Dự phòng rủi ro từ nghiệp vụ bảo lãnh

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 77 - 79)

Tiếp theo là phân tích về dự phòng rủi ro phát sinh từ nghiệp vụ bảo lãnh, khoản dự phòng này gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể nhƣ các khoản cấp tín dụng khác. Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro bên cạnh yêu cầu về tài sản đảm bảo.

Bảng 4.9 Dự phòng rủi ro từ bảo lãnh của chi nhánh

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp – Ngân hàng Công thương chi nhánh Sóc Trăng

Chỉ tiêu

Năm Số tuyệt đối

2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011-2012 2012-2013 6 Th .2013 - 6Th.2014 Dự phòng chung 1,05 1,06 1,03 0,87 0,86 0,01 (0,03) (0,01) Dự phòng cụ thể 18,84 20,72 19,09 5,70 5,67 1,88 (1,63) (0,03) Tổng DPRR nghiệp vụ bảo lãnh 19,89 21,78 20,12 6,57 6,53 1,89 (1,66) (0,04) Tổng DPRR của chi nhánh 829,13 899,39 816,13 265,85 278,46 70,26 (83,26) 12,61

Qua bảng trên có thể thấy rằng, dự phòng chung do nghiệp vụ bảo lãnh biến động không nhiều qua các năm, từ 1,05 triệu đồng năm 2011 còn 1,03 triệu đồng năm 2013. Xét riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, dự phòng chung của biến động ít so với cùng kỳ năm 2013 và phổ biến ở khoảng trên 0,85 triệu đồng. Về dự phòng cụ thể, cũng nhƣ dự phòng chung, dự phòng cụ thể biến động không nhiều trong thời gian này. Giai đoạn 3 năm 2011-2013, dự phòng cụ thể giao động ở mức 19-20 triệu đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013, dự phòng cụ thể giao động ở mức sấp sĩ 6 triệu đồng và không có biến động nhiều.

Mặc dù giá trị nhận bảo lãnh hay nhận nợ bắt buộc trong thời gian này tăng qua các năm, nhƣng chính sách tín dụng của ngân hàng trong việc hƣớng khách hàng đến sử dụng sản phẩm giá rẻ trên cơ sở tài sản đảm bảo hay ký quỹ đã phát huy hiệu quả. Từ đó chi phí dự phòng cũng không có biến động nhiều, tạo điều kiện để chi nhánh có thêm lợi nhuận. Ngoài sự hiệu quả của quy trình bảo lãnh, cũng cần xem xét chính sách về phí bảo lãnh, rõ ràng việc hƣớng khách hàng vào biểu phí thấp vì có sử dụng biện pháp đảm bảo đã phát huy hiệu quả, điều này đƣợc hản ánh bởi số vụ ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dù có xảy ra với giá trị khá nhiều tuy nhiên chi phí dự phòng biến động không nhiều.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)