Khả năng bù đắp rủi ro

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 79 - 81)

Để có thể đánh giá đầy đủ hơn về thực trạng hoạt động bảo lãnh, tiếp theo ta xem xét hai chỉ tiêu cũng quan trọng không kém là chỉ tiêu khả năng bù đắp khoản vay có khả năng mất vốn và chỉ tiêu về khả năng bù đắp rủi ro tín dụng.

Bảng 4.10 Chỉ tiêu khả năng bù đắp khoản vay có khả năng mất vốn và chỉ tiêu về khả năng bù đắp rủi ro tín dụng.

ĐVT: Lần Năm 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 Khả năng bù đắp khoản vay mất vốn 1,82 1,20 1,81 1,75 1,59 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng 0,45 0,42 0,48 0,50 0,53

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng Công thương chi nhánh Sóc Trăng

Qua bảng trên có thể thấy rằng khả năng bù đắp khoản vay mất vốn của ngân hàng qua 3 năm là khá cao, luôn lớn hơn 1 và nhìn chung giảm rất ít. Có nghĩa là nếu 1 đồng nợ nhóm 5 do bảo lãnh trở thành khoản tín dụng không thể thu hồi thì ngân hàng sẽ có hơn 1 đồng từ dự phòng rủi ro dể bù đắp. Mặt dù vậy, chỉ tiêu này lại giảm mạnh trong năm 2012, từ 1,82 ở năm 2011 xuống còn 1,2 năm 2012 và sang 2013 chỉ tiêu này là 1,81. Kết hợp với những phân tích ở trên có thể thấy rằng, mặt dù nợ nhóm 5 do bảo lãnh có tăng so với năm 2012 nhƣng ngân hàng có yêu cầu nhiều hơn về tài sản đảm bảo và qua tìm hiểu tại ngân hàng đƣợc biết giá trị các tài sản đảm bảo luôn đƣợc bảo đảm hợp lý và bổ sung kịp thời, cho nên nợ nhóm 5 có tăng nhƣng dự phòng rủi ro không có biến động nhiều. Vì vậy chỉ tiêu khả năng bù đắp khoản vay mất vốn năm 2012 giảm khá mạnh so với năm 2011. Sang 2013, nợ nhóm 5 giảm mạnh và dự phòng rủi ro cũng không có biến động nhiều vì vậy chỉ tiêu này tăng từ 1,2 năm 2012 lên 1, 81 năm 2013. Xét riêng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu này không có biến động lớn và nhìn chung giảm nhẹ. Từ 1,75 ở 6 tháng đầu 2013 giảm còn 1,59 ở 6 tháng đầu 2014. Nguyên nhân là do nợ nhóm 5 do bảo lãnh của ngân hàng tăng và dự phòng rủi ro giảm nhẹ cho nên chỉ tiêu này giảm trong 6 tháng đầu năm 2014.

Về chỉ tiêu khả năng bù đắp rủi ro tín dụng, trong 3 năm 2011-2013, chỉ tiêu này nhìn chung là tăng và luôn trên 0,4, có nghĩa là nếu 1 đồng nợ xấu từ nghiệp vụ bảo lãnh trở thành nợ không thể thu hồi thì ngân hàng sẽ có 0,4 đồng từ dự phòng rủi ro để bù đắp. Dù khả năng bù đắp này còn thấp nhƣng với đặt thù của nghiệp vụ bảo lãnh thì bên đƣợc bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả ngay trong ngày cho ngân hàng khi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thay. Vì vậy,

khách hàng thƣờng cố gắng nhanh chóng trả nợ cho ngân hàng để không phải trả thêm phần lãi phạt chậm trả và không bị hạ mức tín nhiệm ở lần xin cấp tín dụng tiếp theo và đa phần các món bảo lãnh đều có TSĐB hoặc ký quỹ, vì vậy chi phí dự phòng đƣợc trích lập khá ít. Từ đó làm cho chỉ tiêu này thƣờng không đƣợc duy trì ở mức cao nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng và có thể giảm chi phí hoạt động góp phần làm tăng lợi nhuận. Đáng chú ý, chỉ tiêu này giảm đi còn 0,42 năm 2012 và tăng mạnh lên 0,48 năm 2013, nguyên nhân là do trong năm 2012 nợ xấu của ngân hàng tăng nhẹ so với năm 2011 trong khi đó dự phòng rủi ro đƣợc duy trì khá ổn định, vì vậy chỉ tiều này giảm ở nâm 2012, đến 2013, nợ xấu của ngân hàng giảm so với năm 2012 và dự phòng rủi ro không có biến động lớn, vì vậy chỉ tiêu khả năng bù đắp rủi ro tín dụng lại tăng lên trong năm 2013. Xét riêng trong 6 tháng đầu năm, chỉ tiêu này nhìn chung giảm và thƣờng ở mức trên 0,5. Chỉ tiêu này tăng từ 0,5 lần ở 6 tháng đầu 2013 lên 0,53 ở 6 tháng đầu 2014. Nguyên nhân là do dự phòng rủi ro ở 6 tháng đầu 2014 dù có giảm so với cùng kỳ nhƣng nợ xấu ở 6 tháng đầu 2014 giảm nhiều hơn mức giảm của dự phòng rủi ro, do đó chỉ tiêu này tăng trong 6 tháng đầu 2014.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)