thì số tiền giải ngân này trở thành khoản cấp tín dụng với khách hàng. Nhƣng khác với các hình thức cấp tín dụng khác, nghĩa vụ bảo lãnh có thể đƣợc yêu cầu thực bất kỳ lúc nào nếu bên nhận bảo lãnh có yêu cầu và xuất trình đầy đủ giấy tờ hợp lệ và ngân hàng có thể bị rơi vào thế bị động trong trƣờng hợp này. Do đó, để có thể hạn chế phần nào rủi ro cho mình, ngân hàng cũng cần thƣờng xuyên theo dõi và đánh giá tài sản đảm bảo để có thể kịp thời yêu cầu bên đƣợc bảo lãnh bổ sung tài sản đảm bảo.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Sau quá trình phân tích trên có thể kết luận rằng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng trong thời gian qua nhìn chung có sự biến chuyển tích cực. Quy trình bảo lãnh đƣợc thực hiện nghiêm túc và hiệu quả, nhân viên chi nhánh có đầy đủ năng lực và trình độ để thực hiện tốt nhiệm vụ. Doanh số bảo lãnh tăng liên tục, các khoản thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mặc dù có tăng nhƣng phù hợp với sự phát triển của doanh số và luôn giữ tỷ lệ khá ổn định. Dự phòng rủi ro đƣợc trích lập ở mức hợp lý, doanh thu từ bảo lãnh tăng trƣởng ổn định góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng.

Bên cạnh đó hoạt động bảo lãnh vẫn còn một số tồn tại nhƣ các loại hình bảo lãnh có phát sinh thƣờng tập trung nhiều ở các loại bảo lãnh quen thuộc, vẫn có phát sinh các khoản bảo lãnh không có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ, môi trƣờng kinh doanh có nhiều biến động làm cho nghĩa vụ bảo lãnh tăng qua các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.2 KIẾN NGHỊ

Bên cạnh một số giải pháp đƣợc đề xuất, còn có một số kiến nghị với các bên có liên quan nhƣ sau:

6.2.1 Về phía Chính Phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng nhà nƣớc

Môi trƣờng kinh tế phát triển ổn định lành mạnh sẽ là rộng lực thúc đẩy hoạt động tiền tệ - ngân hàng nói chung và hoạt rộng bảo lãnh nói riêng. Bất ổn về kinh tế chính trị xã hội luôn đem lại những rủi ro bất khả kháng đối với ngân hàng và doanh nghiệp làm ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh. Vì vậy, Chính phủ cần ổn định môi trƣờng chính trị xã hội và môi trƣờng kinh tế vĩ mô, hoàn chỉnh hệ thống tín dụng và giá cả. Làm đƣợc nhƣ vậy, Chính phủ sẽ duy trì đƣợc một môi trƣờng thuận lợi, lành mạnh cho hoạt động của ngân hàng.

Quốc Hội, Chính phủ, NHNN, … cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi cho hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Thời gian qua hệ thống pháp luật dù ngày càng đƣợc hoàn thiện nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có luật về bảo lãnh mà chỉ đƣợc đề cập trong một số luật liên quan hay trong các văn bản dƣới luật, do đó trong một số trƣờng hợp hoạt động này còn bị điều chỉnh một cách chồng chéo giữa các luật, văn bản dƣới luật khác. Trong thời gian tới Quốc Hội, các nhà làm

luật,… có thể xem xét và xây dựng một bộ luật riêng về bảo lãnh để có thể điều chỉnh hoạt động này một cách đồng bộ.

NHNN giám sát các ngân hàng thực hiện các quy chế của NHNN đồng thời nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra, kiểm tra. NHNN phải thƣờng xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, phát hiện kịp thời những tồn tại và sai sót để có biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời. Muốn vậy, phải chú trọng đến trình độ nghiệp vụ cũng nhƣ phẩm chất đạo đức của cán bộ thanh tra. Nhƣng nhƣ vậy không có nghĩa là NHNN can thiệp quá sâu vào hoạt động của ngân hàng, gây cản trở tiêu cực tới hoạt động của ngân hàng. NHNN cần kết hợp hài hòa giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chổ.

6.2.2 Về phía khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh)

Cần chủ động theo dõi thị trƣờng để có biện pháp phòng ngừa rủi ro và hoạt động hiệu quả.

Tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng đến tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng cũng là tạo điều kiện để hiểu và có thể sử dụng các sản phẩm mới của ngân hàng một cách hiệu quả. Nghiêm túc và có trách nhiệm trong hoàn thành nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh, tránh để ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh làm ảnh hƣởng uy tín của khách hàng.

6.2.3 Về phía nhận bảo lãnh

Cần chủ động theo dõi thị trƣờng để có biện pháp phòng ngừa rủi ro và hoạt động hiệu quả.

Tìm hiểu kỹ đối tác trƣớc khi thực hiện giao dịch với họ, tránh để xảy ra trƣờng hợp khách hàng không thể hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trong trƣờng hợp này mặc dù ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ thay bên đối tác nhƣng cũng ít nhiều ảnh hƣởng hoạt động của bên nhận bảo lãnh.

Tích cực tìm hiểu các sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng để có thể sử dụng hiệu quả. Tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng đến tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng cũng là tạo điều kiện để hiểu và có thể sử dụng các sản phẩm mới của ngân hàng một cách hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Thị Thu Hồng, 2012. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng. Luận văn đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

2. Mạc Đình Duy, 2012. Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thượng mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chii nhánh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2009-T6.2012.Luận văn đại học. Trƣờng Đại học Cần Thơ.

3. Nguyễn Trọng Thùy, 2000. Bảo lãnh – Tín dụng dự phòng & Những điều luật áp dụng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.

4. Nguyễn Thị Liên Diệp, 2008. Quản trị học. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

5. Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam. Biểu phí dịch vụ qua hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam áp dụng cho khách hàng doanh nghiệp. [Online]. <http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/bieu-phi- dich-vu/doanh-nghiep.html>. [Ngày truy cập 10 tháng 10 năm 2014]. 6. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2005. Quyết định 493Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. [E-book].

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.as px?ItemID=18421>. [Ngày truy cập 23 tháng 9 năm 2014].

7. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2013. Thông tư 02/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. [E-book].

<http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.as px?ItemID=28340>. [Ngày truy cập 15 tháng 19 năm 2014].

8. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2007. Quyết định 18 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. [E-book]. <http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.as px?ItemID=13722>. [Ngày truy cập 3 tháng 10 năm 2014].

9. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2006. Quyết định Về việc ban hành Quy

chế bảo lãnh ngân hàng. [E-book].

<http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?Ite mID=15662>. [Ngày truy cập 3 tháng 10 năm 2014].

10. Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, 2012. Thông tƣ Về việc ban hành Quy

http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?Ite mID=28008>. [Ngày truy cập 3 tháng 10 năm 2014].

11. Phạm Thị Duy Trúc, 2012. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 85)