2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013 và báo cáo bán niên 2013, 2014 thông qua phòng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thƣơng Sóc Trăng, từ các sách, báo, tạp chí,…có liên quan đến đề tài.
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả mà chủ yếu là phƣơng pháp phân tích so sánh tƣơng đối, tuyệt đối để phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Công thƣơng Sóc Trăng và một số nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng trong thời gian qua.
Cuối cùng, sử dụng kết quả của các phân tích trên để đƣa ra một số giải pháp nâng cao chất lƣợng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng công thƣơng Sóc Trăng.
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam và chi nhánh tỉnh Sóc Trăng phần Công thƣơng Việt Nam và chi nhánh tỉnh Sóc Trăng
Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 26/03/1988 (Theo nghị định số 53 của Hội đồng Bộ trƣởng) sau khi đƣợc tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam với tên gọi Ngân hàng Chuyên doanh Công thƣơng Việt Nam.
Ngày 11/04/1990, đổi tên từ Ngân hàng Chuyên doanh Công thƣơng Việt Nam thành Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trƣởng).
Ngày 15/04/2008, Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam quyết định đổi thƣơng hiệu từ INCOMBANK sang thƣơng hiệu mới là VIETINBANK.
Ngày 08/07/2009, công bố quyết định đổi tên từ Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam thành Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam (Theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam số 142, ngày 03/07/2009).
Để mở rộng mạng lƣới cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu giao dịch thuận tiện trong quá trình hoạt động kinh doanh thì Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh CầnThơ đã thành lập các phòng giao dịch tại Thành phố Cần Thơ, Trà Nóc, Cái Tắc, Phong Điền, An Thới, và Sóc Trăng.
Phòng giao dịch Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam tại Sóc Trăng đƣợc thành lập và đi vào hoạt động vào đầu năm 1995. Đến ngày 15/01/2001, phòng giao dịch Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam tại Sóc Trăng chính thức đƣợc nâng cấp thành chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Cần Thơ theo Quyết định số: 098/QĐ 29 của Tổng giám đốc Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế tỉnh Sóc Trăng thì vào ngày 15/04/2005, Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng chính thức đƣợc nâng cấp thành Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng Việt Nam (Theo quyết định số: 090/QĐ – Hội Đồng Quản Trị NH Công thƣơng 1).
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các bộ phận của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Công thƣơng Sóc Trăng đƣợc thể hiện trong sơ đồ
Nguồn: Phòng hành chính – Ngân hàng TMCP Công thương Sóc Trăng
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động Ngân hàng Công thƣơng chi nhánh tỉnh Sóc Trăng
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng:
Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng lúc thành lập có trụ sở chi nhánh đặt tại Số 67A Lê Lợi, Phƣờng 6, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng sau đó chuyển về 139 Trần Hƣng Đạo, Phƣờng 3, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng. Ngoài trụ sở chi nhánh và các phòng ban chuyên trách phục vụ hoạt động, Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng còn có 3 phòng giao dịch tại số 67A Lê Lợi, Phƣờng 6, Thành phố Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng và 2 phòng giao dịch tại huyện Trần Đề và huyện Mỹ Xuyên.
Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế toán Phòng Kinh doanh Phòng Hành chính Phòng QLRR& Nnợ có vấn đề Phòng Kiểm soát Nội bộ Phòng Ngân Quỹ Phòng Giao dịch Trần Đề Phòng Giao dịch Lê Lợi Phòng Giao dịch Mỹ Xuyên
a) Giám Đốc: Lãnh đạo trực tiếp mọi hoạt động của Ngân hàng, đề ra các chiến lƣợc hoạt động phát triển kinh doanh và xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức hạch toán kinh tế, phân phối tiền lƣơng, thƣởng và phúc lợi khác cho nhân viên dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh phù hợp với chế độ kế toán, quy định của Ngân hàng và Pháp luật.
Phân công Phó Giám Đốc tham gia các cuộc họp trong và ngoài ngành liên quan trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh, điều hành hoạt động của đơn vị khi Giám Đốc vắng mặt. Giám Đốc có trách nhiệm giải trình và chịu trách nhiệm về các vấn đề nằm trong quyền hạn quản lý của Giám Đốc tại chi nhánh.
b) Phó Giám Đốc: Thay mặt Giám Đốc điều hành công việc tại đơn vị theo văn bản ủy quyền và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám Đốc yêu cầu. + Giám sát hoạt động của các đơn vị trực thuộc và đôn đốc việc thực hiện quy chế đề ra.
+ Tham gia góp ý với Giám Đốc trong việc thực hiện nghiệp vụ của Ngân hàng và phụ trách kế hoạch kinh doanh.
c) Phòng kiểm soát nội bộ: Thực hiện các chức năng kiểm soát tình hình hoạt động tại Ngân hàng.
+ Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của Ngân hàng và một số công việc giám sát khác theo quy định của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng.
+ Phòng kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng đặt tại phòng giao dịch Lê Lợi.
+ Khác cơ cấu tổ chức của một số Ngân hàng thƣơng mại khác, Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng phân chia bộ phận tín dụng thành 2 bộ phận phụ trách khách hành doanh nghiệp và phụ trách khách hàng cá nhân.
d) Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là bộ phận chuyên phụ trách các vấn đề về khách hàng doanh nghiệp.
+ Giao dịch trực tiếp với khách hàng có nhu cầu vai vốn, phân công cán bộ tín dụng thẩm định, hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
+ Thực hiện thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu và các thanh toán khác qua tài khoản cho doanh nghiệp có yêu cầu.
+ Thực hiện mua ngoại tệ từ các doanh nghiệp xuất khẩu và bán lại cho các đơn vị có nhu cầu theo quy định của pháp luật.
+ Nhận tiền gửi thanh toán và các loại tiền gửi khác của doanh nghiệp.
e) Phòng khách hàng cá nhân: là bộ phận chuyên trách các vấn đề về khách hàng cá nhân.
+ Giao dịch trực tiếp với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn, phân công cán bộ xem xét, hƣớng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn.
+ Thực hiện thanh toán qua tài khoản Ngân hàng cho khách hàng. + Nhận tiền gửi của khách hàng theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của khách hàng theo quy định.
f) Phòng điện toán: là bộ phận chuyên trách các vấn đề công nghệ thông tin và quản lý thông qua hệ thống máy tính của Ngân hàng.
g) Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Tổng hợp, báo cáo tình hình nợ xấu, nợ có vấn đề tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Sóc Trăng. Thẩm định hồ sơ nợ xấu và nợ có vấn đề và đề xuất giải pháp xử lý.
+ Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ khi phát hiện nợ xấu và nợ có vấn đề. + Kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro khác tại Ngân hàng.
h) Phòng kế toán ngân quỹ:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê thanh toán theo quy định của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹ tiền lƣơng của Ngân hàng.
+ Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng, tổng hợp, lƣu trữ tài liệu hồ sơ về hạch toán và báo cáo, thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nƣớc, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nƣớc theo luật định.
+ Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
+ Thực hiện các nghiệp vụ khác theo yêu cầu của Giám Đốc.
i) Phòng tổ chức hành chính:
+ Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ lực lƣợng công nhân viên chức, biên chế cũng nhƣ hợp đồng trong việc tham gia các hoạt động của đơn vị.
+ Lập các thử tục cần thiết trình lên Ban Giám Đốc ra quyết định đề nghị nâng bậc lƣơng hoặc kỹ thuật, có trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản của đơn
vị, giám sát trong ngoài, tiếp nhận thông tin, tin tức có liên quan trình lên Ban Giám Đốc. Các sản phẩm dịch vụ *Khách hàng cá nhân: + Dich vụ thẻ; + Tiết kiệm; + Cho vay; + Tài khoản; + Kiều hối;
+ Kinh doanh ngoại tệ; + E-Banking; + Sản phẩm khác. *Khách hàng doanh nghiệp + Tiền gửi; + Cho vay; + Chuyển tiền;
+ Thanh toán xuất nhập khẩu; + Tài khoản;
+ Kho quỹ;
+ Kinh doanh ngoại tệ; + Bảo lãnh;
+ E-Banking; + Sản phẩm khác.
3.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011 - Tháng 6/2014
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng nhƣ các tổ chức kinh tế khác gồm các yếu tố về doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Giai đoạn 2011- Tháng 6/2014, kinh tế xã hội trong nƣớc và quốc tế có nhiều biến động và làm ảnh hƣởng ít nhiều đến hoạt động của Ngân hàng, mặc dù vậy, Ngân hàng
TMCP Công thƣơng Sóc Trăng vẫn đạt đƣợc một số thành tựu nhất định về kết quả hoạt động kinh doanh.
3.2.1 Phân tích doanh thu
Xét về doanh thu, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu mang đến các nguồn thu từ lãi, thu ngoài lãi (gồm: thu từ hoạt động dịch vụ, hoạt động ngoại hối và một số khoản thu khác). Các khoản thu này đƣợc trình bày ở bảng dƣới.
Bảng 3.1 Doanh thu Ngân hàng Công TMCP thƣơng chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2011-T6/2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm Mức tăng trƣởng 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011- 2012 2012 - 2013 6Th.2013 - 6Th.2014
Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % %
Thu từ lãi 45.785 53.985 67.560 32.580 31.753 17,91 25,15 (2,54)
Thu ngoài
lãi 8.660 10.055 13.855 5.380 5.698 16,11 37,79 5,91
Tổng 54.445 64.040 81.415 37.960 37.451 17,62 27,13 (1,34)
Qua bảng trên có thể thấy doanh thu của Ngân hàng tăng qua các năm. Giai đoạn năm 2011-2012, doanh thu tăng trƣởng ở mức khá, năm 2012 là 64.040 triệu đồng, tăng 17,62% so với năm 2011. Sang giai đoạn 2012-2013, doanh thu tăng trƣởng mạnh hơn, doanh thu năm 2013 so với 2012 tăng 27,13% (doanh thu đạt đƣợc năm 2013 là 81.415 triệu đồng). Nguyên nhân của kết quả đáng khích lệ này là do trong giai đoạn này, Ngân hàng có những biện pháp tích cực thu hút khách hàng bằng các chính sách ƣu đãi về lãi suất, từ đó doanh số cho vay trong thời gian này tăng liên tục (doanh số cho vay năm 2011, 2012, 2013 lần lƣợc là: 2.754.070 triệu đồng, 3.727.148 triệu đồng và 4.722.231 triệu đồng). Qua đó đem lại nguồn thu lớn về lãi cho Ngân hàng góp phần làm tăng doanh thu. Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) với tiềm năng lớn về thủy hải sản và trồng lúa, với tiềm năng vốn có cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng về vốn, về các dịch vụ thanh toán, điều này đem lại lợi ích không nhỏ cho cá nhân, doanh nghiệp và cả Ngân hàng. Thu ngoài lãi luôn đóng vai trò không nhỏ trong doanh thu của Ngân hàng, đây cũng đƣợc xem là một nguồn thu khá lớn, nhìn chung tăng liên tục và có tốc độ tăng cao hơn hẳn so với thu từ lãi. Năm 2011 thu ngoài lãi của Ngân hàng là 8.660 triệu đồng lên 13.885 triệu đồng năm 2013, tốc độ tăng các năm nhìn chung luôn cao hơn tốc độ tăng của thu từ lãi.
Xét riêng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm thì doanh thu có sự biến động mạnh. Đến hết 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu giảm đi 1,34% so với cùng kỳ 2013. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ là do trong thời gian này, các doanh nghiệp trên địa bàn giải thể hàng loạt trong khi số doanh nghiệp đăng kí mới còn rất ít. Cụ thể tính từ đầu năm đến cuối tháng 5/2014, toàn tỉnh có thêm 78 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, có 253 doanh nghiệp bị giải thể, trong đó có 20 doanh nghiệp chủ động làm thủ tục giải thể do không còn hoạt động (tăng 17,6% so với cùng kỳ), còn lại 233 doanh nghiệp buộc phải giải thể sau đợt kiểm tra của ngành chức năng do không còn hoạt động từ nhiều năm và đã bị đóng mã số thuế. (Trần Quang, 2014). Điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng cũng chƣa thể hỗ trợ hết cho các doanh nghiệp vì đa phần các doanh nghiệp này còn hạn chế về năng lực tài chính và thƣờng không đáp ứng hết yêu cầu của Ngân hàng. Do đó, trong thời gian này doanh số cho vay của Ngân hàng giảm từ đó làm mất đi một khoản thu khá lớn.
3.2.2 Phân tích chi phí
Bên cạnh danh thu, chi phí cũng là một phần quan trong trong hoạt động của Ngân hàng nó cũng là một chỉ tiêu cần đƣợc xem xét khi đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp.
Bảng 3.2 Tổng hợp chi phí trong kinh doanh Ngân hàng TMCP Công thƣơng chi nhánh Sóc Trăng 2011-T6/2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm Mức tăng trƣởng 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011 - 2012 2012 - 2013 6Th.2013 - 6Th.2014 Triệu
đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % %
Chi phí trả lãi 41.230 48.565 61.955 29.877 29.886 17,79 27,57 0,03
Chi phí ngoài
lãi 2.570 3.460 4.530 2.208 2.027 34,63 30,92 (8,20)
Tổng 43.800 52.025 66.485 32.085 31.913 18,78 27,79 (0,54)
Qua quan sát từ các số liệu trên có thể thấy chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng qua các năm. Giai đoạn 2011-2012 tăng 18,78% và giai đoạn 2012- 2013 tăng 27,79%. Chi phí hoạt động của Ngân hàng tăng mạnh ở giai đoạn sau, trong đó tăng mạnh nhất ở chi phí lãi, từ mức 48.565 triệu đồng năm 2012 lên 61.955 triệu đồng năm 2013. Nguyên nhân là do giai đoạn 2012 - 2013, vốn huy động của Ngân hàng tăng khá mạnh mà chủ yếu là tăng trong lƣợng tiền gửi tiết kiệm. Sóc Trăng có thế mạnh về nông nghiệp, cƣ dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực này, trong giai đoạn này, sản lƣợng lúa tăng liên tục trong khi giá cả biến động không nhiều. Từ đó góp phần làm tăng lƣợng tiền nhàn rỗi trong dân, bằng những chƣơng trình khuyến khích gửi tiết kiệm hấp dẫn nhƣ loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn lãi suất bậc thang theo số dƣ tiền gửi, tiết kiệm tích lũy đa năng,…Ngân hàng đã huy động đƣợc lƣợng vốn lớn kéo theo chi phí tăng trong giai đoạn này.