hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định
Công tác quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo là một nội dung quan trọng của pháp luật về giáo dục và đào tạo. Nó không những là một nội dung của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo mà còn là hoạt động nhằm bảo đảm pháp luật về giáo dục và đào tạo được tổ chức và thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội. Có thể nói rằng toàn bộ những nội dung của pháp luật về giáo dục và đào tạo có bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh hay không phụ thuộc rất lớn vào công tác quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Do đó, để bảo đảm vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo thì yêu cầu bắt buộc là phải có hoạt động quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo.
Trong thời gian qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng công tác quản lý của Nhà nước về
giáo dục và đào tạo cũng bộc lộ những mặt còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Thể hiện là đã ban hành khá nhiều văn bản pháp luật về giáo dục và đào tạo, song vẫn còn những lĩnh vực chưa đề cập, đặc biệt là công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; việc sơ tổng kết tiến hành chưa kịp thời; công tác bồi dưỡng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hiệu quả chưa cao... đã làm giảm hiệu quả thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định. Để công tác quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo trở thành yếu tố quan trọng bảo đảm việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo cần phải tăng cường công tác quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Các mặt cần làm tốt để tăng cường quản lý của Nhà nước về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay là:
- Quan tâm hơn nữa công tác ban hành văn bản pháp qui để cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo; chú trọng ban hành các văn bản có nội dung xây dựng cơ chế, chính sách, hình thức tổ chức và phương thức thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo phù hợp với đặc thù của tình hình của địa phương.
- Tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thường xuyên quan tâm việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Tăng cường công tác sơ kết, tổng kết, làm tốt công tác thi đua khen thưởng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; đặc biệt quan tâm chỉ đạo việc thực hiện đối với những địa bàn còn khó khăn.
- Thực hiện Nghị định phân cấp quản lý giáo dục của Chính phủ. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm cụ thể hóa các chính sách giáo dục, huy động nguồn lực, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
giáo dục, đảm bảo phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương.
- Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định 166/2004/NĐ-CP ngày 16/9/2004 về quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục với các yêu cầu: Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy quản lý giáo dục ở địa phương; xây dựng cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý giáo dục của Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục - Đào tạo.