Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 82 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.3. Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam

3.2.1.3. Đảm bảo tính phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luậtbảo hiểm Việt Nam bảo hiểm Việt Nam

Trong một quốc gia, hệ thống các quy phạm pháp luật bao gồm rất nhiều văn bản pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau. Chính đòi hỏi của tính phù hợp, tính thống nhất trong hệ thống các quy phạm pháp luật đã tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa Hiến pháp với các bộ luật và các văn bản dới luật. Trong mỗi ngành luật, tính phù hợp, tính thống nhất giữa các quy phạm pháp luật cũng là một đòi hỏi chính đáng của thực tiễn.

Hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam bao gồm các quy phạm pháp luật đợc quy định trong Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật dân sự, Bộ luật hàng hải, Luật thơng mại, Luật hàng không, … và các văn bản dới luật khác. Các quy phạm pháp luật này có nội dung điều chỉnh những mối quan hệ pháp luật nảy sinh từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đờng biển nói riêng chịu sự điều chỉnh trớc hết bởi Bộ luật hàng hải Việt Nam. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra là tạo nên tính phù hợp giữa Bộ luật hàng hải Việt

Nam và các quy tắc, điều khoản, quy định trong bảo hiểm hàng hải với hệ thống pháp luật bảo hiểm Việt Nam có ý nghĩa quan trọng.

3.2.1.4. Phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam

Hoạt động hàng hải không chỉ làm phát sinh các mối quan hệ pháp luật giữa các chủ thể trong một quốc gia mà còn phát sinh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể của nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, hoạt động hàng hải là một trong các hoạt động mang tính quốc tế sâu rộng.

Tính quốc tế của hoạt động hàng hải quyết định tính quốc tế của hoạt động bảo hiểm hàng hải. Trong bảo hiểm hàng hải, một hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồm nhiều chủ thể thuộc các nớc khác nhau. Do đó, một sự khác biệt trong pháp luật bảo hiểm của một nớc có thể kéo theo những xung đột pháp luật trong quá trình xác lập, giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

Tính quốc tế của hoạt động bảo hiểm hàng hải, ngoài việc bị chi phối bởi tính quốc tế của hoạt động hàng hải, còn bị chi phối bởi chính đặc thù của hoạt động phân tán rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm. Phơng pháp phân tán rủi ro chủ yếu và đặc thù nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm là Tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà ngời bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với ngời đợc bảo hiểm cho ngời bảo hiểm khác trên cơ sở nhợng lại cho ngời bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm. Chính hoạt động tái bảo hiểm đã tạo nên sự gắn kết các nhà bảo hiểm trên toàn cầu.

Sự bất trắc trong các hành trình hàng hải đã dạy cho các nhà bảo hiểm sử dụng tái bảo hiểm nh một biện pháp phân tán rủi ro, đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh. Trong quan hệ tái bảo hiểm, một hợp đồng bảo hiểm gốc đ- ợc ký kết cần phải có những điều khoản phù hợp với hợp đồng tái bảo hiểm. Sự phù hợp trớc tiên là phải ở các điều khoản quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, cách tính và thanh toán bồi thờng, …

Xuất phát từ những lý do trên, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa pháp luật bảo hiểm của mỗi nớc với pháp luật và thông lệ hàng hải quốc tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo hiểm ở mỗi quốc gia phải tính tới sự phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo hiểm hàng hải ở quốc gia đó.

Những phân tích trên đây cho thấy việc tuân thủ nguyên tắc phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn

Một phần của tài liệu hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w