Phân tích doanh thu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 42 - 45)

Xét về doanh thu, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng chủ yếu mang đến các nguồn thu từ lãi, thu ngoài lãi (gồm: thu từ hoạt động dịch vụ, hoạt động ngoại hối và một số khoản thu khác). Các khoản thu này đƣợc trình bày ở bảng dƣới.

Bảng 3.1 Doanh thu Ngân hàng Công TMCP thƣơng chi nhánh Sóc Trăng giai đoạn 2011-T6/2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm Mức tăng trƣởng 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011- 2012 2012 - 2013 6Th.2013 - 6Th.2014

Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % % %

Thu từ lãi 45.785 53.985 67.560 32.580 31.753 17,91 25,15 (2,54)

Thu ngoài

lãi 8.660 10.055 13.855 5.380 5.698 16,11 37,79 5,91

Tổng 54.445 64.040 81.415 37.960 37.451 17,62 27,13 (1,34)

Qua bảng trên có thể thấy doanh thu của Ngân hàng tăng qua các năm. Giai đoạn năm 2011-2012, doanh thu tăng trƣởng ở mức khá, năm 2012 là 64.040 triệu đồng, tăng 17,62% so với năm 2011. Sang giai đoạn 2012-2013, doanh thu tăng trƣởng mạnh hơn, doanh thu năm 2013 so với 2012 tăng 27,13% (doanh thu đạt đƣợc năm 2013 là 81.415 triệu đồng). Nguyên nhân của kết quả đáng khích lệ này là do trong giai đoạn này, Ngân hàng có những biện pháp tích cực thu hút khách hàng bằng các chính sách ƣu đãi về lãi suất, từ đó doanh số cho vay trong thời gian này tăng liên tục (doanh số cho vay năm 2011, 2012, 2013 lần lƣợc là: 2.754.070 triệu đồng, 3.727.148 triệu đồng và 4.722.231 triệu đồng). Qua đó đem lại nguồn thu lớn về lãi cho Ngân hàng góp phần làm tăng doanh thu. Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông cửu long (ĐBSCL) với tiềm năng lớn về thủy hải sản và trồng lúa, với tiềm năng vốn có cùng với sự hỗ trợ của Ngân hàng về vốn, về các dịch vụ thanh toán, điều này đem lại lợi ích không nhỏ cho cá nhân, doanh nghiệp và cả Ngân hàng. Thu ngoài lãi luôn đóng vai trò không nhỏ trong doanh thu của Ngân hàng, đây cũng đƣợc xem là một nguồn thu khá lớn, nhìn chung tăng liên tục và có tốc độ tăng cao hơn hẳn so với thu từ lãi. Năm 2011 thu ngoài lãi của Ngân hàng là 8.660 triệu đồng lên 13.885 triệu đồng năm 2013, tốc độ tăng các năm nhìn chung luôn cao hơn tốc độ tăng của thu từ lãi.

Xét riêng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm thì doanh thu có sự biến động mạnh. Đến hết 6 tháng đầu năm 2014 doanh thu giảm đi 1,34% so với cùng kỳ 2013. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 giảm nhẹ là do trong thời gian này, các doanh nghiệp trên địa bàn giải thể hàng loạt trong khi số doanh nghiệp đăng kí mới còn rất ít. Cụ thể tính từ đầu năm đến cuối tháng 5/2014, toàn tỉnh có thêm 78 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, có 253 doanh nghiệp bị giải thể, trong đó có 20 doanh nghiệp chủ động làm thủ tục giải thể do không còn hoạt động (tăng 17,6% so với cùng kỳ), còn lại 233 doanh nghiệp buộc phải giải thể sau đợt kiểm tra của ngành chức năng do không còn hoạt động từ nhiều năm và đã bị đóng mã số thuế. (Trần Quang, 2014). Điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, Ngân hàng cũng chƣa thể hỗ trợ hết cho các doanh nghiệp vì đa phần các doanh nghiệp này còn hạn chế về năng lực tài chính và thƣờng không đáp ứng hết yêu cầu của Ngân hàng. Do đó, trong thời gian này doanh số cho vay của Ngân hàng giảm từ đó làm mất đi một khoản thu khá lớn.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh tỉnh sóc trăng giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 42 - 45)