Tình hình huy động vốn tại Agribank Tháp Mườ i

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 52 - 56)

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Khi các thành phần kinh tế bị thiếu vốn hoạt động, họ đến ngân hàng xin vay và ngân hàng hoạt động chủ yếu là cung cấp vốn tín dụng cho các tổ chức kinh tế khi có nhu cầu về vốn. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.

Agribank Tháp Mười là một chi nhánh phụ thuộc NHNo & PTNT Việt Nam vì thế nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy tại chỗ và nhận vốn điều hoà từ NHNo & PTNT Việt Nam. Đối với nguồn vốn huy động, tại Agribank Tháp Mười trong 3 năm qua được huy động dưới nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm ĐVT: triệu đồng 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

A-Vốn huy động tại địa phương 45.882 22,08 52.998 22,51 56.228 22,89 7.116 15,51 3.230 6,10

- Tiền gửi không kỳ hạn 25.550 56,69 24.290 45,83 25.184 44,78 -1.260 -4,93 894 3,68

- Tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng 5.998 13,07 7.032 13,30 5.141 9,14 1.034 17,23 -1.891 -26,89 - Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 14.334 31,24 21.676 46,81 25.903 46,08 7.342 51,22 4.227 19,50

B- Nguồn vốn cân đối trung ương 161.917 77,92 182.509 77,49 189.376 77,11 20.590 12,72 8.868 4,86

- Ngắn hạn 142.276 87,97 146.580 80,31 150.747 79,60 4.304 3,03 4.167 2,84

- Trung và dài hạn 19.641 12,13 35.929 19,69 38.629 20,40 16.288 82,92 2.700 7,51

Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động vốn qua 3 năm 0 50 100 150 200 250 Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm

Nguồn vốn cân đối trung ương Vốn huy động tại địa phương

™ Vốn huy động tại địa phương:

Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn vốn huy động tại địa phương tăng dần qua các năm. Năm 2006 tổng vốn tại địa phương 45.882 triệu đồng. Đến năm 2007 tổng nguồn vốn huy động tại địa phương của Ngân hàng là 52.998 triệu đồng tăng 7.116 triệu đồng tương ứng tăng 15,51% so với năm 2006. Đến năm 2008 vốn huy động tiếp tục tăng 3.230 triệu đồng tương ứng 6,1% so với năm 2007.

Agribank Tháp Mười với chính sách lãi suất phù hợp và áp dụng nhiều hình thức huy động và được sự tin tưởng của dân cư cũng như các đơn vị kinh tế trong toàn huyện đồng thời cùng với sự nổ lực của Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ Ngân hàng đã không ngừng đơn giản hóa các hình thức huy động vốn tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng gửi tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng

Để hiểu rõ hơn về tình hình huy động vốn tại địa phương ta phân tích từng loại tiền gửi:

+ Tiền gửi không kỳ hạn: (TGKKH)

Là tiền gửi mà người gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào, khách hàng gửi tiền vào NH nhằm mục đích thanh toán và bảo đảm an toàn về vốn. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy TGKKH giảm dần, năm 2006 TGKKH đạt 25.550 triệu đồng chiếm 55,69% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 lượng TGKKH là 24.290 triệu đồng chiếm 45,83% trong tổng nguồn vốn huy động, giảm 1.260 triệu đồng tương ứng

4,93% so với năm 2006. Nguyên nhân là do Ngân hàng chưa thật sự quan tâm đến công tác huy động TGKKH, không quan tâm đến khách hàng truyền thống. Đến năm 2008 TGKKH đạt 25.184 triệu đồng chiếm 44,78% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 894 triệu đồng tương ứng tăng 3,68% so với năm 2007. Kết quả này cho thấy Ngân hàng luôn có biện pháp thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng truyền thống, thực hiện ưu đãi những khách hàng có quan hệ thường xuyên, tăng cường đổi mới phong cách, thái độ phục vụ.

+ Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng và trên 12 tháng: (TGCKH)

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi ký thác vào Ngân hàng trên cơ sở có thoả thuận với Ngân hàng và khách hàng chỉ được rút ra sau một kỳ hạn nhất định. Tiền gửi có kỳ hạn có lãi suất cao hơn TGKKH. Loại tiền gửi này là nguồn tín dụng mang tính chất ổn định do đó các ngân hàng thường dùng mọi biện pháp kích thích để huy động loại tiền gửi này.

ƒ Tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng:

Trong năm 2006 TGCKH 12 tháng là 5.998 triệu đồng chiếm 13,07%, bước sang năm 2007 TGCKH là 7.032 triệu đồng tăng 1.034 triệu đồng tương ứng 17,23% so với năm 2006. Để có được kết quả như vậy chính là nhờ Ngân hàng có chính sách phù hợp để huy động vốn trong dân cư. Năm 2007 tình hình kinh tếổn định đời sống người dân khá giả hơn nên họ có ý thức gửi tiền vào Ngân hàng.

Nhưng đến năm 2008 trên địa bàn huyện Tháp Mười phải nâng cấp sửa chữa mặt bằng chợ Tháp Mười, và sự xuất hiện các tổ chức cơ sở sản xuất nên lượng tiền nhàn rỗi hạn chếđó cũng là nguyên nhân làm lượng tiền gửi giảm xuống 1.891 triệu đồng giảm 26,98% chỉđạt 5.141 triệu đồng so với năm 2006.

ƒ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng:

Năm 2006 TGCKH trên 12 tháng là 14.334 triệu đồng. Năm 2007 lượng tiền gửi trên 12 tháng tăng 7.342 triệu đồng chiếm 46,81% trên tổng nguồn vốn, tương ứng tăng 51,2% so với năm 2006. Đến năm 2008 đạt 25.903 triệu đồng và chiếm 46,08% tổng nguồn vốn huy động, tăng hơn so với năm 2007 là 4.227 triệu đồng tương ứng tăng 19,5%. Có được sự tăng trưởng như thế chính là nhờ Ngân hàng đổi mới phong cách làm việc. Ban giám đốc giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng CB – CNV trong Ngân hàng và không ngừng tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị và áp dụng nhiều hình thức huy động vốn để người dân ở vùng xa biết đến và từ đó huy động được nhiều nguồn vốn từ dân cư.

™ Nguồn vốn cân đối trung ương:

Năm 2006 vốn điều tiết của Trung ương là 161.917 triệu đồng. Sang năm 2007 tăng 20.590 triệu đồng tương ứng là 2,72% chiếm tỉ trọng 77,49% trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Đến năm 2008 là 189.376 triệu đồng chiếm 77,11% trong tổng nguồn vốn tăng 8.868 triệu đồng tương ứng tăng 4,86%.

Tóm lại, công tác huy động vốn của Agribank Tháp Mười trong những năm vừa qua luôn tăng. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã tạo được lòng tin của khách hàng và luôn đổi mới phong cách giao dịch giảm bớt thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng có tâm lý thoải mái khi đến Ngân hàng gửi tiền. Ngân hàng ngày

càng khẳng định vị trí của chính mình trên địa bàn huyện Tháp Mười. Đó chính là sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 52 - 56)