Điều khoản phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 53 - 57)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.2.Điều khoản phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm

Đây là điều khoản cơ bản nhằm phân định trách nhiệm của ngời bảo hiểm trớc rủi ro, tổn thất xảy ra cho đối tợng bảo hiểm. Xác định những trờng hợp ngời bảo hiểm phải chịu trách nhiệm, cũng nh không phải chịu trách nhiệm trớc thiệt hại của đối tợng bảo hiểm.

Thuộc phạm vi bảo hiểm, bao gồm những rủi ro, sự cố đã đợc chỉ rõ trong hợp đồng bảo hiểm, khi những sự cố này xảy ra gây thiệt hại cho đối t- ợng bảo hiểm sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thờng của ngời bảo hiểm.

Trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển quốc tế, có thể ngời bảo hiểm, ngời tham gia bảo hiểm, ngời đợc hởng quyền lợi bảo hiểm ở những quốc gia khác nhau. Để thống nhất thuật ngữ, khái niệm, điều kiện, tổn thất, rủi ro, khiếu nại và đòi bồi thờng, trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển nói riêng, hầu hết các nớc trên thế giới đều vận dụng những bộ điều khoản do ủy ban kỹ thuật và điều khoản - Học hội bảo hiểm London soạn thảo. Hiện nay, hai bộ điều khoản của tổ chức này ban hành vào các năm 1963 (Institure Cargo Clauses -ICC 1963) và 1982 (ICC1982) đang đợc áp dụng rộng rãi trên thế giới. Kế thừa những nội dung cơ bản của ICC 1982, các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đã soạn thảo Quy tắc chung (QTC) về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển. Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển đầu tiên đợc Bộ Tài chính ban hành vào năm 1990 và từ đó đến nay các doanh nghiệp bảo hiểm đã

có một số lần sửa đổi song về cơ bản vẫn giữ nguyên những nội dung chính. Việc ban hành Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bảo hiểm và các chủ hàng Việt Nam giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa. Do đó, những quy tắc này thờng đợc áp dụng trong các hợp đồng bảo hiểm hàng nhập khẩu mà chủ hàng Việt Nam trực tiếp ký kết. Đối với các lô hàng xuất khẩu đ- ợc bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam hoặc các lô hàng nhập khẩu về Việt Nam theo giá CIF hoặc các loại giá tơng đơng thì thờng áp dụng các điều kiện bảo hiểm trong ICC 1982 hoặc ICC 1963.

- Các điều kiện bảo hiểm trong ICC 1963 (Institute Cargo Clauses 1963)

ICC 1963 đợc Học hội bảo hiểm London áp dụng từ 01/01/1963 bao gồm 6 điều kiện bảo hiểm, trong đó ba điều kiện đợc áp dụng phổ biến nhất là: bảo hiểm miễn tổn thất riêng, bảo hiểm tổn thất riêng, bảo hiểm mọi rủi ro.

+ Bảo hiểm miễn tổn thất riêng FPA 1/1/1963 (Free from particular average) Theo điều kiện bảo hiểm này, ngời bảo hiểm chịu trách nhiệm về những tổn thất và chi phí sau:

• Tổn thất toàn bộ do thiên tai, tai nạn bất ngờ và dỡ hàng ở cảng lánh nạn.

• Tổn thất bộ phận vì 4 rủi ro chính.

• Mất nguyên đai, nguyên kiện trong khi xếp dỡ, chuyển tải. • Các chi phí đợc bảo hiểm phát sinh từ các tổn thất trên. + Bảo hiểm tổn thất riêng WA (With average) 1/1/1963

Ngoài những trách nhiệm nh điều kiện bảo hiểm FPA, theo điều kiện này, ngời bảo hiểm còn chịu trách nhiệm thêm về tổn thất bộ phận do thiên tai gây ra ngoài 4 rủi ro chính. Có một đặc điểm là điều kiện bảo hiểm này luôn

đi kèm với việc áp dụng quy tắc miễn thờng. Tùy từng trờng hợp cụ thể mà miễn thờng áp dụng là có khấu trừ hay không khấu trừ.

+ Bảo hiểm mọi rủi ro AR (All Risk) 1/1/1963

Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm rộng nhất trong số các điều kiện bảo hiểm thuộc ICC 1963. Theo điều kiện bảo hiểm này, ngời bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát h hỏng cho hàng hóa đợc bảo hiểm trừ khi do những rủi ro loại trừ gây ra. Nh vậy, ngời bảo hiểm không những chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa nh điều kiện bảo hiểm WA mà còn chịu trách nhiệm về những tổn thất của hàng hóa do các rủi ro phụ gây nên. Khác với điều kiện bảo hiểm FPA và WA, trách nhiệm chứng minh tổn thất theo điều kiện AR thuộc về ngời bảo hiểm. Điều đó nghĩa là muốn từ chối bồi thờng những khiếu nại của ngời đợc bảo hiểm, ngời bảo hiểm phải có nghĩa vụ chứng minh tổn thất đó không thuộc phạm vi bảo hiểm.

- Các điều kiện bảo hiểm theo ICC 1982

Để phù hợp với thực tiễn thơng mại quốc tế và sửa đổi những hạn chế của ICC 1963, Học hội bảo hiểm London đã ban hành bộ điều khoản mới. Bộ điều khoản này đợc áp dụng từ 1/1/1982 (ICC1982). ICC 1982 bao gồm 5 điều kiện bảo hiểm là: điều kiện bảo hiểm A; điều kiện bảo hiểm B; điều kiện bảo hiểm C; điều kiện bảo hiểm chiến tranh và điều kiện bảo hiểm đình công.

+ Điều kiện bảo hiểm A:

Theo điều kiện bảo hiểm này, ngời bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát h hỏng cho hàng hóa đợc bảo hiểm trừ khi do những rủi ro loại trừ gây ra. Những rủi ro loại trừ trong điều kiện bảo hiểm A bao gồm loại trừ chung (nh đã đề cập trong chơng 1) và loại trừ riêng bao gồm hai rủi ro chiến tranh và đình công.

Với điều kiện loại trừ bảo hiểm nh điều kiện bảo hiểm A, ngời bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với:

• Những mất mát h hỏng xảy ra cho đối tợng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân:

1. Cháy hoặc nổ;

2. Tàu hay sà lan bị mắc cạn, chìm đắm hoặc lật úp; 3. Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nớc;

4. Phơng tiện vận chuyển trên bộ bị đổ hoặc trật bánh; 5. Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm;

6. Động đất, núi lửa phun, sét đánh.

• Những mất mát h hại xảy ra cho đối tợng bảo hiểm do các nguyên nhân: 1. Hy sinh tổn thất chung;

2. Ném hàng xuống biển hoặc nớc cuốn trôi khỏi tàu;

3. Nớc biển, nớc sông, hồ xâm nhập vào tàu, sà lan, hầm hàng, phơng tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng.

• Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi ra khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hoặc dỡ hàng ra khỏi tàu hay sà lan.

+ Điều kiện bảo hiểm C:

Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi trách nhiệm hẹp nhất. Theo điều kiện bảo hiểm này, ngời bảo hiểm chỉ chịu tách nhiệm đối với:

• Những mất mát h hỏng xảy ra cho đối tợng bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Cháy hoặc nổ;

3. Đâm va vào bất kỳ vật thể gì trừ nớc;

4. Phơng tiện vận chuyển trên bộ bị đổ hoặc trật bánh; 5. Dỡ hàng tại cảng có nguy hiểm.

• Những mất mát h hại xảy ra cho đối tợng bảo hiểm do các nguyên nhân: 1. Hy sinh tổn thất chung;

2. Ném hàng xuống biển.

Ngoài những quy định về phạm vi bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm kể trên, các điều kiện bảo hiểm A, B, C còn đề cập đến các điều khoản tổn thất chung, điều khoản đâm va hai bên cùng có lỗi, điều khoản bảo hiểm vận chuyển, điều khoản kết thúc hợp đồng vận chuyển...

- Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển

Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển (QTC 1990) do Bộ Tài chính Việt Nam soạn thảo trên cơ sở vận dụng ICC 1982 của Học hội bảo hiểm London. Nội dung của quy tắc này bao gồm những điểm chính sau:

+ Phạm vi bảo hiểm: Ngời mua bảo hiểm có thể lựa chọn một trong ba điều kiện bảo hiểm A, B, C để bảo hiểm cho hàng hóa của mình. Phạm vi bảo hiểm của điều kiện bảo hiểm A tơng tự nh ICC 1982, riêng điều kiện bảo hiểm B, C trách nhiệm của ngời bảo hiểm cộng thêm trách nhiệm đối với hàng hóa chở trên tàu bị mất tích.

+ Loại trừ bảo hiểm: Tơng tự nh trong ICC 1982.

Nh vậy, có thể thấy về cơ bản phạm vi bảo hiểm của QTC 1990 do Bộ Tài chính Việt Nam soạn thảo không khác biệt lớn so với ICC 1982.

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 53 - 57)