Sau khi có được nguồn vốn huy động ngân hàng sẽ tìm ra phương hướng để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả hay nói cách khác hơn là phải tìm ra biện pháp để cho khách hàng vay vốn vừa đáp ứng được nhu cầu về sản xuất kinh doanh của khách hàng vừa làm tăng được lợi nhuận cho ngân hàng. Để nắm bắt được sự huy động cho vay trong ngân hàng có hiệu quả là xuất phát từ nguyên nhân nào và ảnh hưởng ra sao đến quá trình hoạt động kinh doanh ta đi vào phân tích doanh số cho vay theo thời gian tại Agribank Tháp Mười.
Bảng 3.3 : Doanh số cho vay theo thời gian qua ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 162.980 184.711 192.631 21.731 13,33 7.920 4,29 Trung hạn 34.633 38.951 40.934 4.318 12,47 1.893 5,09 Dài hạn 6.112 7.227 7.224 1.115 18,24 -3 -0,04 Tổng cộng 203.725 230.889 240.789 27.164 13,33 9.900 4,29
(Nguồn: Phòng Tín dụng tại Agribank Tháp Mười)
Biểu đồ 3.3 : Doanh số cho vay theo thời gian
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn
Doanh số cho vay tăng liên tục qua ba năm. Năm 2006 tổng doanh số cho vay đạt 203.725 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn 162.980 triệu đồng chiếm tỉ trọng 80% trong tổng doanh số cho vay, cho vay trung dài hạn đạt 34.633 triệu đồng và cho vay dài hạn là 6.112 triệu đồng. Đến năm 2007 thì tổng doanh số cho vay tăng 13,33% đạt 230.889 triệu đồng so với năm 2006 trong đó cho vay ngắn hạn đạt 184.711 triệu đồng tăng 13,33%, cho vay trung hạn là 38.951 triệu đồng tăng 4.318 triệu đồng, cho vay dài hạn 7227 triệu đồng tăng 18,24%. Qua phân tích ta thấy doanh số cho vay năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Cụ thể là doanh số cho vay ở năm 2007 đã tăng lên 27.164 triệu đồng hay tăng lên 13,33% so với năm 2006.
Đến năm 2008, doanh số cho vay của ngân hàng đạt 240.789 triệu đồng trong đó cho vay ngắn hạn đạt 192.631 triệu đồng, cho vay trung hạn là 40.934 triệu đồng, cho vay dài hạn là 1115 triệu đồng. Như vậy doanh số cho vay năm 2007 tăng 9.900 triệu đồng hay tăng 4,29%. So với năm 2006 cụ thể: Cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng 4,29% tương ứng tăng 7.920 triệu đồng. Cho vay trung hạn tăng 18.930 triệu đồng tăng 5,09% cho vay dài hạn giảm 0,04% hay giảm 3 triệu đồng.
Agribank Tháp Mười có tỷ trọng cho vay ngắn hạn cao hơn cho vay trung, dài hạn đây là một tỷ trọng an toàn vì cho vay ngắn hạn có rủi ro thấp hơn cho vay trung, dài hạn. Có được kết quả này là do các nguyên nhân: Ngân hàng cho vay mở rộng đến nhiều khách hàng truyền thống và mạnh dạn cho vay với những khách hàng mới. Mặt khác khách hàng vay vốn làm ăn có lãi tạo được lòng tin với ngân hàng, ngân hàng đã mạnh dạn cho vay bổ sung để mở rộng diện tích sản xuất, cải tạo vườn tạp, chăn nuôi của hộ nông dân ngày một có hiệu quả. Điều này dẫn đến tốc độ cho vay tăng lên rõ rệt.
Ngoài ra có sự gia tăng doanh số cho vay như vậy là do chi nhánh mở rộng cho vay đối với nhiều hộ nông dân. Những năm gần đây có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều nơi đã chuyển đổi diện tích gieo trồng lúa năng suất thấp sang gieo trồng những giống lúa năng suất cao, và mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi. Muốn làm được điều đó cần phải có vốn để sản xuất, mà người dân không có vốn để đầu tư sản xuất nên họđi vay ngân hàng nhiều hơn, tạo điều kiện cho họ sản xuất kinh doanh ngày càng lớn mạnh hơn và từđó nâng cao đời sống kinh tế ngày càng phát triển hơn.