Nợ xấu là một vấn đề quan trọng luôn đƣợc các nhà đầu tƣ, khách hàng và cả ngân hàng quan tâm rất nhiều. Cũng là một hình thức cấp tín dụng, do vậy bảo lãnh cũng có thể làm phát sinh thêm nợ xấu cho ngân hàng. Điều đáng chú ý là một khi ngân hàng thực hiện giải ngân để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì khoản tiền này đƣợc hạch toán hoàn toàn vào nhóm nợ xấu (từ nhóm 3 trở đi).
Cũng nhƣ các hình thức cấp tín dụng khác, khi khách hàng (bên đƣợc bảo lãnh) khi phát sinh bất kỳ món nợ xấu nào với ngân hàng thì khách hàng đó sẽ bị hạ bậc xếp hạn tín dụng ở lần vay tiếp theo, do đó điều này có ảnh hƣởng rất lớn đối với uy tín của khách hàng cũng nhƣ việc kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 4.8 Nợ xấu phát sinh từ nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng Nhóm nợ ĐVT Năm Tỷ trọng 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 Triệu
đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % % % %
Nhóm 3 14,00 11,24 10,84 5,66 5,57 32,00 21,91 25,71 43,04 45,43 Nhóm 4 18,84 21,91 20,20 3,74 2,58 43,08 42,72 47,91 28,44 21,05 Nhóm 5 10,90 18,14 11,12 3,75 4,11 24,92 35,38 26,38 28,52 33,52 Tổng nợ xấu bảo lãnh (1) 43,74 51,29 42,16 13,15 12,26 100 100 100 100 100 Tổng nợ xấu (2) 1.550 2.385 1.350 620 675 x x x x x (1)/(2) x x x x x 2,82 2,15 3,12 2,12 1,82
Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy rằng nợ xấu, phát sinh từ nghiệp vụ bảo lãnh của chi nhánh biến động nhẹ theo hƣớng giảm qua các năm. Giai đoạn 2011-2013, nợ xấu từ bảo lãnh giảm nhẹ từ 43,47 triệu đồng năm 2011 còn 42,16 triệu đồng năm 2013, riêng giai đoạn 2011-2012 nợ xấu từ bảo lãnh tăng mạnh từ 43,47 triệu đồng năm 2011 lên 51,29 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân là do vào thời điểm gần cuối năm, ngân hàng có thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho một số khách hàng và các khách hàng này chƣa quay vòng vốn kịp để trả nợ đầy đủ cho ngân hàng, vì vậy mà thời điểm cuối năm nợ xấu từ bảo lãnh của ngân hàng tăng mạnh. Đến hết 6 tháng đầu năm 2014, nợ xấu từ bảo lãnh là 12,26 triệu đồng thấp hơn cùng kỳ 2013, ngân hàng có sự dè chừng hơn trong tiếp nhận khách hàng, nhờ vậy mà nợ xấu ở 6 tháng đầu năm 2014 không biến động nhiều.
Về tỷ trọng nợ xấu từ bảo lãnh trong tổng nợ xấu của chi nhánh, tỷ trọng này tăng dần qua các năm, từ 2,82% năm 2011 lên 3,12% năm 2013, tăng mạnh từ 2,15% năm 2012 lên 3,12% năm 2013. Từ bảng số liệu có thể nhận ra rằng, trong năm 2013, tổng nợ xấu của chi nhánh giảm đi đáng kể từ 2.385 triệu đồng năm 2012 còn 1.350 triệu đồng năm 2013(khoảng 40%), trong khi đó nợ xấu từ bảo lãnh giảm không đáng kể giảm khoảng 1,6% (từ 51,26 triệu đồng năm 2012 giảm còn 42,16 triệu đồng năm 2013). Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu từ bảo lãnh trên tổng nợ xấu của chi nhánh tăng trong thời gian này. Đến hết 6 tháng đầu năm 2014, tỷ trọng này nhìn chung biến động không nhiều, ở mức 1,82% thấp hơn cùng kỳ 2013.
Về cơ cấu nợ xấu, có thể thấy nợ nhóm 4 luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong giai đoạn 2011-2013 (trên 40%) và biến động theo hƣớng tăng dần (năm 2011, nợ nhóm 4 chiếm tỷ trọng 43,08% lên 47,91% năm 2013), thấp nhất là nợ nhóm 3 và biến động theo hƣớng giảm dần (năm 2011 là 32% sang 2013 là 25,7%). Sau 6 tháng đầu năm 2014, cơ cấu nợ xấu do bảo lãnh của chi nhánh có nhiều biến động, nợ nhóm 4 giảm nhiều trong khi nợ nhóm 3 tăng so với cùng kỳ năm trƣớc. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho chi nhánh, mặc dù cơ cấu 2 nhóm nợ này có nhiều biến động nhƣng nhìn chung vẫn giữ vài trò chủ đạo trong nợ xấu. Điều này chứng tỏ các biện pháp trong thu hồi và kiểm soát nợ nhƣ đôn đốc khách hàng, cơ cấu lại nợ để họ có thể tiếp tục sản xuất và trả nợ cho ngân hàng đã phát huy tác dụng. Mặt khác, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tại ngân hàng cũng có nhiều biến chuyển tích cực. Cụ thể, nợ nhóm 5 từ bảo lãnh nhìn chung khá ổn định qua các năm, từ 10,9 triệu đồng năm 2011 lên 11,12 triệu đồng năm 2013, riêng năm 2012 nợ nhóm 5 tăng mạnh lên 18,14 triệu đồng. Nguyên nhân là do từ cuối 2011 sang 2012, tổng giá trị mà ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tăng mạnh, trong điều kiện các ngành
nghề kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ quay vòng vốn. Do đó, nợ xấu của ngân hàng tăng khá mạnh đặc biệt là nợ nhóm 5. Riêng 6 tháng đầu năm 2014, nợ nhóm 5 của ngân hàng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm liền trƣớc. Có thể thấy, ngân hàng ngày càng ý thức đƣợc rủi ro từ phía khách hàng mang lại, từ đó dè chừng hơn trong tiếp nhận khách hàng, nhờ vậy doanh số bảo lãnh dù có tăng nhƣng giá trị nhận nợ bắt buộc giảm. Vì vậy nợ xấu nói chung và nợ nhóm 5 nói riêng nhìn chung giảm so với cùng kỳ.