Phƣơng hƣớng hoạt động của chi nhánh trong năm 2014

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 49)

Để hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nƣớc đòi hỏi Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam nói chung cũng nhƣ Ngân hàng TMCP Công thƣơng Sóc Trăng nói riêng phải có định hƣớng rõ ràng trong hoạt động kinh doanh những năm tới. Cụ thể chi nhánh xây dựng những mục tiêu trong năm 2014 nhƣ sau:

Bảng 3.4 Mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Sóc Trăng trong năm 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch cho năm 2014

Vốn huy động 1.426.206

Dƣ nợ 2.668.558

Lợi nhuận trƣớc thuế 21.858

Nguồn: Phòng Kế toán – Ngân quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Sóc Trăng

Tiếp tục giao chỉ tiêu tác nghiệp định lƣợng, định tính, lợi nhuận đến từng phòng, từng cán bộ công nhân viên, gắn lƣơng kinh doanh theo kết quả tác nghiệp hàng tháng đối chiếu với chỉ tiêu đƣợc giao.

Chấp hành nghiêm nội quy lao động và văn hóa doanh nghiệp.

Mở rộng địa bàn, mở rộng đối tƣợng đầu tƣ, đầu tƣ tới mọi thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ tiêu dùng, sinh hoạt, sửa chữa và xây dựng nhà,…

Tiếp cận đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, những khách hàng lớn, hoạt động kinh doah có hiệu quả trên địa bàn.

Mở rộng các hình thức huy động vốn đảm bảo tăng trƣởng nguồn vốn hoạt động nhằm nâng cao năng lực tài chính.

Mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ của Ngân hàng, tiếp thu và phát triển các sản phẩm mới đi liền với việc phát huy lợi thế các sản phẩm truyền thống (thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ). Đồng thời chủ động tiếp cận với khách hàng để thực hiện các hoạt động này có hiệu quả.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do Trung ƣơng và địa phƣơng phát động.

Thƣờng xuyên phát động phong trào thi đua lao động giỏi, khen thƣởng kịp thời những tập thể và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhằm khích lệ tinh thần làm việc của họ.

Cùng với những mục tiêu trên Ngân hàng TMCP Công thƣơng Sóc Trăng sẽ tiếp tục phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế để

góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình để góp phần vào sự phát triển của địa phƣơng nói riêng và đất nƣớc nói chung.

CHƢƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH

SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011 - THÁNG 6/2014 4.1 QUY TRÌNH BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH SÓC TRĂNG

4.1.1 Quy trình bảo lãnh tại ngân hàng công thƣơng Sóc Trăng

Bước 1: Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ

- Hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ bảo lãnh

Cán bộ tín dụng hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ cần thiết, gồm:

+ Hồ sơ áp dụng chung cho các loại bảo lãnh: Giấy đề nghị cấp bảo lãnh; hồ sơ pháp lý khách hàng; hồ sơ về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính; hồ sơ về đảm bảo bảo lãnh. Tài liệu về nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh,…

+ Hồ sơ áp dụng riêng cho từng loại bảo lãnh:

Bảo lãnh vay vốn: Tài liệu xác minh tình hình công nợ tại thời điểm gần nhất của các TCTD mà khách hàng có dƣ nợ. Hợp đồng thƣơng mại đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tài liệu về biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh,…

Bảo lãnh thanh toán: Bảng cam kết thanh toán giữa các bên có liên quan trong thanh toán. Tài liệu liên quan về khả năng nguồn vốn để thanh toán theo cam kết đƣợc bảo lãnh,…

Bảo lãnh trong xây dựng: Gồm các loại bảo lãnh phổ biến:

Bảo lãnh dự thầu: Tài liệu mời thầu. Quy chế hoặc quy định đấu thầu của chủ thầu của chủ đầu tƣ, trong đó ghi rõ các trƣờng hợp vi phạm quy chế (qui định) đấu thầu và trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi bên dự thầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Thông báo thắng thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu của cấp có thẩm quyền, Hợp đồng thi công,…

Bảo lãnh tiền ứng trước: Văn bản cam kết của các bên về số tiền ứng trƣớc, thời gian và tiến độ, phƣơng thức hoàn trả nguồn vốn,…

Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: Hợp đồng kinh tế quy định cụ thể về trách nhiệm bảo đảm chất lƣợng sản phẩm, các trƣờng hợp vi phạm nghĩa vụ của các bên,…

- Tiếp nhận kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ:

Kiểm tra tính đầy đủ về số lƣợng và tính chất pháp lý của hồ sơ bảo lãnh. Báo cáo trƣởng phòng xin ý kiến chỉ đạo: nếu đủ hồ sơ thì thực hiện bƣớc 2, nếu không thì yêu cầu bổ sung.

Bước 2: Thẩm định và ra quyết định bảo lãnh

- Thẩm định hồ sơ bảo lãnh

Tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ bảo lãnh. Năng lực pháp lý của khách hàng xin bảo lãnh.

Tính khả thi và khả năng trả nợ của dự án (bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh vay vốn).

Đánh giá rủi ro tiềm ẩn.

Thẩm định tài sản và các biện pháp đảm bảo cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh. Trong quá trình thẩm định, có thể tham khảo ý kiến của trƣởng phòng, lãnh đạo.

- Lập tờ trình và trình trƣởng phòng khách hàng doanh nghiệp

Trƣởng phòng kiểm tra lại hồ sơ và những nội dung trong tờ trình, bổ sung thêm những thông tin cần thiết nếu có.

- Ra quyết định bảo lãnh

Sau khi xem xét tờ trình của phòng khách hàng doanh nghiệp về bảo lãnh, lãnh đạo đơn vị ra quyết định về bảo lãnh.

Nếu không đƣợc phê duyệt, cán bộ tín dụng thảo công văn từ chối, trình lãnh đạo ký và trả lời cho khách hàng.

Bước 3: Phát hành bảo lãnh

- Hoàn chỉnh lại hồ sơ nếu cần thiết

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo

Sau khi bảo lãnh đƣợc phê duyệt, cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng thực hiện các biện pháp bảo đảm đã cam kết cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh: Thế chấp, cầm cố, ký quỹ, bảo lãnh của bên thứ 3,…

- Ký hợp đồng cấp bảo lãnh và phát hành cam kết bảo lãnh

Sau khi nhận lại tờ trình bảo lãnh đƣợc lãnh đạo phê duyệt, cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo hợp đồng cấp bảo lãnh và cam kết bảo lãnh. Sau đó

trình cho trƣởng phòng khách hàng doanh nghiệp kiểm soát và thông qua, tiếp theo là trình cho lãnh đạo đơn vị phê duyệt và gửi cho khách hàng.

Bước 4: Xử lý sau khi phát hành bảo lãnh

- Thu phí bảo lãnh

Cán bộ tín dụng phối hợp phòng kế toán để thu phí bảo lãnh theo thỏa thuận.

- Kiểm tra và theo dõi khách hàng

Cán bộ tín dụng kiểm tra, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hợp đồng. Hàng quý yêu cầu khách hàng gửi Báo cáo tài chính định kỳ, cuối năm yêu cầu khách hàng gửi Báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán.

- Kiểm tra giá trị tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh

Đối với loại tài sản đảm bảo là tiền ký quỹ: Kiểm tra số dƣ trên tài khoản ký quỹ để đảm bảo khả năng đảm bảo cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tài sản đảm bảo là máy móc thiết bị: Cán bộ tín dụng thƣờng xuyên kiểm tra hồ sơ cũng nhƣ trực tiếp đến hiện trƣờng kiểm tra, phòng ngừa trƣờng hợp mất cấp, giảm giá trị,…

Đối với bảo lãnh của bên thứ ba: Thƣờng xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của bên thứ ba.

- Theo dõi, đôn đốc bên đƣợc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh

Thƣờng xuyên theo dõi và đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh.

- Xử lý khi phải trả nợ thay

Trƣờng hợp đã dùng mọi biện pháp đôn đốc nhƣng khách hàng vẫn không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ với bên nhận bảo lãnh. Cán bộ tín dụng báo cáo trƣởng phòng khách hàng doanh nghiệp và lãnh đạo chi nhánh để thực hiện kiểm tra, lập biên bản, yêu cầu khách hàng giải trình nguyên nhân và xử lý theo các hƣớng:

Đàm phán với bên nhận bảo lãnh, hoặc bên cho vay để gia hạn thời gian trả nợ cho khách hàng.

Cho vay tạm thời chờ thanh toán để trả nợ thay nếu khách hàng bị chậm thanh toán và có nguồn trả nợ rõ ràng.

Cho khách hàng vay bắt buộc để trả nợ thay theo quy định hiện hành.

Bước 5: Kết thúc bảo lãnh

- Tất toán bảo lãnh

Sau khi khách hàng đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng bảo lãnh, cán bộ tín dụng báo cáo trƣởng phòng khách hàng doanh nghiệp và lãnh đạo chi nhánh thanh lý hợp đồng. Đồng thời cán bộ tín dụng thông báo cho kế toán tất toán số dƣ bảo lãnh.

- Giải tỏa tài sản đảm bảo cho nghĩa vụ đƣợc bảo lãnh

Xuất tài sản đảm bảo giao trả khách hàng.

Nhận xét: Qua quy trình trên, có thể thấy quy trình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thƣơng chi nhánh Sóc Trăng đƣợc thực hiện khá nghiêm ngặt và đầy đủ. Dù quy trình có nhiều bƣớc nhƣng thực tế cho thấy thời gian thực hiện quy trình khi khách hàng đến với chi nhánh không dài và có độ chính xác cao. Đạt đƣợc điều này chủ yếu nhờ vào trình độ nghiệp vụ cao của nhân viên chi nhánh nên chƣa xảy ra trƣờng hợp chậm trễ hay khiếu kiện về lỗi nghiệp vụ.

4.1.2 Thuận lợi, khó khăn và một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

Sau khi tìm hiểu về quy trình bảo lãnh tại ngân hàng và kết hợp với những quy định chung về bảo lãnh ngân hàng trong phần 2.1.1.4 Một số vấn đề chung về bảo lãnh ngân hàng, có thể thấy nghiệp vụ này của ngân hàng có những thuận lợi và không ít khó khăn:

4.1.2.1 Thuận lợi

- Quy trình bảo lãnh chặt chẽ, góp phần giảm thiểu rủi ro cho nghiệp vụ này. Cụ thể, cán bộ tín dụng luôn theo sát khách hàng ở từng khâu bên cạnh đó đốn đốc các bên thực hiện nghĩa vụ đã giao kết, từ đó góp phần hạn chế trƣờng hợp phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

- Quy định của pháp luật về phân loại khách hàng, lãi suất cho vay bắt buộc, khi xảy ra trƣờng hợp ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh góp phần tạo nên sức ép đối với bên đƣợc bảo lãnh. Bởi lẽ, nếu bên đƣợc bảo lãnh vì lý do nào đó không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã giao kết với bên nhận bảo lãnh thì không những bên đƣợc bảo lãnh mất đi một nguồn lợi, mà còn phải gánh chịu khoản lãi đáng kể của số tiền mà ngân hàng đã giải ngân để thay khách hàng thực hiện nghĩa vụ của mình (thƣờng là lãi phạt quá hạn và tối đa là 150% lãi trong hạn với khoản vay thông thƣờng có cùng kỳ hạn). Đây sẽ là một gánh nặng khá lớn với bên đƣợc bảo lãnh, bên cạnh đó, nếu xảy ra trƣờng hợp này, khách hàng cũng bị giảm tín nhiệm ở lần

vay tiếp theo, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng vay vốn. Vì những quy định nghiêm ngặt này mà bên đƣợc bảo lãnh sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình và ngân hàng cũng có thể có một nguồn thu khá an toàn.

4.1.2.2 Khó khăn và một số rủi ro trong hoạt động bảo lãnh

- Khi xảy ra trƣờng hợp phải thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng thì đó là một mối đe dọa lớn về nợ xấu của ngân hàng. Theo qui định về phân loại cam kết ngoại bảng thì khoản cho vay bắt buộc này đƣợc phân loại vào nợ xấu. Nợ xấu tăng là điều mà không một ngân hàng nào mong muốn, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến hình ảnh của ngân hàng với nhà đầu tƣ, đối tác và cả khách hàng,… Chính vì vậy, việc cung cấp dịch vụ này dù có thể đem lại một món lợi nhƣng đồng thời cũng là một nghiệp vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro mà cụ thể là rủi ro tín dụng. Cũng theo quy định về nghiệp vụ bảo lãnh, bên đƣợc bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà ngân hàng đã giải ngân ngay trong ngày, do vậy rủi ro tín dụng đối với nghiệp vụ này là rất lớn. Nó còn còn có liên hệ mật thiết với một loại rủi ro cũng khá phổ biến khác đó là rủi ro thanh khoản.

- Theo định nghĩa thì rủi ro thanh khoản là rủi ro khi mà ngân hàng không đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn hay nhu cầu của ngƣời gửi tiền (khả năng chi trả). Xét trong mối liên hệ với rủi ro tín dụng, có thể thấy rằng rủi ro thanh khoản là hệ quả của rủi ro tín dụng. Cụ thể, khi một số khoản tín dụng không đƣợc thu hồi đúng hạn, trong khi vốn huy động đã đến hạn thanh toán và các hợp đồng tín dụng khác đã ký kết và đến hạn giải ngân. Trong trƣờng hợp này ngân hàng phải tìm cách giải quyết thông qua sử dụng tiền mặt dự trữ, bán các tài sản Có (Tài sản) khác hay vay từ bên ngoài. Tiền mặt và các tài sản có tính thanh khoản cao giảm đi là một mối đe dọa về khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- Để có thể hạn chế những rủi ro và góp phần bù đắp phần nào những tổn thất (nếu có) của nghiệp vụ này, ngân hàng thƣờng yêu cầu nhiều về tài sản đảm bảo và khoản ký quỹ. Mặc dù đây là một biện pháp tốt đối với ngân hàng nhƣng mặt hạn chế của nó là làm giảm đi cơ hội sử dụng dịch vụ này của các doanh nghiệp còn non trẻ, năng lực tài chính chƣa đƣợc khẳng định.

Với những thuận lợi và khó khăn luôn tồn tại song song nhƣ vậy, đòi hỏi các nhà quản trị của ngân hàng hoạch định các chính sách linh hoạt và phù hợp với từng thời kỳ, từng đối tƣợng khách hàng.

4.1.3 Các sản phẩm bảo lãnh và biểu phí bảo lãnh tại ngân hàng Công thƣơng Sóc Trăng

Tại Ngân hàng Công thƣơng Sóc Trăng cũng có thực hiện các sản phẩm bảo lãnh tƣơng tự tại ngân hàng Hội sở nhƣ:

- Bảo lãnh tiền ứng trƣớc - Bảo lãnh vay vốn

- Bảo lãnh thanh toán thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu - Bảo lãnh bảo đảm chất lƣợng sản phẩm theo hợp đồng - Bảo lãnh thanh toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bảo lãnh dự thầu

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

- Bảo lãnh bảo hành

Các sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng khá đa dạng, tùy nhu cầu khách hàng và đặc điểm kinh tế xã trên địa bàn mà số lƣợng, quy mô phát sinh từng loại bảo lãnh là khác nhau và sẽ đƣợc phân tích ở phần sau.

Về phí bảo lãnh đƣợc tính theo từng khâu trong quy trình bảo lãnh, đƣợc áp dụng linh hoạt cho từng thời kỳ từng khách hàng nhƣ sau:

Bảng 4.1 Biểu phí từng giai đoạn trong quá trình cung cấp dịch vụ bảo lãnh

STT Nội dung Mức phí áp dụng

(chưa bao gồm VAT)

Mức/Tỷ lệ phí Tối thiểu 1 Phát hành bảo lãnh

- Phần giá trị ký quỹ hoặc đảm bảo số dƣ Tài khoản tiền gửi (TKTG) tại VietinBank

0,75% /năm

VND: 300.000 đ Ngoại tệ: 30

USD - Phần giá trị không ký quỹ hoặc không đƣợc

đảm bảo bằng số dƣ TKTG tại VietinBank. Đảm bảo bằng các tài sản có thanh khoản thấp.

2% /năm

2 Phát hành bảo lãnh bằng tiếng nƣớc ngoài đối với bảo lãnh trong nƣớc (thu thêm ngoài phí phát hành)

- Theo mẫu do khách hàng cung cấp 200.000 đ

- Biên dịch thƣ bảo lãnh 300.000 đ

3 Sửa đổi Bảo lãnh

- Sửa đổi tăng tiền, gia hạn Thu bằng phí phát hành

- Sửa đổi khác Theo thỏa thuận

VND: 100.000 đ Ngoại tệ: 20 USD 4 Huỷ bỏ bảo lãnh

- Do bảo lãnh hết hiệu lực Miễn phí

- Do Khách hàng yêu cầu VND: 100.000 đ Ngoại tệ: 20 USD 5

Thanh toán bảo lãnh do VietinBank phát

hành 0,2%/số tiền

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 49)