Tổng quan về Agribank Tháp Mười

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 30)

2.1.1 Tình hình kinh tế – xã hội địa phương

2.1.1.1 Vị trí địa lí - điều kiện tự nhiên

Huyện Tháp Mười với diện tích tự nhiên là 51.920 ha, trong đó có 39.468 ha đất sản xuất nông nghiệp và 5.299 ha đất làm nông nghiệp, dân số 122.229 người, với tổng số 25.130 hộ phân bổ trên 13 xã, thị trấn với mật độ trung bình 236 người/ 1km2. Với cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, trường học, bệnh viện đang từng bước được xây dựng và phát triển để phục vụ nhu cầu của người dân ngày một tốt hơn. Hiện nay lưu thông từ huyện đến các trung tâm xã chủ yếu bằng phương tiện xe hai bánh, đường lộ nông thôn liên xã ấp đang từng bước được xây dựng.

Với vị trí địa lí hàng năm phải chịu 6 tháng mùa nắng và 6 tháng mùa mưa cho nên tình hình sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện gặp không ít khó khăn, nhất là ở các xã vùng sâu vùng xa chưa có đê bao chống lũ.

2.1.1.3 Tình hình kinh tế – xã hội

- Tình hình kinh tế – xã hội năm 2008 tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng tích cực, tổng sản phẩm quốc dân (GDP) tăng 6.48%, giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,35%, thương mại dịch vụ tăng 6%, công nghiệp xây dựng tăng 9%.

- Với diện tích thế mạnh của huyện là sản xuất nông nghiệp chủ yếu là cây lúa, kinh tế hàng hóa chưa phát triển. Sản lượng lương thực ổn định ở mức bình quân 380.000 tấn/ năm, bình quân đầu người trên 3.000kg/người/năm.

- Những năm gần đây thời tiết không thuận lợi mưa lũ kéo dài, nắng hạn kéo dài, dịch bệnh liên miên, gây thiệt hại không ít cho người dân (dịch cúm gia cầm, dịch bệnh rầy nâu…) nhưng với chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước cùng với sự can thiệp kịp thời của ban lãnh đạo Huyện đã giúp cho huyện nhà đạt được những thành tựu đáng kể: sản xuất nông nghiệp tăng nhanh, cơ sở hạ tầng được xây dựng; trong đó xã Trường Xuân đang từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo đà đến năm 2009 trở thành thị trấn của huyện Tháp Mười, Xã Mỹ Quý là xã thí điểm mô hình xã văn hóa đầu tiên của huyện.

2.1.2 Lch s hình thành và phát trin ca Agribank Tháp Mười

’Quá trình hình thành và phát triển:

NHNo & PTNT Việt Nam với tên giao dịch là Agribank (VBARD) là một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất Việt Nam. NHNoVN trước đây là chi nhánh trực thuộc nhà nước. Từ khi có pháp lệnh đưa hệ thống NHVN trở thành Ngân hàng 2 cấp, theo quyết định của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng, NHNoVN được hình thành với số vốn pháp định là 2.200 tỉđồng Việt Nam.

Agribank Tháp Mười là một trong 11 chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp, trực thuộc NHNoViệt Nam có trụ sở đặt tại: Khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Agribank Tháp Mười được thành lập từđầu năm 1981 với tên gọi là chi nhánh NHNN huyện Tháp Mười. Đến tháng 3 năm 1988 đổi tên thành NHNo huyện Tháp Mười. Năm 1990 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình đổi mới của Ngân hàng đó là pháp lệnh Ngân hàng ra đời đã khẳng định là Ngân hàng 2 cấp, ngày 14/11/1990 chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) ký quyết định số 400/CT thành lập NHNo thay thế Ngân hàng Phát triển nông nghiệp theo quyết định số 280/QĐ–NHNN là một Ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông thôn.

Agribank Tháp Mười ngoài chức năng của một NHTM còn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc mở rộng đầu tư vốn trung và dài hạn để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản… góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Huyện Tháp Mười với tiềm năng to lớn về diện tích, giao thông nông thôn, kênh rạch thủy lợi được nhà nước tạo điều kiện trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường cơ cấu ngành nghề–lao động nhằm thực hiện từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Trước tình hình đó muốn phát triển kinh tếđịa phương một cách an toàn hiệu quả trước hết phải nói về vốn, làm thế nào để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp nông thôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngành các cấp và NHNo & PTNT huyện đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nguồn vốn của nông thôn ngày nay.

Từ năm 1991 Agribank Tháp Mười chính thức đầu tư trực tiếp đến hộ nông dân, với số vốn ban đầu ít ỏi, nguồn vốn huy động không đáng là bao, cơ sở vật chất thiếu thốn nghèo nàn, với sự chỉ đạo Ngân hàng cấp trên, sự hổ trợ cấp ủy chính quyền địa phương và sự hỗ trợ không ngừng Agribank Tháp Mười từng bước hoàn thiện và phát triển.

Trong những năm gần đây lũ lụt xảy ra liên tục ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân địa phương. Agribank Tháp Mười vẫn kiên trì bám trụ với nông dân, thực hiện nhiều biện pháp để người dân khôi phục sản xuất vượt qua khó khăn, nhất là giá cả nông sản bấp bênh, thiên tai dịch bệnh. Cùng với nguồn vốn ủy thác của chính phủ, Ngân hàngđã góp phần vào các công trình thủy lợi nội đồng, xây dựng đê bao khép kín, cơ sở hạ tầng điện đường trường trạm, cầu lộ giao thông nông thôn tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân trong huyện. Đồng thời góp phần xóa đói giảm nghèo thực hiện chuyển đổi bức tranh kinh tế theo chiều hướng khởi sắc.

Đội ngũ cán bộ ngân hàng cũng tăng đáng kể cả về số lượng lẫn chất lượng. Ngân hàng thường xuyên tổ chức cho cán bộ công nhân viên tham gia các khóa tập huấn, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với sự phát triển chung của ngân hàng.

Định hướng chung của Ngân hàng đến 2010 là Agribank phải thực sự trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cấp tín dụng cho đầu tư phát triển nông

thôn; mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, có quy mô vốn tự có cao, áp dụng công nghệ trong các dịch vụ của Ngân hàng. Với những cố gắng và nỗ lực của mình, ban lãnh đạo Agribank Tháp Mười quyết tâm thực hiện đúng mục tiêu đưa Agribank trở thành tập đoàn tài chính vững mạnh trên thị trường trong nước, từng bước vương ra khu vực và thế giới.

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức Sơđồ 2.1 : Cơ cu t chc ca Agribank Tháp Mười Sơđồ 2.1 : Cơ cu t chc ca Agribank Tháp Mười Trực thuộc Hội sở (1) (2) (1) (3) (2) P. TIẾP DÂN P. TỔ CHỨC P. KẾ TOÁN P. TÍN DỤNG GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Kiểm tra, kiểm soát nội bộ P. HUY ĐỘNG VỐN P. BẢO VỆ P. GIAO DỊCH PHÚ ĐIỀN (1) Giám đốc phụ trách tất cả các phòng ban

(2) Giám đốc phụ trách phòng kế toán, phòng huy động vốn

(3) Phó giám đốc phụ trách phòng tín dụng, phòng giao dịch ’Chức năng Ban giám đốc:

- Ban giám đốc: bao gồm 1 Giám đốc và 1 Phó giám đốc trực tiếp quản lí các phòng ban trong Ngân hàng và phòng giao dịch xã Phú Điền.

- Ban Giám Đốc có trách nhiệm chỉđạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh theo quyền hạn của chi nhánh, chịu trách nhiệm quyết định cho vay và thực hiện các công việc:

+ Xem xét nội dung thẩm định do phòng tín dụng trình lên để quyết định cho vay hay không cho vay và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

+ Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tiền vay, các hồ sơ do Ngân hàng

+ Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các chế tài tín dụng đối với khách hàng.

+ Được quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hoặc nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

’ Chức năng các phòng ban:

a) Phòng tổ chức – hành chính:

Lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động và tổ chức thực hiện theo quy định.

Thực hiện công tác văn thư, hành chính và quản trị.

Làm tham mưu cho ban giám đốc để bố trí sắp xếp nhân sự các phòng ban. Ngoài ra còn có chức năng chăm lo đời sống sức khỏe cho cán bộ- công nhân viên nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động Ngân hàng như: chịu trách nhiệm bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên trực ban bảo đảm an ninh Ngân hàng.

b) Phòng tín dụng:

Thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng, tổ chức thực hiện việc kiểm soát các quy trình nghiệp vụ liên quan. Thu hồi các khoản nợđến hạn, nợ quá hạn, các khoản bảo lãnh trả thay, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và xử lý nợ quá hạn. Bên cạnh còn thực hiện các báo cáo thống kê về nghiệp vụ tín dụng theo quy định của Ngân hàng.

) Trưởng phòng tín dụng chịu trách nhiệm về các công việc:

• Phân công Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, kiểm tra đôn đốc Cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ qui chế cho vay và hướng dẫn của Ngân hàng.

• Kiểm soát nội dung thẩm định của Cán bộ tín dụng, tiến hành tái thẩm định hồ sơ vay vốn, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và trình lên Ban Giám Đốc ký duyệt.

) Cán bộ tín dụng có nhiệm vụ:

• Giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng về các mặt như: kiểm tra hồ sơ các thủ tục điều kiện vay vốn trình trưởng phòng ký hồ sơ vay vốn.

• Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay sau khi có quyết định của giám đốc hoặc người có ủy quyền.

• Kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, tài sản bảo đảm nợ.

• Nhận hồ sơ và thẩm định các trường hợp khách hàng đề nghị gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất biện pháp xử lý khi cần thiết.

• Lưu trữ hồ sơ theo qui định

+ Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm.

+ Lập và quyết toán kế hoạch kinh doanh của quý, năm gửi Ngân hàng cấp trên.

Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dưới nhiều hình thức: kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, sổ tiết kiệm,… của cá nhân và các tổ chức kinh tế. Là nguồn cung cấp vốn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động ngân hàng.

d) Phòng kế toán - ngân quỹ:

- Kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền vay.

- Làm thủ tục giải ngân, thu nợ theo quyết định của giám đốc.

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và nghiệp vụ thanh toán theo quyết định của NHNo và PTNT VN.

- Làm dịch vụ chi tiền mặt, dịch vụ ký gửi tài sản, quản lí an toàn kho quỹ, bảo quản kho thế chấp.

- Tiến hành sao kê hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn, sao kê nợđến hạn, quá hạn cung cấp cho tín dụng theo qui định hiện hành về chếđộ kế toán.

- Lưu giữ hồ sơ theo qui định.

e) Phòng giao dịch xã Phú Điền

Thực hiện các nghiệp vụ tương tự với chi nhánh nhưng phải thông qua sự chỉđạo của Chi nhánh.

f) Kiểm tra, Kiểm soát nội bộ

- Thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh theo đúng pháp luật, theo điều lệ của NHNo & PTNT Việt Nam, theo quy chế về tổ chức và hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong NHNo & PTNT Việt Nam tỉnh Đồng Tháp.

- Theo dõi, phúc tra Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh trong việc sữa chữa những vi phạm, kiến nghị các đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ.

- Báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất theo đúng quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.

- Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và của Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam

2.1.2.2 Nội dung hoạt động

Agribank Tháp Mười được xác định ngay từđầu là một chi nhánh đóng trên địa bàn huyện vùng sâu của tỉnh. Vấn đề nông nghiệp nông thôn và nông dân là một vấn đề chiến lược hàng đầu luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Do đó NHNo huyện Tháp Mười luôn luôn xác định cho mình nhiệm vụ chiến lược với phương châm: “đi vay để cho vay” phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh:

2.1.3 Chc năng và nhim v

2.1.3.1 Chức năng

- Huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên địa bàn dưới nhiều hình thức, tiếp chuyển nguồn vốn điều chuyển từNgân hàng cấp trên.

- Dịch vụ tín dụng: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; cho vay phát triển sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế: mua xe gắn máy, xe ô tô; sữa chữa, mua sắm, xây dựng nhà ở; hỗ trợ học tập; tiêu dùng; kinh doanh bán sỉ;… Đặc biệt, cho vay đối với hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo ởđịa phương được quan tâm nhất vì góp phần giúp người dân có vốn đểđầu tư phát triển kinh tế, đời sống.

- Thông qua công tác huy động vốn và cho vay để tổ chức thanh toán trong nền kinh tế quốc dân.

- Tổ chức hạch toán kinh tế, nhận khoán tài chính, đảm bảo thực hiện kinh doanh có lãi và đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng.

2.1.3.2. Nhiệm vụ

- Hoạt động kinh doanh của Agribank Tháp Mười cần phải phục vụ kịp thời chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện. Vì vậy, Ngân hàng phải tăng cường huy động vốn để cho vay.

- Không ngừng đổi mới công nghệ Ngân hàng; đảm bảo kinh doanh có lãi, nâng cao thu nhập cho cán bộ – công nhân viên Ngân hàng.

- Thực hiện chủ trương đào tạo và đào tạo lại cán bộ, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong cơ chế thị trường hiện nay.

2.1.4 Các hot động kinh doanh chính

2.1.4.1 Huy động vốn

- Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các đơn vị tổ chức kinh tế, dân cư trong và ngoài tỉnh bằng tiền Việt Nam đồng và ngoại tệ.

- Phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu.

2.1.4.2 Hoạt động tín dụng

- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đáp ứng các yêu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh, dịch vụ và đời sống, thực hiện đầu tư vốn cho các dự án, phương án phát triển sản xuất.

- Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các loại chứng từ có giá.

2.1.4.3 Các dịch vụ khác

- Cung cấp các phương tiện thanh toán, chuyển tiền nhanh và thường. - Thực hiện các dịch vụ thu chi hộ, làm đại lý.

2.1.5 Thun li và khó khăn ca Agribank Tháp Mười

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)