LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 34 - 35)

Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài gồm một số luận văn:

Châu Thị Thu Hồng (2012). Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2009 – 2011. Với phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính các năm kèm theo thu thập số liệu sơ cấp tại thông qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng tại Vietinbank Sóc Trăng. Kết hợp với mô hình CAMEL nhằm phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng, mô hình năm áp lực cạnh tranh của Micheal Porter để phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng tác nghiệp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ đó đề ra một số biện pháp cải thiện. Kết quả phân tích cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chịu nhiều tác động từ môi trƣờng vĩ mô nhƣ: tình hình kinh tế - xã hội, pháp luật,…bên cạnh đó còn chịu ảnh hƣởng từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…Từ đó tác giả đề ra một số biện pháp nhƣ: phát triển sản phẩm, mở rộng mạng lƣới, tăng cƣờng hoạt động marketing,…

Phạm Thị Duy Trúc (2012). Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng. Bằng việc thu thập số liệu sơ cấp từ báo cáo tài chính các năm của Ngân hàng giai đoạn 2009 – tháng 6.2012. Đề tài phân tích chính về hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Sóc Trăng, từ đó đề ra một số biện pháp thích hợp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới. Kết quả phân tích cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đạt đƣợc kết qủa khả quan trong thời gian

2009 – tháng 6/2012 bên cạnh một số khó khăn trong quá trình hoạt động, từ đó tác giả đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhƣ: mở rộng quy mô hoạt động, thâm nhập các khu vực khác trên địa bàn, tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu, có chính sách nhân sự hợp lý tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao trình độ, năng lực,…

Hai đề tài trên chủ yếu tập trung vào phân tích các yếu tố về quản trị và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhƣng chƣa xem xét các yếu tố về tín dụng hay bảo lãnh. Ngoài ra, đề tài đã thực hiện có liên quan đến luận văn còn có một luận văn khác về hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Hậu Giang:

Mạc Đình Duy (2012). Phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Hậu Giang. Bằng việc thu thập số liệu sơ cấp từ báo cáo tài chính các năm của Ngân hàng giai đoạn 2009 – tháng 6.2012. Đề tài có mục tiêu chung là phân tích về thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng đầu tƣ và phát triển chi nhánh Hậu Giang và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ này. Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng là so sánh số tuyệt đối, tƣơng đối để thể hiện sự biến động của số liệu và từ đó tìm ra nguyên nhân. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh là rất khả quan, doanh thu từ nghiệp vụ này tăng qua các năm, doanh số bảo lãnh tăng mạnh trong khi không xảy ra việc thực hiện nghĩa vụ cho bên đƣợc bảo lãnh. Tác giả có đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ bảo lãnh nhƣ tăng cƣờng tiếp thị, đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng.

Trên cơ sở kế thừa và phát huy các nghiên cứu trƣớc đây, đề tài đang thực hiện còn xem xét thêm yếu tố về nợ xấu trong bảo lãnh, dự phòng rủi ro từ nghiệp vụ này của chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thƣơng Sóc Trăng trong giai đoạn 2011-Tháng 6.2014.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 34 - 35)