Vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong chiến lợc phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh bắc trung bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 45)

triển kinh tế - xã hội

Trên cơ sở nghiên cứu vấn đề nông dân ở các nớc châu Âu cuối thế kỷ XIX, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ cho giai cấp vô sản thấy rằng: "... nông dân đều là một nhân tố rất cơ bản của dân c, của nền sản xuất và của lực l- ợng chính trị" [46, 715]. Trong tiến trình phát triển của xã hội, nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn có một vị trí hết sức quan trọng.

Có thể nói rằng, có rất nhiều quan điểm về PTKT đã xem sự PTKT của khu vực nông nghiệp, nông thôn nh là một bộ phận không thể tách rời sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung nh: lý thuyết kinh tế của "tr- ờng phái nhị nguyên", "lý thuyết về các giai đoạn tăng trởng kinh tế" của WRostow, quan điểm của trờng phái "phát triển cân đối liên ngành"... Điều khác nhau đáng kể giữa các quan điểm này là ở chỗ, khi thì nông nghiệp, nông

thôn đợc nhấn mạnh ở cơ sở nền tảng chung, nghĩa là giải quyết vấn đề PTKT nói chung phải bắt đầu từ sự nâng cấp khu vực kinh tế này, khi thì xem nó nh là một trong số những khu vực có ý nghĩa nh một "mũi nhọn" trong xuất khẩu nếu điều kiện về lợi thế so sánh mà quan hệ ngoại thơng cho phép.

Vị trí đặc biệt của vấn đề nông thôn, nông nghiệp trong khôi phục và PTKT đợc V.I. Lênin nhấn mạnh trong chính sách kinh tế mới (NEP). V.I. Lênin đã đề ra t tởng táo bạo: xây dựng CNXH "Phải bắt đầu từ nông dân... phải dùng những biện pháp cấp bách và quan trọng để nâng cao các lực lợng sản xuất của nông dân" [39, 263], coi đó là con đờng tốt nhất để có "bánh mì và nhiên liệu". V.I. Lênin đã nêu ra hàng loạt biện pháp để PTKT của nông dân, nông nghiệp, thay chế độ trng thu lơng thực bằng chính sách thuế lơng thực. Với chính sách thuế lơng thực và chính sách tự do trao đổi hàng hóa thể hiện sự quan tâm đến lợi ích kinh tế của ngời nông dân, thể hiện sự thay đổi địa vị của ngời nông dân trong xã hội, từ chỗ chủ yếu là đối tợng cải tạo của cách mạng, sang chỗ là mục tiêu cần đợc đầu t và phát triển. Những chủ trơng đúng đắn của V.I.Lênin bắt đầu từ nông dân, nông nghiệp đã nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế nớc Nga, tạo cơ sở để thực hiện kế hoạch nổi tiếng - điện khí hóa toàn Nga.

Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo quan điểm của V.I.Lênin vào thực tiễn hoàn cảnh Việt Nam trong thời kỳ khôi phục kinh tế ở miền Bắc. Một trong những quan điểm hàng đầu và xuyên suốt của Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông thôn là khẳng định vị trí quan trọng của nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, cũng nh trong sự nghiệp phát triển chung của xã hội. Cơ sở và gốc rễ sâu xa của vấn đề là ở chỗ, Ngời luôn luôn chăm lo đến đời sống của nhân dân. Ngời xác định nhiệm vụ số một trong các nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện ngay là "... giải quyết tốt vấn đề ăn (rồi đến vấn đề mặc và các vấn đề khác). Muốn giải quyết tốt vấn đề ăn thì phải làm thế nào cho có đầy đủ lơng thực. Mà lơng thực là do nông nghiệp sản xuất ra. Vì

vậy, phát triển nông nghiệp là việc cực kỳ quan trọng" [53, 544]. Trên cơ sở xác định nông nghiệp là nguồn cung cấp lơng thực, nguyên liệu, nguồn xuất khẩu quan trọng, nông thôn là một thị trờng to lớn, Hồ Chí Minh đã xác định nông nghiệp là một mặt trận. Mặt trận nông nghiệp không chỉ đơn thuần "thực túc thì binh cờng", mà còn là "hậu phơng thi đua với tiền tuyến". Trên thực tế ở nớc ta mặt trận nông nghiệp đã góp phần to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đa đất nớc ta bớc vào kỷ nguyên hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và CNXH.

Thực tiễn những thập kỷ qua cũng đã cho thấy rằng, không có một nớc châu á phát triển nào, có tăng trởng nhanh mà không xây dựng trớc hết một nền móng phát triển vững vàng ở nông thôn. Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, đều đã đầu t rất nhiều vào nông thôn và đã đạt đ- ợc những mức tăng trởng nhanh cả trong nông nghiệp cũng nh toàn bộ nền kinh tế. Vinod Thomas, nhà kinh tế học ngời Mỹ khi đánh giá sự thành công của Đông Nam á đã cho rằng: "Thành công đầu tiên của châu á

là về nông nghiệp. Đa số các nớc châu á không thể vợt lên nhanh chóng đến nh vậy nếu không có sự phát triển của nền nông nghiệp" [94, 100]. Chúng tôi xin dẫn ra nhận xét khái quát về quan điểm nhìn nhận vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá trình phát triển của Đài Loan: "Nông nghiệp không những là một sự nghiệp sản xuất, mà nó là một phơng thức sinh hoạt và cũng là một hoạt động gìn giữ môi sinh..., chính sách nông nghiệp nhằm giải quyết ba mặt của một vấn đề đó là nông nghiệp, nông dân và nông thôn... Trong tơng lai, tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân sẽ ngày càng thu nhỏ, nhng nó vẫn là lực lợng chủ yếu quyết định sự ổn định của kinh tế - xã hội và là yếu tố quan trọng để đảm bảo môi sinh, cân bằng sinh thái. Vì thế, vai trò của nó vẫn không hề suy giảm" [67, 112]. ở Đài Loan, công nghiệp hóa đi lên từ nông nghiệp với phơng châm "lấy nông nghiệp để nuôi nông nghiệp". Chính phủ Đài Loan đã thực thi chiến lợc: lấy

nông nghiệp làm khâu đột phá, tạo tiền đề kinh tế - xã hội cho CNH. Đài Loan đã "cất cánh và hóa rồng" vì đã chọn đúng tiền đề xuất phát.

Nh vậy, từ những nghiên cứu lý thuyết đến các mô hình thực tế cho thấy, hiện nay không thể nói sự phát triển của một quốc gia mà không đặt vấn đề phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thông thờng ngời ta cho rằng, ở thời kỳ đầu CNH, sự khởi đầu quá trình phát triển bằng nông nghiệp, đợc đánh giá là phơng thức bảo đảm cho sự phát triển của những giai đoạn tiếp theo đợc liên tục và lâu bền. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng: vai trò của nông nghiệp, nông thôn không chỉ dừng lại ở phạm vi cơ sở của công nghiệp ở giai đoạn khởi phát của quá trình CNH, mà trong một số trờng hợp, nó có thể vẫn là một khu vực có ý nghĩa to lớn và lâu dài trong toàn bộ quá trình phát triển.

Trong Cơng lĩnh đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định quan điểm của mình về vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn với khẩu hiệu "độc lập dân tộc, ngời cày có ruộng". Cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo có nhiệm vụ "đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, giao ruộng đất cho nông dân". Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhất là sau khi miền Bắc giải phóng, Đảng đã đa vấn đề cải tạo nông nghiệp, nông thôn lên nhiệm vụ hàng đầu. Thời kỳ 1960 - 1980 là 20 năm xây dựng mô hình quản lý tập trung, mỗi chủ trơng của Đảng và Nhà nớc đều tập trung cho phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã coi "Nông nghiệp là mặt trận hàng đầu".

Quan điểm "coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu" thực sự đợc chuyển biến một cách rõ nét và đi vào cuộc sống từ sau Đại hội VI của Đảng (1986). Quá trình đổi mới trong những năm vừa qua, thắng lợi trên mặt trận nông nghiệp đã "góp phần quyết định đa nớc ta thoát dần ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị" [26, 54]. Và hiện nay trong giai đoạn đầu của CNH, HĐH đất nớc, Đảng ta xác định: "Phải

nhận thức sâu hơn nữa vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn là nơi đang chiếm đại bộ phận dân c, lao động xã hội và đất đai, có điều kiện để phát triển, là nguồn nội lực to lớn và đang là lợi thế của đất nớc ta" [63, 2].

Với gần 70% lực lợng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp và trên 76% dân c sinh sống tại nông thôn, trớc đây, hiện nay và trong một tơng lai còn xa, ở nớc ta, nông nghiệp và nông thôn vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH, vì:

Thứ nhất: nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích lũy cho CNH. Tuy tích lũy không lớn về tỷ lệ, nhng lại diễn ra trong phạm vi rộng, đóng góp thuế nông nghiệp vào ngân sách Nhà nớc và vào GDP là nguồn thu ổn định, có ý nghĩa quan trọng đối với sự PTKT địa phơng. Đặc biệt đối với các tỉnh, huyện công nghiệp kém phát triển thì đó là nguồn thu chủ yếu. Trong nhiều năm trớc đây, nông nghiệp đã tạo ra đợc trên 40% thu nhập quốc dân và hiện nay chiếm gần 26% GDP và gần 40% giá trị xuất khẩu của cả nớc. Nông nghiệp phát triển mạnh, nông sản hàng hóa nhiều về số lợng, đa dạng về chủng loại và tốt về chất lợng là tiền đề vật chất của CNH nói chung, công nghiệp chế biến nói riêng. Ngoài ý nghĩa về vật chất, sự tích lũy từ nông nghiệp và nông thôn trong những năm qua đã góp phần quan trọng ổn định chính trị, xã hội và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần trên 76% dân c, tạo môi trờng xã hội ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai: Nông nghiệp nớc ta chiếm gần 70% lực lợng lao động xã hội, đây là nguồn lao động chủ yếu có thể cung cấp nhân lực để phát triển công nghiệp, dịch vụ. Xu hớng chung của nhiều nớc, cũng nh ở nớc ta, quá trình CNH, HĐH làm xuất hiện khả năng thiếu lao động ở khu vực thành thị và khả năng thu hút lao động vào các hoạt động dịch vụ tăng dần. Dịch vụ

nguồn lao động rất lớn từ khu vực nông thôn vốn có lao động d thừa, ruộng đất ít và dân số tăng nhanh hơn thành thị. Mặt khác, kinh tế nông thôn phát triển sẽ tạo đợc nhiều việc làm cho nông dân tại nông thôn, hạn chế đợc làn sóng lao động d thừa tràn vào thành phố, nâng cao thu nhập, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo cơ sở vật chất để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ ba: với trên 76% dân số hiện nay còn sống ở nông thôn, đây là một thị trờng lớn cho công nghiệp. Với một thị trờng đông dân và sức mua hiện nay còn rất thấp, thì tiềm năng khai thác còn rất lớn. Khai thác thị tr- ờng này vừa có thể phát triển đợc sản xuất nông nghiệp vừa phát triển đợc công nghiệp chế biến và nâng cao mức sống cho ngời nông dân ở nông thôn. Vì vậy CNH, HĐH muốn phát triển bền vững và ổn định, phải dựa vào thị trờng trong nớc, trớc hết là nông dân. Có thể nói, sức mua của ngời nông dân có vai trò rất quan trọng, đôi khi là quyết định đối với quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp và dịch vụ. Nông dân giàu lên, tăng sức mua chính là tạo thị trờng thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển, ngợc lại, nông dân nghèo, sức mua của nông dân thấp, kéo theo nhiều VĐXH phức tạp: tỷ lệ đói nghèo cao, thất nghiệp, lạm phát..., làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc.

Thứ t: Nông nghiệp, nông thôn nớc ta chiếm tuyệt đại đa số tài nguyên: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng và biển..., là nơi đang tiềm ẩn một kho tàng vô tận về văn hóa - xã hội. Giải phóng đợc sức sản xuất, khai thác mọi tiềm năng về tài nguyên, văn hóa truyền thống ở nông thôn có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc và bảo vệ môi trờng sinh thái.

Thứ năm: Kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển, trong nền kinh tế hàng hóa, một mặt tạo ra sự phân công lao động hợp lý giữa các ngành, các vùng và các địa phơng, mặt khác tạo điều kiện giao lu quốc tế nhằm

thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hớng ngày càng hiện đại. Sau gần 15 năm đổi mới, nông nghiệp, nông thôn nớc ta phát triển trong điều kiện ngày càng thuận lợi. Cơ chế, chính sách và mô hình phát triển ngày càng đợc bổ sung, hoàn chỉnh. Các cấp, các ngành từ Trung ơng đến địa phơng và cơ sở đã rút ra đợc nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích trong PTKT nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới theo định hớng XHCN. Kinh tế nông thôn khởi sắc trên nhiều mặt, đời sống của nông dân bớc đầu đợc cải thiện, tỷ lệ hộ giàu hộ khá tăng lên, hộ đói nghèo giảm, mức hởng thụ văn hóa tăng, cơ sở hạ tầng: điện, giao thông nông thôn, cơ sở y tế, trờng học, nhà ở..., đợc củng cố và phát triển, bộ mặt nông thôn có những tiến bộ đáng kể.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ đó, nông nghiệp, nông thôn nớc ta trong quá trình chuyển đổi mô hình tổ chức và cơ chế tập trung sang mô hình kinh tế hộ tự chủ, kinh tế hàng hóa, cơ chế thị trờng đang đặt ra nhiều VĐXH phức tạp cần thiết phải giải quyết:

- Tốc độ tăng trởng khá và liên tục trong những năm vừa qua của nông nghiệp nớc ta chủ yếu là do đổi mới về cơ chế và chính sách đem lại, chứ cha phải do đổi mới về cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn mất cân đối, thu từ nông nghiệp vẫn là nguồn thu chủ yếu trong cơ cấu thu nhập của hộ nông dân và chủ yếu là thu từ trồng trọt. Mô hình tổ chức và quản lý sản xuất cha ổn định, còn nhiều lúng túng. Đất sản xuất nông nghiệp còn bị chia cắt manh mún. Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn phát triển chậm, bên cạnh đó tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn ở mức độ cao, sức ép việc làm ở nông thôn có chiều hớng ngày càng gia tăng.

- Trong nông thôn đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ, xuất hiện ngày càng nhiều hộ nông dân đi làm thuê, không còn ruộng đất để sản xuất. Số hộ không có ruộng đất có xu hớng tăng lên, số hộ nông dân này chỉ chuyên bán sức lao động, có cuộc sống khó khăn và không ổn định. Nông dân vùng núi cao,

vùng dân tộc ít ngời, vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng đất đai có nhiều thiên tai còn quá nghèo. Tính đến đầu năm 1999, cả nớc còn 1.715 xã khó khăn, trong đó có 1.000 xã đặc biệt khó khăn.

- Khoảng cách về đời sống kinh tế và hởng thụ về văn hóa xã hội giữa nông thôn và thành thị, giữa miền xuôi và miền ngợc giữa ngời giàu và ngời nghèo trong nông thôn có xu hớng ngày càng doãng ra. Thu nhập bình quân nhân khẩu giữa nhóm hộ giàu với nhóm hộ nghèo ở nông thôn hiện nay khoảng từ 12 đến 14 lần, so với 7 lần năm 1990.

- Nền kinh tế thị trờng, sự phân hóa giàu nghèo, thiếu việc làm và thất nghiệp đã làm cho các TNXH: cờ bạc, mại dâm, mê tín dị đoan... có chiều hớng phát triển. Tâm lý coi thờng kỷ cơng, thiếu tôn trọng pháp luật, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, đề cao thái quá vật chất, biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ trong nông dân ngày càng nhiều do tác động của cơ chế thị trờng.

Một phần của tài liệu mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở vùng nông thôn các tỉnh bắc trung bộ trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w