nhà trường, gia đình và xã hội.
Để pháp luật về giáo dục và đào tạo phát huy hết hiệu lực, hiệu quả cần có sự kết hợp hài hoà giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó các cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt trong thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng, làm nòng cốt để nâng cao chất lượng giáo dục. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm và xây dựng được một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đông đảo, phần lớn có đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ mới đòi hỏi phải có sự quan tâm nhiều hơn nữa để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tránh được những hạn chế và bất cập, vươn lên thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, thực sự làm nòng cốt trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo.
1.2.3. Hình thức và nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đàotạo tạo
1.2.3. Hình thức và nội dung thực hiện pháp luật về giáo dục và đàotạo tạo thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo cũng có những nét chung của các hình thức thực hiện pháp luật, đó là:
Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về giáo dục và đào tạo là hình thức thực
hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm. Ví dụ: Điều 63a Luật Giáo dục năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) qui định: “Nhà giáo không