Tình hình hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 63)

Bảng 3.6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Ngành NN – LN 150.980 174.711 208.170 23.731 15,71 33.459 19,15 - Ngành trồng trọt 98.137 110.355 134.688 12.218 12,44 24.333 22,04 - Ngành chăn nuôi 52.843 64.356 73.482 11.513 21,78 9.126 14,18 2. TN – DV 34.284 35.574 19.932 1.290 3,77 -15.642 -43,97 3. Ngành nghề khác 18.461 20.604 12.687 2.143 11,6 -7.917 -38,42 Tổng cộng 203.725 230.889 240.789 27.164 13,33 9.900 4,29

Biu đồ 3.6 : Doanh s cho vay theo ngành kinh tế 0 20 40 60 80 100 120 140Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm Trồng trọt Chăn nuôi TN-DV Ngành nghề khác

Qua số liệu trên, nhìn chung doanh số cho vay mỗi năm một tăng, với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng” của Agribank Tháp Mười. Cho nên toàn thể nhân viên của ngân hàng không ngừng nâng cao sáng tạo, và tích cực làm việc, mở rộng và tăng trưởng tín dụng ở mọi nơi, mọi lĩnh vực, ngành nghề và các thành phần kinh tế với bước đi thích hợp và tích cực. Xuất phát từđịnh hướng đó, Ngân hàng có được kết quả sau:

¾ Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: Nhìn chung doanh số cho vay của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp tăng dần qua các năm và chiếm tỉ trọng cao nhất qua 3 năm. Năm 2006 doanh số cho vay của ngành đạt 150.980 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006 doanh số cho vay tăng 23.731 triệu đồng và tỉ lệ tăng là 15,71%, riêng ngành trồng trọt đã tăng 12.218 triệu đồng và chiếm tỷ lệ lớn trong doanh số cho vay của ngành. Năm 2006: 65%, năm 2007: 63,16%.

Sang năm 2008 doanh số cho vay đạt 208.170 tăng 33.459 triệu đồng tăng với tỉ lệ 19,15% so với năm 2007 chỉ đạt 174.711 triệu đồng. Trong đó ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ 64,7% tăng 24.333 triệu đồng tốc độ tăng 22,04% so với năm 2007 chỉ đạt 110.355 triệu đồng. Ngành chăn nuôi sang năm 2008 cũng tăng theo tỉ lệ tăng của doanh số cho vay. Năm 2007 đạt 64.356 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 36,84% trong tổng doanh số cho vay của ngành). Năm 2008 đạt 73.482 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 35,3%) tốc độ tăng là 14,18%.

Sở dĩ doanh số cho vay của ngành nông nghiệp tăng là do những năm qua có sự chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra chi nhánh còn mạnh dạn đầu tư vốn vào ngành chăn nuôi: chăn nuôi bò

laisind, nuôi bò vỗ béo, nuôi bò thịt, chăn nuôi heo với quy mô lớn nhằm hỗ trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương.

¾ Ngành thương nghiệp – dịch vụ: Năm 2006 doanh số cho vay đạt 34.284 triệu đồng nghĩa là doanh số cho vay năm 2007 so với năm 2006 tăng 1.290 triệu đồng tốc độ tăng 3,77% nhưng sang năm 2008 doanh số cho vay đạt 19.932 triệu đồng. Như vậy so với năm 2007 doanh số cho vay đã giảm 15.642 triệu đồng hay giảm 43,97%. Nguyên nhân là do tính chất và đặc thù của ngành không ổn định nên chi nhánh đã hạn chế cho vay đối với ngành này.

¾ Ngành nghề khác: Đối tượng thuộc ngành này thường ở các lĩnh vực cho vay kinh doanh mua bán, cá thể vay tiêu dùng. Năm 2006 doanh số cho vay đạt 18.461 triệu đồng sang năm 2007 đạt 20.600 triệu đồng tăng 2.143 triệu đồng với tỉ lệ tăng 11,6%. Đến năm 2008 doanh số cho vay giảm một cách bất ngờ, trong năm doanh số cho vay đạt 12.687 triệu đồng so với năm 2007 doanh số cho vay giảm 7.917 triệu đồng hay giảm 38,42%. Nguyên nhân của sự giảm doanh số cho vay là do trên địa bàn huyện ngành nghề chưa phát triển đa dạng. Bên cạnh đó ngành nghề khác thì hầu như vay vốn ngắn hạn kinh doanh ít có lãi nên doanh số cho vay giảm.

Tóm lại doanh số cho vay theo ngành kinh tếđã tăng lên một cách rõ rệt qua các năm. Cụ thể năm 2007 đạt 230.889 triệu đồng tăng 27.164 triệu đồng với tỉ lệ 13,335% so với năm 2006 đạt 203.725 triệu đồng. Đến năm 2008 tăng lên 240.789 triệu đồng hay tăng 4,29% so với năm 2007, để có được sự gia tăng theo hướng tích cực này phải nói đó là do Ngân hàng đã tạo được lòng tin và có mối quan hệ tốt đẹp với nhiều khách hàng, đồng thời với thái độ phục vụ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ tín dụng đã góp phần thu hút nhiều khách hàng cho Ngân hàng.

3.3.2 Doanh s thu n theo ngành kinh tế

Bảng 3.7 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 ST % ST % 1. Ngành NN –LN 142.519 157.134 187.862 14.615 10,25 30.728 19,55 - Ngành trồng trọt 96.262 102.809 124.762 6.547 6,80 21.953 21,15 - Ngành chăn nuôi 46.257 54.325 63.100 8.068 17,44 8.775 16,15 2. TN – DV 28.135 32.118 18.250 3.983 14,15 -13.868 -43,17 3. Ngành nghề khác 12.494 17.501 11.550 5.007 4,0 -5.951 -34 Tổng cộng 183.148 206.753 217.662 23.605 12,89 10.909 5,28

Biu đồ 3.7 : Doanh s thu n theo ngành kinh tế 0 20 40 60 80 100 120 140 Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm Trồng trọt Chăn nuôi TN-DV Ngành nghề khác

¾ Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: doanh số thu nợ năm 2006 là 142.519 triệu đồng. Năm 2007 là 157.134 triệu đồng, như vậy so với năm 2006 doanh số thu nợ tăng 14.625 triệu đồng hay tăng 10,25%. Đến năm 2008 doanh số thu nợ là 187.862 triệu đồng tăng 30.728 triệu đồng với tỉ lệ tăng 19,55% so với năm 2007. trong đó doanh số thu nợ của ngành trồng trọt năm 2006 là 96.262 triệu đồng chiếm tỷ lệ 67,54% trong tổng doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp. Sang năm 2007 đạt 102.809 triệu đồng tăng 6.547 triệu đồng tương ứng tăng 6,80%. Ngành chăn nuôi năm 2006 là 46.257 triệu đồng năm 2007 tăng 8.068 triệu đồng tương ứng tăng 17,44%.

Năm 2008 doanh số thu nợ ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 187.862 triệu đồng tăng 30.728 triệu đồng tương ứng tăng 19,55%. Trong đó ngành trồng trọt tăng 21,35% chăn nuôi tăng 16,15% so với năm 2007.

Mặc dù trong năm 2007 – 2008 ngành chăn nuôi phải đối phó với dịch cúm gia cầm nhưng người dân đã sớm khắc phục bằng nhiều biện pháp; như vay vốn ngân hàng để tiếp tục sản xuất chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi bò, chăn nuôi heo, để nhằm mục đích hạn chế rủi ro.

Nhìn chung qua các năm doanh số thu nợ của ngành thật khả quan, bởi vì với khí hậu thời tiết thuận lợi, có nhiều biện pháp khắc phục rủi ro nên thu hoạch đạt kết quả cao và một số mặt hàng nông sản giá cả khá ổn định đã giúp các hộ gia đình trả nợđúng hạn.

¾ Ngành thương nghiệp dịch vụ: Doanh số thu nợ năm 2006 là 28.135 triệu đồng sang năm 2007 là 32.118 triệu đồng so với năm 2006 đã tăng lên 3.983 triệu đồng hay tăng 14,15%. Do tình hình hoạt động của ngành ổn định, gặp những điều

kiện thuận lợi trong năm nên khả năng hoàn trả của khách hàng khá cao, vì thế DSTN đã tăng lên.

Tuy nhiên đến năm 2008 doanh số thu nợ chỉ đạt 18.250 triệu đồng so với năm 2007 đã sụt giảm 13.868 triệu đồng hay giảm 43,17% sự sụt giảm này một phần là do doanh số cho vay giảm xuống và do tính không ổn định về giá trị tài sản đã dẫn đến doanh số thu nợ giảm xuống.

¾ Ngành nghề khác: Doanh số thu nợ của các ngành kinh doanh mua bán, cá thể vay tiêu dùng. Qua 2 năm 2007 doanh số thu nợđạt 12.494 triệu đồng, năm 2006 đạt 17.501 triệu đồng tăng 5007 triệu đồng hay tăng với tỉ lệ 4,0% so với năm 2006. Doanh số thu nợ tăng như thế là do các ngành đã khắc phục được rủi ro và sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Nhưng đến năm 2008 doanh số thu nợ giảm 5.951 triệu đồng tương ứng giảm 34% chỉ đạt 11.550 triệu đồng so với năm 2007. Sở dĩ có kết quả như vậy là một phần do doanh số cho vay giảm, phần khác do năm 2008 giá cả trên thị trường một số mặt hàng biến động và người sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, bị biến động trong sản xuất.

Tóm lại, qua 3 năm doanh số thu nợ của các ngành kinh tế đều tăng theo hướng tích cực một mặt vì doanh số cho vay tăng, mặt khác vì ngân hàng mở rộng cho khách hàng vay vốn mở rộng sản xuất và khắc phục hậu quả của dịch bệnh.

Nguyên nhân của tất cả những thay đổi và biến động trên là do: tổ tín dụng tập trung vào công tác thu hồi nợ nên doanh số thu nợở tất cả loại hình đều tăng, có được kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, quá trình sử dụng vốn và có tinh thần trách nhiệm cao nên có thể thu nợ vốn vay đúng hạn.

3.3.3 Dư n theo ngành kinh tếBảng 3.8 : Dư nợ theo ngành kinh tế Bảng 3.8 : Dư nợ theo ngành kinh tế ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Ngành NN – LN 136.460 157.610 201.195 21.150 15,49 43.585 27,65 - Ngành trồng trọt 95.180 104.019 131.298 8.839 9,28 27.279 26,25 - Ngành chăn nuôi 41.280 53.591 69.897 12.311 29,64 16.306 32,90 2. TN – DV 30.701 32.180 18.890 1.479 4,81 -13.290 -41,29 3. Ngành nghề khác 17.107 18.614 11.446 1.507 8,80 -7.168 -38,50 Tổng cộng 184.268 208.404 231.531 24.136 13,09 23.127 11,09

Biu đồ 3.8 : Dư n theo ngành kinh tế 0 20 40 60 80 100 120 140 Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm Trồng trọt Chăn nuôi TN-DV Ngành nghề khác Qua bảng 3.8 cho ta thấy:

¾ Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: Đây là một ngành có tính trọng điểm của vùng ĐBSCL nói chung của tỉnh Đồng Tháp và huyện Tháp Mười nói riêng nên dư nợ của ngành chiếm tỉ trọng lớn. Năm 2007 dư nợ của ngành là 157.610 triệu đồng tăng 21.150 triệu đồng so với năm 2006 là 136.450 triệu đồng hay tăng 15,49%. Trong đó ngành trồng trọt đạt 104.019 triệu đồng dư nợ tăng 8.839 triệu đồng hay tăng 9,28%, ngành chăn nuôi đạt 53.591 triệu đồng tăng 12.311 triệu đồng với tỉ lệ tăng 29,64% so với năm 2006.

Đến năm 2008 dư nợ của ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 201.195 triệu đồng tiếp tục tăng thêm 43.585 triệu đồng hay tăng 27,65%. Chiếm tỉ lệ 86,98% trong tổng dư nợ so với năm 2007. trong đó ngành trồng trọt tăng 27.279 triệu đồng hay tăng 26,25% ngành chăn nuôi là 69.897 triệu đồng tăng 16.306 triệu đồng hay tăng 32,9%.

Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng và Ngân hàng đã mở rộng cho vay đến nhiều hộ sản xuất và tiếp tục cho vay khắc phục dịch bệnh trên địa bàn huyện như: dịch cúm gia cầm, dịch bệnh trên cây trồng (cây lúa)… nên tổng dư nợ của ngành tăng theo doanh số cho vay.

¾ Ngành thương nghiệp dịch vụ: Năm 2006 dư nợ đạt 30.701 triệu đồng năm 2007 dư nợđạt 32.180 triệu đồng tăng 1.479 triệu đồng hay tăng 4,81% so với năm 2006. Điều này cho thấy ngành thương nghiệp và lâm nghiệp đã làm chủđược nguồn vốn vay của mình. Có sự cân đối trong việc vay nợ và trả nợ.

Đến năm 2008 dư nợ đạt 18.890 triệu đồng so với năm 2007 giảm mạnh 13.290 triệu đồng với tỉ lệ giảm 41,29% sở dĩ dư nợ giảm, một phần do doanh số cho vay của ngành thương nghiệp - dịch vụ giảm mạnh, mặt khác do tình hình kinh tế xã hội không ổn định, giá cả biến động làm ảnh hưởng đến công tác cho vay và thu hồi nợ.

¾ Ngành nghề khác: Mặc dù sựđầu tư mở rộng vào các ngành kinh tế khác chỉ mang tính chất mở rộng tín dụng nhưng nó cũng là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng của tín dụng. Năm 2006 dư nợ đạt 17.107 triệu đồng, năm 2007 đạt 18.614 triệu đồng tăng 1.507 triệu đồng hay tăng với tỉ lệ 8,80%.

Nhưng đến năm 2008 dư nợ chỉ đạt 11.446 triệu đồng giảm 7.168 triệu đồng hay giảm 38,50% so với 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2008 Ngân hàng tập trung cho vay ngành nông nghiệp để khắc phục dịch bệnh cúm gia cầm và dịch rầy nâu trên cây lúa.

3.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank Tháp Mười

3.4.1 Phân tích tình hình n quá hn

Trong công tác quản lý để nâng cao hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thì công tác kiểm soát hạn chế nguy cơ nợ quá hạn là công tác được Ngân hàng tập trung cao nhất, vì nợ quá hạn được xem là chỉ tiêu biểu hiện rõ nét nhất hoạt động tín dụng tại Ngân hàng từ khâu tiếp nhận đánh giá chất lượng hồ sơ vay, đến khâu kiểm soát, giám sát mục đích sử sụng vốn, đến công tác thu hồi nợ. Do đó giảm rủi ro nợ quá hạn là nâng cao chất lượng các hoạt động trên, đây là mục tiêu phấn đấu của tất cả các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng.

3.4.1.1 Nợ quá hạn theo thời gian

Bảng 3.9: Nợ quá hạn theo thời gian

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % NQH ngắn hạn 2.594 2.933 3.260 339 13,07 327 11,15 NQH trung hạn 552 624 692 72 13,04 68 10,9 NQH dài hạn 97 110 123 13 13,4 13 11,82 Tổng Cộng 3.243 3.667 4.075 424 39,51 408 33,87

Biu đồ 3.9: N quá hn theo thi gian ĐVT: triệu đồng 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 2006 2007 2008 NQH ngắn hạn NQH trung hạn NQH dài hạn

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nợ quá hạn tại Agribank Tháp Mườitrong năm 2006 là 3.243 triệu đồng, sang năm 2007 nợ quá hạn là 3.667 triệu đồng tăng 424 triệu đồng tăng với tỷ lệ 13,07%. Đến năm 2008 nợ quá hạn là 4.075 tiếp tục tăng thêm 408 triệu đồng với mức tăng 11,12 % so với năm 2007. Tương ứng với sự gia tăng của doanh số cho vay và doanh số dư nợ, nợ quá hạn tại Ngân hàng trong giai đoạn 2006-2007 cũng đã có những thay đổi. Cụ thể:

Nợ quá hạn ngắn hạn trong năm 2006 là 1.562 triệu đồng, năm 2007 nợ quá hạn tăng thêm 229 triệu đồng mức tăng 14,66%. Sang năm 2008 nợ quá hạn tiếp tục tăng thêm 190 triệu đồng so với năm 2007 nguyên nhân do việc áp dụng thời gian cho vay ngắn hạn thường là chu kỳ sản xuất, kinh doanh (từ 3 – 4 tháng) và không cho gia hạn nợ theo quy định mới. Do vậy người dân không còn vốn để trả nợNgân hàng vì đã tái đầu tư cho vụ tiếp theo.

Nợ quá hạn trung – dài hạn: năm 2007 nợ quá hạn là 460 triệu đồng hay tăng 17,64% so với năm 2006. Đến năm 2008 nợ quá hạn là 490 triệu đồng tăng thêm 36 triệu đồng hay tăng 7,82% so với 2007. Điều này cho thấy nợ quá hạn trung – dài hạn của Ngân hàng có nhiều hướng được cải thiện dần, đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy Cán bộ tín dụng có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ cũng như công tác xem xét hồ sơ vay vốn.

3.4.1.2 Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Bảng 3.10: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Ngành NN – LN 2.529 2.860 3.178 331 13,09 318 11,12 - Trồng trọt 1.770 2.002 2.225 232 9,17 223 7,8 - Ngành chăn nuôi 759 858 953 99 3,92 95 3,32 2. TN – DV 487 550 611 63 12,94 61 11,1 3. Ngành nghề khác 227 257 286 30 13,22 29 11,28 Tổng Cộng 3.243 3.667 4.075 424 39,25 408 33,5

(Nguồn: Phòng tín dụng tại Agribank Tháp Mười)

Biu đồ 3.10: N quá hn theo ngành kinh tế

ĐVT: triệu đồng 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2006 2007 2008 Trồng trọt Chăn nuôi TN-DV Ngành nghề khác

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)