Quan hệ hợp lý giữa PTKT và giải quyết các VĐX Hở nông thôn

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh bắc trung bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 55 - 64)

nông thôn

Kinh nghiệm TTKT và giải quyết một số VĐXH ở các nớc Đông á

Mấy chục năm gần đây, Đông á trở thành khu vực sôi động, nhất là về kinh tế. So với các khu vực kinh tế phát triển khác, sự PTKT của Đông á

đợc bắt đầu cha lâu nhng đã diễn ra rất ngoạn mục. Nét đặc trng cơ bản của các nớc Đông á chính là nó đã tạo ra đợc một cơ chế mà tăng trởng và giảm bất bình đẳng là những kết quả đồng thời và là điều kiện tơng hỗ lẫn nhau. Mặc dù mức độ tăng trởng và giảm bất bình đẳng ở các nớc Đông á

không giống nhau, nhng nhìn chung các nớc này đều thực hiện các biện pháp cơ bản để đạt đợc mục tiêu đó nh: dân chủ hóa đời sống kinh tế, xây dựng nền kinh tế hớng về xuất khẩu, chú trọng phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển giáo dục đào tạo, thực hiện chính sách phúc lợi phù hợp với từng thời kỳ PTKT. Những kinh nghiệm thực tiễn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia và các nớc khác ở Đông á trong lĩnh vực này là bài học để chúng ta tham khảo.

Nhật Bản: Những bài học về công bằng gắn với TTKT. Nhật Bản đã để lại những dấu ấn trong lịch sử nhân loại vào cuối nửa thế kỷ XX bằng việc đạt đợc sự tiến bộ kinh tế "thần kỳ". Chỉ trong vòng hơn hai thập kỷ, từ một nớc bại trận, Nhật Bản đã trở thành một cờng quốc kinh tế thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Đạt đợc tốc độ TTKT nh vậy, trong số rất nhiều nguyên nhân, không thể không kể đến chính sách "TTKT cao đi liền với công bằng xã hội". Đối với ngời Nhật, công bằng xã hội không đơn thuần chỉ là các loại phúc lợi xã hội, các loại trợ cấp xã hội của chính phủ, không chỉ là những gì mà ngời dân đã, đang và sẽ đợc hởng từ sự TTKT với phần đóng góp của họ, mà còn là quyền và những cơ hội tạo điều kiện cho họ thực hiện đợc quyền tham gia đóng góp vào sự TTKT. Các nhà kinh tế Nhật Bản gọi đó là "sự TTKT cùng chia sẻ". Trên thực tế nó đã đợc thể hiện ở Nhật Bản trong mấy thập kỷ qua:

- Tạo cho mọi ngời có môi trờng thuận lợi để đợc tham gia đóng góp phần mình cho xã hội, cũng nh đợc hởng một phần thành quả "tơng ứng" với sự đóng góp của mình do sự tăng trởng đem lại.

ở Nhật Bản rất cao gần 13,5 triệu ngời, chiếm trên 30% lực lợng lao động. Chính phủ Nhật Bản đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động hớng vào xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ các xí nghiệp vừa và nhỏ phát triển để thu hút lao động nhất là lao động từ nông thôn. Nhờ đó, chỉ sau hơn 10 năm, đến cuối những năm 50, về cơ bản Nhật Bản đã thực hiện chính sách việc làm đầy đủ và đến nay tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản luôn thuộc loại thấp nhất trong các nớc công nghiệp phát triển.

- Phát triển và sử dụng tốt nguồn nhân lực. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, năm 1947 Nhật Bản đã ban hành hai đạo luật về giáo dục: Luật giáo dục cơ bản và Luật giáo dục trờng học. Ngân sách dành cho giáo dục chiếm một tỷ lệ đáng kể và ngày càng tăng trong GNP, năm 1950 chiếm 5,0%, năm 1975 lên 6,6%.

- Thông qua việc đề ra và thực hiện nghiêm chỉnh các đạo luật, việc quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, duy trì một xã hội có trật tự, có pháp luật và an toàn.

- Thực hiện vấn đề công bằng trong phân phối, sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập không quá lớn. Theo thống kê của ngân hàng thế giới, tính trung bình trong giai đoạn 1965 - 1989, bội số thu nhập trung bình của 20% dân số thuộc giai tầng trên cùng so với 20% dân số giai tầng dới cùng ở Nhật Bản là 4,8 lần. Chính phủ Nhật Bản đã dùng nhiều chính sách khác nhau để điều tiết thu nhập, trong đó đáng kể nh: tạo việc làm, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp những ngời có thu nhập thấp, đánh thuế lũy tiến vào những ngời có thu nhập cao, trợ cấp cho nông dân, đầu t cho cơ sở hạ tầng xã hội cũng nh các điều kiện phúc lợi phục vụ đợc đông đảo mọi ngời. Cùng với sự giàu có của đất nớc, đời sống của đa số ngời dân Nhật Bản đợc nâng cao.

Hàn Quốc: Ba thập niên tăng trởng và giảm bất bình đẳng. Trong ba thập niên từ 1962 đến 1994, tổng sản phẩm quốc dân Hàn Quốc đã tăng từ 2,3 tỷ USD lên 386,5 tỷ USD, với GDP bình quân đầu ngời đã tăng từ

100 USD lên 8.800 USD.

TTKT ở Hàn Quốc đã góp phần làm giảm bất bình đẳng về thu nhập. Cùng với sự tăng trởng của nền kinh tế, mức thu nhập thực tế của các tầng lớp dân c ở Hàn Quốc đợc tăng lên đáng kể. Đặc biệt, sự phân phối thu nhập trong toàn xã hội đã đợc cải thiện mạnh và thực tế ngời dân nớc này đã nhận đợc nhiều phúc lợi dới các hình thức thu nhập gián tiếp nh các phúc lợi về giáo dục, y tế, nhà ở và các cơ hội việc làm...

TTKT ở Hàn Quốc cùng với việc tạo dựng các cơ hội việc làm và nâng cao phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân. Nhờ có TTKT cao và cải cách cơ cấu kinh tế trong vòng ba thập niên, vấn đề công ăn việc làm ở Hàn Quốc đã đợc giải quyết về cơ bản. Năm 1963, tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc là 8,2% với tổng số ngời thất nghiệp lên đến 7,7 triệu ngời, đến năm 1992, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn 2,4%. Chính phủ Hàn Quốc lập quỹ phúc lợi cho công nhân, đa ra chơng trình bảo hiểm việc làm, thực hiện sự ngăn chặn và đền bù đối với các thảm họa công nghiệp. Vấn đề nhà ở, cơ sở hạ tầng ở Hàn Quốc đợc giải quyết về cơ bản theo hớng hiện đại hóa. Bảo hiểm y tế dới các hình thức bảo hiểm và trợ giúp y tế đã đợc mở rộng tới đại đa số nhân dân. Hiện nay, hơn 94,1% dân số đợc hởng bảo hiểm y tế và có tới 42.255 đơn vị tham gia chơng trình bảo hiểm y tế. Các chơng trình cứu trợ xã hội, chế độ hu trí, bảo đảm an ninh xã hội, bảo vệ các giá trị truyền thống, chăm sóc sức khỏe ngời già, ngời tàn tật..., đều đã trở thành những vấn đề đợc quan tâm trong tiến trình nâng cao "chất lợng cuộc sống" ở Hàn Quốc.

Giáo dục - một phần biểu hiện của chất lợng cuộc sống - là hệ quả và nhân tố cấu thành của TTKT ở Hàn Quốc. Phần chi cho giáo dục trong GNP đã tăng từ 2,8% năm 1960 lên 3,6% năm 1989. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, hệ thống giáo dục và các cơ hội học hành đã bùng nổ ở Hàn

Quốc với gia tốc lớn. Đến nay, Hàn Quốc là một trong những nớc có tỷ lệ biết chữ cao nhất thế giới, những ngời có trình độ học vấn, tay nghề cao đợc coi là "tài nguyên cơ bản" giúp Hàn Quốc phát triển vợt bậc trong những năm gần đầy. Có thể nói, nhờ tăng trởng và PTKT, Hàn Quốc đã đạt đợc một nền giáo dục toàn diện, và giáo dục Hàn Quốc đã tác động có hiệu quả thực sự đối với TTKT.

Malaixia: Thực hiện công bằng xã hội trong TTKT

Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, Malaixia hiện đang đứng thứ 19 trong số các nớc có quy mô cạnh tranh và trao đổi thơng mại lớn nhất thế giới và tốc độ tăng GDP bình quân đầu ngời đạt trên 8% năm trong gần 20 năm. Cùng với tốc độ TTKT cao, Malaixia là nớc thành công trong việc thiết lập một môi trờng xã hội công bằng, ổn định và phát triển giữa các vùng lãnh thổ và các tộc ngời. Sau khi giành đợc độc lập (1957), Malaixia là một nớc nông nghiệp lạc hậu, 80% dân số (chủ yếu là ngời ấn Độ và ng- ời Mã Lai) sống ở nông thôn, hơn 50% dân số sống dới mức nghèo khổ, hầu hết tập trung ở nông thôn. Khác với nhiều nớc trong khu vực, Malaixia đặt trọng tâm chiến lợc PTKT trong giai đoạn sau độc lập là tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn nhằm mục tiêu: HĐH sản xuất nông nghiệp và tạo ra những khu dân c mới, tạo việc làm và thu nhập cho ngời nghèo, tăng thêm những hộ có kinh tế ổn định.

Chính sách PTKT của Chính phủ Malaixia đem lại sự TTKT nhanh chóng, mức sống của ngời dân đợc nâng lên, số ngời nghèo giảm. Trong vòng 25 năm (1970 - 1995), thu nhập bình quân của ngời dân đã tăng lên 10 lần; từ 390 USD năm 1970 lên 4.466 USD năm 1996. Số ngời nghèo tuyệt đối chiếm 49,3% dân số năm 1970, giảm xuống còn 10% năm 1995. Năm 1973, bội số chênh lệch giàu - nghèo là 16 lần, đến năm 1987 chỉ số này giảm xuống còn 11 lần. ở nông thôn dân c đã đợc cải thiện mức sinh hoạt: 80% đờng sá đợc rải nhựa, 66% dân số nông thôn đợc dùng nớc sạch, 94%

dân số đợc hởng các dịch vụ: vệ sinh, y tế, giáo dục. Số hộ sống dới mức nghèo khổ ở nông thôn đã giảm từ 44,8% năm 1973 xuống 15% năm 1990. Tính chung lại, năm 1994, tính theo HDI, Malaixia xếp thứ 60 trên thế giới.

Một vài kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn TTKT và giảm bất bình đẳng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia.

- Kết hợp TTKT nhanh với mục tiêu ổn định chính trị, xã hội, giảm bất bình đẳng, nâng cao đời sống của nhân dân, giảm bớt chênh lệch giữa các nhóm thu nhập, thực hiện chính sách phúc lợi xã hội rộng rãi, tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tỷ lệ nghèo là một trong những vấn đề cơ bản để các nớc Đông á có sự phát triển thần kỳ trong những thập kỷ vừa qua.

- Kinh nghiệm thành công ở các nền kinh tế Đông á cho thấy, không nên và không thể tách rời các chính sách khuyến khích tăng trởng và các chính sách tạo lập công bằng. Điều quan trọng nhất là tạo đợc một cơ chế mà tăng trởng và giảm bất bình đẳng là kết quả đồng thời vừa là điều kiện hỗ trợ lẫn nhau.

- Chú trọng phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là thế mạnh để bắt tay vào tiến hành CNH, HĐH và giải quyết VĐXH ở nông thôn.

- Coi trọng phát triển giáo dục - xem giáo dục là một phần biểu hiện của chất lợng cuộc sống, là hệ quả và nhân tố cấu thành của TTKT. Coi giáo dục là nền tảng để tiến hành phân phối thu nhập bình đẳng.

Những phân tích ở trên sẽ phiến diện nếu không khẳng định rằng, đằng sau những thành tựu nổi bật đợc nhiều ngời thừa nhận, kinh tế - xã hội Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaixia còn bộc lộ những mặt trái của nó. Chính ngay ở Nhật Bản, một xã hội tự coi mình là "xã hội của những ngời trung l- u" thì hiện nay vẫn còn 2 đến 3 triệu ngời thất nghiệp, vẫn còn 1 triệu ngời Nhật gốc Triều Tiên và Trung Quốc cũng nh hàng triệu phụ nữ Nhật Bản luôn ở vào vị trí bất lợi, bị phân biệt đối xử về việc làm, học tập, l-

ơng bổng so với những lớp ngời khác. Hơn thế nữa, việc giải quyết mối quan hệ giữa TTKT và công bằng xã hội chịu ảnh hởng bởi bản chất xã hội và điều kiện cụ thể của từng nớc. Trong CNTB, mục đích giải quyết các VĐXH của các chính phủ chỉ giới hạn trong khuôn khổ t bản chủ nghĩa, chỉ đợc xem là phơng tiện để duy trì chế độ t bản chủ nghĩa. Thực tế và lý luận cho thấy rõ vấn đề công bằng xã hội không bao giờ và không thể đợc giải quyết triệt để trong chế độ t bản chủ nghĩa.

Quan hệ hợp lý giữa PTKT và giải quyết các VĐXH ở nông thôn trong điều kiện đổi mới hiện nay ở Việt Nam:

Xác định quan hệ hợp lý giữa PTKT và giải quyết các VĐXH là vấn đề hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến đầu t của nhà nớc cho CSXH, trong việc lựa chọn đối tợng u tiên giải quyết..., để vừa tránh đợc chủ quan duy ý chí, vừa khắc phục đợc xu hớng chạy theo quan điểm thị trờng tự do đơn thuần. Vấn đề cơ bản là phải xác định cho đợc điểm giới hạn (độ) mà ở đó sự kết hợp giữa PTKT và giải quyết các VĐXH là tối u nhất, có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển nông thôn theo định hớng xây dựng nông thôn mới XHCN. Quan hệ hợp lý đó thể hiện ở những mặt sau:

Một là: Phải u tiên cho PTKT, một nền nông nghiệp canh tác lạc hậu, một xã hội nông thôn nghèo nh nớc ta, trong quá trình phát triển không thể không u tiên cho PTKT. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn chính là giải quyết về cơ bản vấn đề u tiên đó. Nghị quyết 06 (khóa VIII) của Bộ Chính trị đã khẳng định: coi trọng thực hiện CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn, đa nông nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trớc mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Vấn đề hợp lý ở đây, là PTKT không phải bằng mọi giá. CNH, HĐH ngay từ đầu phải mang tính nhân văn, vì con ngời, do con ngời và qua đó góp phần giải quyết VĐXH. Do

đó, khi hoạch định CSKT phải tính đến hậu quả về mặt xã hội. Nếu PTKT đòi hỏi phải trả giá quá đắt về mặt xã hội thì phải xem xét lại, không thể làm kinh tế với bất cứ giá nào. Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn cùng với nó là quá trình tích tụ ruộng đất sẽ diễn ra, vấn đề bức xúc hiện nay là phải giải quyết vấn đề ruộng đất, nhằm khắc phục đợc tình trạng ruộng đất manh mún, vừa không để nông dân bị bần cùng hóa do không có ruộng đất, vừa thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất hợp lý theo tiến trình CNH, HĐH. Do đó, việc tích tụ và tập trung ruộng đất phải đợc kiểm soát, quản lý chặt chẽ của Nhà nớc, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ. Không để quá trình này diễn ra một cách tự phát làm cho ngời nông dân mất ruộng, không có việc làm, thì việc xóa đói giảm nghèo sẽ vô cùng khó khăn, thậm chí vô ph- ơng cứu chữa.

Hai là: giải quyết các VĐXH ở nông thôn phải tính đến khả năng của nền kinh tế. CSXH phải thờng xuyên giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa các lợi ích, trong đó lợi ích cá nhân hài hòa với lợi ích cộng đồng, có vai trò động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Nếu CSXH không tạo ra đợc sự công bằng về lợi ích, gây ra sự bất công, bất bình đẳng quá lớn, thì đều dẫn đến hạn chế, thậm chí thủ tiêu PTKT. Giới hạn "hợp lý" công bằng hiện nay ở nông thôn đợc thể hiện trên cơ sở của quan hệ giá trị và chịu sự tác động của quy luật giá trị, đó là tạo ra những điều kiện xã hội nh nhau cho những chủ thể khác nhau và khuyến khích sự nỗ lực phát triển của mọi thành viên, đó là sự công bằng trong việc mọi ngời đều đợc hởng những phúc lợi công cộng và bảo hiểm xã hội. Với ý nghĩa đó, giới hạn "hợp lý", "công bằng" không chỉ là VĐXH mà còn là nội dung của bản thân hoạt động kinh tế. Giải pháp hợp lý nhất ở nông thôn không thể nào khác là vừa khuyến khích mọi ngời làm giàu hợp pháp vừa ra sức xóa đói giảm

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh bắc trung bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w