Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo để thực hiện mục tiêu của Đảng và

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình định hiện nay (Trang 81 - 82)

hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta: giáo dục là quốc sách hàng đầu

Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2010 và về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi giáo dục và đào tạo phải phát triển mạnh mẽ để góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ; xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân vừa là thời cơ, vừa tạo ra thách thức to lớn đối với giáo dục và đào tạo nước ta.

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, có nghĩa là chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước có tầm quan trọng vào hàng thứ nhất trong tất cả chính sách khác. Muốn giáo dục là quốc sách hàng đầu thì phải đầu tư cán bộ, chính sách ưu tiên và tổ chức quản lý. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ yêu cầu về quyền được học tập của nhân dân. Phát triển giáo dục cả hai mặt: số lượng và chất lượng; trong đó phát triển số lượng là quan trọng, phát triển chất lượng là quyết định, vì chất lượng quyết định hiệu quả của phát triển giáo dục.

Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là cách thức tốt nhất để đưa pháp luật về giáo dục và đào tạo

vào cuộc sống, tích cực thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Có thực hiện tốt những quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo sẽ góp phần hạn chế những vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; góp phần phổ biến giáo dục pháp luật và xây dựng thói quen, ý thức pháp luật sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

Nền giáo dục Việt Nam phải là nền giáo dục của dân, do dân, vì dân, hướng tới một xã hội học tập. Hệ thống giáo dục không chỉ dành cho tuổi trẻ mà còn dành cho tất cả mọi người để học tập suốt đời, trong đó học theo trường lớp chính qui và không chính qui đều có thể đạt được trình độ mong muốn về kiến thức và kỹ năng. Nhà nước cần tạo cơ chế mạnh dạn huy động nguồn lực và trí tuệ từ nhân dân để phát triển giáo dục và có chính sách bảo đảm bình đẳng giữa trường công lập và trường ngoài công lập. Gắn chặt hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Qua thực tiễn thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua cho thấy những hạn chế, yếu kém của công tác này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là còn nhiều cấp ủy, chính quyền, cán bộ, nhân dân chưa nhận thức đầy đủ quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Có sự nhận thức đúng đắn và đầy đủ tư tưởng, quan điểm của Đảng và nội dung pháp luật của Nhà nước về giáo dục và đào tạo thì việc tổ chức thực hiện mới đạt hiệu quả cao. Do đó, giải pháp đầu tiên là các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ và nhân dân trong toàn tỉnh phải nhận thức đúng đắn quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu và vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình định hiện nay (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w