hàng thƣờng mang lại rủi ro cho ngƣời mua, do vậy việc trả tiền hàng trƣớc thƣờng ít phát sinh. Đối với bảo lãnh thanh toán, đây là một trong số các loại bảo lãnh truyền thống của ngân hàng đƣợc đông đảo ngƣời sử dụng biết đến. Ngoài ra, loại bảo lãnh này thƣờng đƣợc sử dụng trong mua bán hàng hóa nên mật độ xuất hiện cao hơn so với các loại bảo lãnh khác.
Đến hết 6 tháng đầu năm 2014, bảo lãnh thanh toán có xu hƣớng giảm so với cùng kỳ năm 2013, riêng bảo lãnh tiền ứng trƣớc lại có xu hƣớng tăng so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do trong thời gian này hoạt động mua bán trên địa bàn còn gặp khó khăn, do thiếu hụt về nguồn cung nguyên liệu bị ảnh hƣởng từ các mùa vụ trƣớc, cùng với những hạn chế về lƣợng khách hàng do các danh nghiệp giải thể hàng loạt từ đầu năm.
Cũng có thể thấy rằng các loại bảo lãnh có phát sinh tại chi nhánh chƣa đa dạng và thƣờng là các loại bảo lãnh khá quen thuộc. Đối với các loại bảo lãnh khác, đƣợc biết khách hàng vẫn còn chƣa quen trong áp dụng, kèm theo tâm lý ngại rủi ro, vì vậy họ thƣờng sử dụng các loại bảo lãnh truyền thống. Mặc dù ngân hàng có thƣờng xuyên cử cán bộ đi tiếp thị sản phẩm đến từng khách hàng, nhƣng chủ yếu vẫn là các vấn đề liên qua đến những sản phẩm truyền thống của ngân hàng nhƣ lãi suất cho vay, các sản phẩm tiết kiệm, các phƣơng tiện thanh toán mới,…chƣa chú ý đến các hoạt động ngoại bảng đem lại nguồn thu không lớn cho ngân hàng. Vì vậy, khách hàng còn mới lạ với các loại bảo lãnh khác.
4.1.5 Số món bảo lãnh có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ của khách hàng hàng
Tiếp theo là xem xét về số món bảo lãnh có tài sản đảm bảo hoặc khoản ký quỹ của khách hàng. Đây là một yếu tố quan trọng góp phần đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng. Bảo lãnh có tài sản đảm bảo hoặc khoản ký quỹ đƣợc xem là một trong số các biện pháp giúp ngân hàng hạn chế rủi ro cho nghiệp vụ này.
Số món bảo lãnh có nhận tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ đƣợc thể hiện qua bảng bên dƣới
Bảng 4.5 Số món bảo lãnh phát sinh trong kỳ Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ trọng 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 2011 2012 2013 6Th.2013 6Th.2014 Món Món Món Món Món % % % % % Có TSĐB hoặc ký qũy 804 921 1.140 587 652 99,26 99,03 99,13 99,49 99,54 Không có TSĐB hoặc ký quỹ 6 9 10 3 3 0,74 0,97 0,87 0,51 0,46 Tổng 810 930 1.150 590 655 100 100 100 100 100
Qua bảng trên có thể nhận thấy số món bảo lãnh phát sinh tại chi nhánh tăng liên tục qua các năm, từ 810 món ở năm 2011 lên 1.150 món ở năm 2013 và tăng từ 590 món ở 6 tháng đầu năm 2013 lên 655 món ở 6 tháng đầu năm 2014. Đa phần các món bảo lãnh phát sinh đều có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ (luôn trên 99%), đây là kết quả mà ngân hàng hƣớng đến. Nhƣ đã phân tích trong phần biểu phí bảo lãnh, rõ ràng rằng khách hàng đƣợc ƣu đãi nhiều hơn khi có kỹ quỹ hay tài sản đảm bảo khi giao dịch bảo lãnh, với ngân hàng, khoản ký quỹ của khách hàng vẫn đƣợc trả lãi dù không nhiều. Nhờ đó mà cả ngân hàng và khách hàng đều có lợi, ngân hàng có thêm nguồn vốn giá rẻ để cho vay kiếm lời, khách hàng đƣợc tính phí thấp đồng thời có thêm 1 khoản lãi do ngân hàng trả cho khoản ký quỹ.
Tuy nhiên một số trƣờng hợp ngân hàng vẫn chấp nhận các hợp đồng bảo lãnh bằng uy tín của bên đƣợc bảo lãnh, đó là các trƣờng hợp khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, uy tín lớn trên thị trƣờng và là khách hàng lớn của ngân hàng,…Loại bảo lãnh này phát sinh đối với các khách hàng lớn và đƣợc ngân hàng đánh giá cao, nhờ vậy mà ngân hàng giữ đƣợc khách hàng, số lƣợng khách hàng gắn bó lâu dài với ngân hàng ngày càng nhiều. Tuy nhiên việc nhận bảo lãnh không có TSĐB hoặc ký quỹ này đem lại rủi ro cao hơn cho ngân hàng khi mà môi trƣờng kinh doanh luôn biến động không ngừng.
Ngoài việc đánh giá về số lƣợng các hợp đồng không có TSĐB hoặc ký quỹ cũng cần xem xét về tình hình thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng trong phần dƣới.