Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay – thu nợ. Nó thể hiện số vốn mà ngân hàng cho vay chưa thu hồi hoặc thu hồi được tại thời điểm báo cáo. Dư nợ phản ánh hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong suốt một thời điểm, dư nợ càng tăng cao cho thấy hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong công tác mở rộng qui mô phát triển thị phần, công tác cho vay và trực tiếp làm tăng nhanh lợi nhuận của Ngân hàng. Để hiểu rõ chi tiết tình hình dư nợ ta đi vào phân tích ở bảng số liệu sau: Bảng 3.5 : Dư nợ theo thời gian ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Dư nợ ngắn hạn 147.414 165.923 185.225 18.509 12,56 19.302 11,63 Dư nợ trung hạn 31.325 36.158 39.360 4.833 15,43 3.202 8,86 Dư nợ dài hạn 5.529 6.323 6.946 794 14,36 623 9,85 Tổng cộng 184.268 208.404 231.531 24.136 13,09 23.127 11,09
Biểu đồ 3.5 : Dư nợ theo thời gian 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng đều qua các năm. Tổng dư nợ năm 2007 dư nợđạt 208.404 triệu đồng tăng 24.136 triệu đồng tăng 13,09% so với năm 2006. Đến năm 2008 dư nợđạt 231.531 triệu đồng tăng 11.09% so với năm 2007 với số tiền là 23.127 triệu đồng. Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ, tỷ lệ biến động về dư nợ cho vay của từng loại cho vay cũng khác nhau:
- Đối với dư nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu trên cho ta biết dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao 79,99% trong tổng dư nợ. Cụ thể là năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 165.923 triệu đồng tăng 18.509 triệu đồng tốc độ tăng 12,56% so với năm 2006. Đến 2008 tốc độ tăng là 11,63% với số dư nợđạt 185.225 triệu đồng so với năm 2007. Sở dĩ dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng cao là do ngắn hạn cho vay đa số là hộ sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình kinh tếđịa phương.
- Đối với dư nợ trung hạn: Dư nợ trung hạn cũng được chi nhánh thúc đẩy tăng dần qua các năm. Năm 2007 dư nợđạt 36.158 triệu đồng tăng 4.833 triệu đồng tương ứng 15,43% so với năm 2006 là 31.325 triệu đồng, sang năm 2008 là 39,360 triệu đồng tốc độ tăng tiếp tục tăng 8,86% so với năm 2007 là 3.202 triệu đồng. Đối tượng vay vốn vẫn là hộ sản xuất nông nghiệp đầu tư vào các mô hình cải tạo vườn tạp, cải tạo đồng ruộng, mua sắm máy móc thiết bị, đặc biệt mở rộng cho vay phục vụ đời sống, xuất khẩu lao động theo chương trình của Chính phủ.
- Đối với dư nợ dài hạn: Tổng dư nợ cho vay dài hạn trong năm 2006 đạt 5.529 triệu đồng, năm 2007 là 6.323 triệu đồng tăng 794 triệu đồng tốc độ tăng là 16,36%, sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do năm 2006 Agribank Tháp Mười tiếp tục thực hiện theo chương trình của tỉnh vê trồng rừng phòng hộ theo vùng quy hoạch huyện có tổng diện tích quy hoạch là 2.500 ha. Đến năm 2008 dư nợ là 6.946 triệu đồng tương ứng tăng 9,85% so với 2007.
Nhìn chung cho vay dài hạn về trồng tràm Ngân hàng cũng xét đến mức độ rủi ro là rất lớn, thời gian cho vay dài thường là 7 năm, trong khi thực hiện dự án các yếu tố về tiêu chuẩn kỹ thuật phải được triệt để như: quy hoạch kênh mương chống cháy, liên tiếp, kỹ thuật lao động và tình hình tài chính của hộ vay phải đảm bảo trả các nợ gốc và lãi hàng năm trong khi dự án chưa thu hoạch.
Mặc dù có sự quan tâm khuyến khích cho vay trung và dài hạn, nhưng về tỉ trọng vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dư nợ. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay trung và dài hạn cao hơn làm ảnh hưởng tâm lý e ngại của người vay, quy trình thủ tục thẩm định cho vay, khách hàng cho là rườm rà, khó khăn trong vay trả nợ. Theo qui định mới, phần gốc quy định trả theo từng kỳ thường là năm. Khi đến kỳ trả nợ khách hàng không trả nợ đúng hạn hoặc không được ngân hàng cho điều chỉnh kỳ hạn nợ thì toàn bộ phần nợ gốc sẽ chuyển sang nợ quá hạn, lúc đó hộ vay phải trả toàn bộ món vay gây khó khăn bịđộng đối với tình hình tài chính của khách hàng.
3.3Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế3.3.1 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế