Xây dựng cơ chế phù hợp và tạo lập môi trường xã hội thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình định hiện nay (Trang 90 - 94)

lợi cho việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định

Để đảm bảo thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo trong đời sống xã hội phải xây dựng cơ chế thực hiện phù hợp với đặc thù của địa phương, một vùng đất ven biển miền Trung “ chẳng những là đất võ mà còn là đất văn nữa”. Chủ thể của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo rất đa dạng và

rộng khắp cho nên khi có cơ chế phù hợp sẽ huy động được nhiều sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh nhà. Chú ý vận dụng hài hòa giữa pháp luật với truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, tôn trọng người tài... để thúc đẩy việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở địa phương, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nước ta mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “... đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính qui và không chính qui, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập ” [25, tr.109]; “thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục” [25, tr.111].

Tỉnh Bình Định là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đông nhất là người Bana, Chăm, Hơrê. Các dân tộc thiểu số này sống chủ yếu ở vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn nghèo nàn, địa hình khá phức tạp, đi lại khó khăn. Để tạo điều kiện cho đồng bào người dân tộc được học tập, tỉnh cần quan tâm tổ chức tốt việc định canh, định cư, thành lập làng, bản; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; mở trường, lớp phù hợp với đặc thù sinh sống của đồng bào, thuận lợi việc học tập, qua đó Nhà nước tổ chức thực hiện chủ trương về phổ cập giáo dục; tổ chức hình thức học tập nội trú, bán trú tuỳ theo cấp học, ngành học; thực hiện việc cử tuyển con em người dân tộc thiểu số học các trường đại học, trung học chuyên nghiệp...

Môi trường xã hội thuận lợi là điều kiện đảm bảo việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, môi trường xã hội ấy phải đầy đủ các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội thuận lợi phù hợp bảo đảm thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo. Để ngăn chặn, hạn chế và giải quyết các vi phạm pháp luật về giáo dục và đào tạo thì môi trường xã hội thuận lợi có vai trò rất quan trọng, nó vừa là điều kiện bảo đảm pháp luật về giáo dục và đào tạo được thực

hiện nghiêm chỉnh trong đời sống xã hội, vừa là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo.

Hiệu quả của thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo phụ thuộc vào các yếu tố như hệ thống pháp luật, trình độ văn hoá pháp lý của cán bộ và nhân dân, môi trường xã hội và điều kiện vật chất bảo đảm cho việc thực hiện. Do đó, bảo đảm việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo là tạo lập môi trường xã hội cho hoạt động này, kết hợp chặt chẽ với các phong trào vận động phát triển kinh tế, văn hoá... ở địa phương để đẩy mạnh công tác thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, tạo nên một phong trào rộng khắp và đồng bộ giữa các thành viên trong xã hội.

Ở tỉnh Bình Định trong những năm vừa qua cho thấy rằng hệ thống chính trị các cấp được giữ vững, dân chủ xã hội tiếp tục được mở rộng; bên cạnh đó, tỉnh đã không ngừng tập trung đầu tư và có những chính sách thông thoáng để phát triển kinh tế; các vấn đề xã hội cũng được chú ý giải quyết tốt hơn; đại bộ phận nhân dân có đời sống ổn định và từng bước được cải thiện đáng kể về nhiều mặt, các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện chu đáo, hoạt động văn hoá thông tin ngày càng được mở rộng, các cuộc vận động xây dựng cuộc sống mới được đẩy mạnh... Tất cả những yếu tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định trong thời gian qua.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội ở tỉnh Bình Định cũng còn những tồn tại cần phải có biện pháp khắc phục như tỉ lệ thất nghiệp còn ở mức cao, đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận nhân dân còn khó khăn, công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, bảo vệ môi trường có những cố gắng nhưng còn yếu. Công tác lãnh đạo của một số cấp uỷ, tổ chức Đảng chưa tốt, năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp còn có mặt hạn chế, chưa theo kịp với yêu cầu của nhiệm vụ mới; pháp chế xã hội chủ nghĩa

trên các mặt quản lý nhà nước chưa được tăng cường, phong trào quần chúng phát triển chưa đều khắp... Đánh giá những mặt tồn tại trên, văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Bình Định có nhận định như sau:

Nền kinh tế phát triển thiếu vững chắc, chất lượng và hiệu quả thấp, sức cạnh tranh chưa cao...Cơ chế, chính sách và môi trường đầu tư, kinh doanh còn chưa khuyến khích đúng mức...Chất lượng hoạt động trên các lĩnh vực văn hoá-xã hội nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân, một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt.Chất lượng nguồn lao động thấp; lao động thiếu việc làm, chưa có việc làm còn nhiều... [5, tr.23-24]. Để đảm bảo việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh Bình Định hiện nay, cần thiết phải tích cực tạo lập môi trường xã hội thuận lợi hơn nữa. Vì vậy, Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định cần phải thực hiện một số mặt công tác như: đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; chăm lo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; quan tâm đầu tư phát triển toàn diện kinh tế-xã hội đối với các vùng dân tộc thiểu số, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến cũ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo, xây dựng được một xã hội học tập để mọi người có điều kiện học tập. Cần tập trung “...đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, xã hội học tập bằng nhiều phương thức, tạo nhiều khả năng, nhiều cơ hội cho mọi người tham gia học tập” [73, tr.19].

Tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng các chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, tạo ra sự đồng thuận và thông cảm đối với ngành giáo dục-đào tạo trước những khó khăn, thử thách. Thực hiện kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người; rút kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình và

mở rộng mạng lưới các trung tâm học tập cộng đồng, tạo điều kiện phát triển các trường ngoài công lập. Xây dựng phong trào học tập sôi nổi, rộng khắp, với các hình thức học tập linh hoạt, mềm dẻo, đa dạng phong phú. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, xây dựng cả nước trở thành “một xã hội học tập”, với ý nghĩa “một nền giáo dục cho mọi người và do mọi người” [4, tr.15].

Các cấp quản lý giáo dục, các nhà trường phải xây dựng quan hệ công tác, phối hợp với các ngành, các đoàn thể; thường xuyên tổ chức lấy ý kiến của các nhà khoa học, các nhà giáo, cha mẹ học sinh về các chủ trương đổi mới của ngành giáo dục; tranh thủ sự ủng hộ, tham gia của toàn xã hội; làm cho giáo dục thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đẩy mạnh xã hội hoá, đa dạng hoá chương trình, hình thức đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện các chế độ, chính sách về xã hội hoá giáo dục và đào tạo.

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở tỉnh bình định hiện nay (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w