Dư nợ theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 67 - 69)

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Ngành NN – LN 136.460 157.610 201.195 21.150 15,49 43.585 27,65 - Ngành trồng trọt 95.180 104.019 131.298 8.839 9,28 27.279 26,25 - Ngành chăn nuôi 41.280 53.591 69.897 12.311 29,64 16.306 32,90 2. TN – DV 30.701 32.180 18.890 1.479 4,81 -13.290 -41,29 3. Ngành nghề khác 17.107 18.614 11.446 1.507 8,80 -7.168 -38,50 Tổng cộng 184.268 208.404 231.531 24.136 13,09 23.127 11,09

Biu đồ 3.8 : Dư n theo ngành kinh tế 0 20 40 60 80 100 120 140 Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm Trồng trọt Chăn nuôi TN-DV Ngành nghề khác Qua bảng 3.8 cho ta thấy:

¾ Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: Đây là một ngành có tính trọng điểm của vùng ĐBSCL nói chung của tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười nói riêng nên dư nợ của ngành chiếm tỉ trọng lớn. Năm 2007 dư nợ của ngành là 157.610 triệu đồng tăng 21.150 triệu đồng so với năm 2006 là 136.450 triệu đồng hay tăng 15,49%. Trong đó ngành trồng trọt đạt 104.019 triệu đồng dư nợ tăng 8.839 triệu đồng hay tăng 9,28%, ngành chăn nuôi đạt 53.591 triệu đồng tăng 12.311 triệu đồng với tỉ lệ tăng 29,64% so với năm 2006.

Đến năm 2008 dư nợ của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 201.195 triệu đồng tiếp tục tăng thêm 43.585 triệu đồng hay tăng 27,65%. Chiếm tỉ lệ 86,98% trong tổng dư nợ so với năm 2007. trong đó ngành trồng trọt tăng 27.279 triệu đồng hay tăng 26,25% ngành chăn nuôi là 69.897 triệu đồng tăng 16.306 triệu đồng hay tăng 32,9%.

Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng và Ngân hàng đã mở rộng cho vay đến nhiều hộ sản xuất và tiếp tục cho vay khắc phục dịch bệnh trên địa bàn huyện như: dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên cây trồng (cây lúa)… nên tổng dư nợ của ngành tăng theo doanh số cho vay.

¾ Ngành thương nghiệp dịch vụ: Năm 2006 dư nợ đạt 30.701 triệu đồng năm 2007 dư nợđạt 32.180 triệu đồng tăng 1.479 triệu đồng hay tăng 4,81% so với năm 2006. Điều này cho thấy ngành thương nghiệp và lâm nghiệp đã làm chủđược nguồn vốn vay của mình. Có sự cân đối trong việc vay nợ và trả nợ.

Đến năm 2008 dư nợ đạt 18.890 triệu đồng so với năm 2007 giảm mạnh 13.290 triệu đồng với tỉ lệ giảm 41,29% sở dĩ dư nợ giảm, một phần do doanh số cho vay của ngành thương nghiệp - dịch vụ giảm mạnh, mặt khác do tình hình kinh tế xã hội không ổn định, giá cả biến động làm ảnh hưởng đến công tác cho vay và thu hồi nợ.

¾ Ngành nghề khác: Mặc dù sựđầu tư mở rộng vào các ngành kinh tế khác chỉ mang tính chất mở rộng tín dụng nhưng nó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của tín dụng. Năm 2006 dư nợ đạt 17.107 triệu đồng, năm 2007 đạt 18.614 triệu đồng tăng 1.507 triệu đồng hay tăng với tỉ lệ 8,80%.

Nhưng đến năm 2008 dư nợ chỉ đạt 11.446 triệu đồng giảm 7.168 triệu đồng hay giảm 38,50% so với 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2008 Ngân hàng tập trung cho vay ngành nông nghiệp để khắc phục dịch bệnh cúm gia cầm và dịch rầy nâu trên cây lúa.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)