Hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 39 - 42)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển

hành năm 1990 không có gì khác biệt so với "điều khoản vận chuyển" và điều khoản "đảm bảo mở rộng" trong các điều kiện bảo hiểm do ủy ban Kỹ thuật và điều khoản - Học hội bảo hiểm London ban hành năm 1963 và năm 1982.

2.1.3. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyểnbằng đờng biển bằng đờng biển

Cũng nh pháp luật của các quốc gia khác, pháp luật bảo hiểm Việt Nam quy định hình thức của mọi hợp đồng bảo hiểm là bằng văn bản. Có thể minh chứng qua các điều của Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải và Luật kinh doanh bảo hiểm dới đây.

Điều 570 Bộ luật dân sự 2005 quy định: "Hợp đồng bảo hiểm phải đợc lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo hiểm" [18].

Tuy không quy định riêng trong một điều luật về hình thức của hợp đồng bảo hiểm hàng hải song tại khoản 3 Điều 224 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 có quy định: "Hợp đồng bảo hiểm hàng hải phải đợc giao kết bằng văn bản" [2].

Trong Luật kinh doanh bảo hiểm, tại Điều 14 có quy định: "Hợp đồng bảo hiểm phải đợc lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định" [4].

Không phải là ngoại lệ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển quốc tế cũng phải thể hiện bằng văn bản.

Vì nhiều lý do khác nhau nh: tiện lợi trong việc quản lý, xuất trình khi cần thiết, thuận tiện, tiết kiệm cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm…, mà trong

nhiều nghiệp vụ bảo hiểm, ngời bảo hiểm sử dụng giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm làm bằng chứng pháp lý cho việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đờng biển, đơn bảo hiểm đợc sử dụng khá phổ biến và là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong bảo hiểm hàng hải nói chung, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu nói riêng. Theo Điều 22-MIA 1906 quy định: "Một hợp đồng bảo hiểm hàng hải không đợc chấp nhận là một bằng chứng trừ khi đợc thể hiện trong một đơn bảo hiểm hàng hải phù hợp với luật này". Đơn bảo hiểm có thể đợc phát hành vào lúc hợp đồng đợc ký kết hoặc sau đó.

Hợp đồng thơng mại nói chung, là văn bản đợc pháp luật công nhận, là một bằng chứng về sự thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng về những vấn đề kinh tế nêu trong nội dung hợp đồng. Đối với bảo hiểm hàng hóa và một số nghiệp vụ bảo hiểm khác thì theo tập quán nhiều khi có thể không cần một văn bản nh vậy, sự thỏa thuận giữa ngời đợc bảo hiểm và ngời bảo hiểm có thể đợc thể hiện trên đơn bảo hiểm. Tuy vậy, nếu chỉ một đơn bảo hiểm không thôi thì tự nó cha đảm bảo đầy đủ các tính chất (tính tán thành, tính phải trả tiền, tính chấp thuận…) và nội dung chi tiết của hợp đồng bảo hiểm. Một bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm: giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, các điều kiện và điều khoản ghi trên và kèm theo đơn bảo hiểm sẽ thỏa mãn nhu cầu này và theo tập quán nó đợc coi nh một hợp đồng bảo hiểm đầy đủ để tranh chấp trớc tòa.

Hiện nay, trên thế giới thờng sử dụng mẫu đơn bảo hiểm hàng hóa -Marine Cargo Insuarance Policy Form 1991 (MAR Form 1991) hoặc một đơn bảo hiểm nào đó đợc mô phỏng theo nội dung và hình thức của nó. Trong MAR 1991 gồm có một vài dòng chứng nhận rằng ngời bảo hiểm đồng ý nhận bảo hiểm với điều kiện đợc trả một khoản phí bảo hiểm, các chi tiết về đối t- ợng đợc bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, phí bảo hiểm, các thông tin liên quan đến

rủi ro, các điều kiện, điều khoản, bảo hiểm, các cam kết công khai và các điều khoản đặc biệt khác đợc mô tả trong phần "Schedule". Các điều khoản, điều kiện bảo hiểm, bằng nội dung của bản thân nó đã nói lên phạm vi bảo hiểm, đ- ợc đính kèm và là một bộ phận của đơn bảo hiểm.

Đơn bảo hiểm có thể đợc cấp theo các hình thức: đơn bảo hiểm chuyến; đơn bảo hiểm thời hạn; đơn bảo hiểm định giá; đơn bảo hiểm không định giá.

Ngời có quyền lợi đối với đối tợng bảo hiểm, có thể chuyển nhợng đơn bảo hiểm (trừ trờng hợp trong đơn có thỏa thuận về cấm chuyển nhợng) trớc hoặc sau khi có tổn thất xảy ra đối với đối tợng bảo hiểm. Đây là sự khác biệt giữa bảo hiểm hàng hải so với các hoạt động bảo hiểm khác. Việc chuyển nhợng đơn bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển nói riêng, là cần thiết vì hàng hóa đợc bảo hiểm có thể thay đổi chủ sở hữu nhiều lần trong một hành trình. Việc chuyển nhợng đơn bảo hiểm hàng hải đợc quy định rõ tại Điều 50 - MIA1906 và Điều 235 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005:

Đơn bảo hiểm hàng hải có thể đợc chuyển nhợng, trừ trờng hợp trong đơn bảo hiểm có thỏa thuận về cấm chuyển nhợng. Đơn bảo hiểm có thể chuyển nhợng trớc hoặc sau khi có tổn thất xảy ra với đối tợng bảo hiểm.

Ngời không có quyền lợi trong đối tợng bảo hiểm thì không đợc chuyển nhợng đơn bảo hiểm [2].

Trong một số trờng hợp nh: khi hành trình hàng hóa đã mua bảo hiểm nhng không đợc thực hiện hoặc không thể thực hiện vì những lý do hợp lý (do sự thay đổi về thị trờng, những biến động về chính trị, chính sách cấm vận…); do ngời đợc bảo hiểm vi phạm các cam kết hoặc man trá trong khai báo rủi ro… thì đơn bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ và tùy vào từng trờng hợp cụ thể ngời bảo hiểm có thể phải hoàn phí bảo hiểm hoặc không phải hoàn phí cho ngời đợc bảo hiểm.

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w