Bảng 3.7 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 ST % ST % 1. Ngành NN –LN 142.519 157.134 187.862 14.615 10,25 30.728 19,55 - Ngành trồng trọt 96.262 102.809 124.762 6.547 6,80 21.953 21,15 - Ngành chăn nuôi 46.257 54.325 63.100 8.068 17,44 8.775 16,15 2. TN – DV 28.135 32.118 18.250 3.983 14,15 -13.868 -43,17 3. Ngành nghề khác 12.494 17.501 11.550 5.007 4,0 -5.951 -34 Tổng cộng 183.148 206.753 217.662 23.605 12,89 10.909 5,28
Biểu đồ 3.7 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 0 20 40 60 80 100 120 140 Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm Trồng trọt Chăn nuôi TN-DV Ngành nghề khác
¾ Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp: doanh số thu nợ năm 2006 là 142.519 triệu đồng. Năm 2007 là 157.134 triệu đồng, như vậy so với năm 2006 doanh số thu nợ tăng 14.625 triệu đồng hay tăng 10,25%. Đến năm 2008 doanh số thu nợ là 187.862 triệu đồng tăng 30.728 triệu đồng với tỉ lệ tăng 19,55% so với năm 2007. trong đó doanh số thu nợ của ngành trồng trọt năm 2006 là 96.262 triệu đồng chiếm tỷ lệ 67,54% trong tổng doanh số thu nợ của ngành nông nghiệp. Sang năm 2007 đạt 102.809 triệu đồng tăng 6.547 triệu đồng tương ứng tăng 6,80%. Ngành chăn nuôi năm 2006 là 46.257 triệu đồng năm 2007 tăng 8.068 triệu đồng tương ứng tăng 17,44%.
Năm 2008 doanh số thu nợ ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đạt 187.862 triệu đồng tăng 30.728 triệu đồng tương ứng tăng 19,55%. Trong đó ngành trồng trọt tăng 21,35% chăn nuôi tăng 16,15% so với năm 2007.
Mặc dù trong năm 2007 – 2008 ngành chăn nuôi phải đối phó với dịch cúm gia cầm nhưng người dân đã sớm khắc phục bằng nhiều biện pháp; như vay vốn ngân hàng để tiếp tục sản xuất chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi bò, chăn nuôi heo, để nhằm mục đích hạn chế rủi ro.
Nhìn chung qua các năm doanh số thu nợ của ngành thật khả quan, bởi vì với khí hậu thời tiết thuận lợi, có nhiều biện pháp khắc phục rủi ro nên thu hoạch đạt kết quả cao và một số mặt hàng nông sản giá cả khá ổn định đã giúp các hộ gia đình trả nợđúng hạn.
¾ Ngành thương nghiệp dịch vụ: Doanh số thu nợ năm 2006 là 28.135 triệu đồng sang năm 2007 là 32.118 triệu đồng so với năm 2006 đã tăng lên 3.983 triệu đồng hay tăng 14,15%. Do tình hình hoạt động của ngành ổn định, gặp những điều
kiện thuận lợi trong năm nên khả năng hoàn trả của khách hàng khá cao, vì thế DSTN đã tăng lên.
Tuy nhiên đến năm 2008 doanh số thu nợ chỉ đạt 18.250 triệu đồng so với năm 2007 đã sụt giảm 13.868 triệu đồng hay giảm 43,17% sự sụt giảm này một phần là do doanh số cho vay giảm xuống và do tính không ổn định về giá trị tài sản đã dẫn đến doanh số thu nợ giảm xuống.
¾ Ngành nghề khác: Doanh số thu nợ của các ngành kinh doanh mua bán, cá thể vay tiêu dùng. Qua 2 năm 2007 doanh số thu nợđạt 12.494 triệu đồng, năm 2006 đạt 17.501 triệu đồng tăng 5007 triệu đồng hay tăng với tỉ lệ 4,0% so với năm 2006. Doanh số thu nợ tăng như thế là do các ngành đã khắc phục được rủi ro và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Nhưng đến năm 2008 doanh số thu nợ giảm 5.951 triệu đồng tương ứng giảm 34% chỉ đạt 11.550 triệu đồng so với năm 2007. Sở dĩ có kết quả như vậy là một phần do doanh số cho vay giảm, phần khác do năm 2008 giá cả trên thị trường một số mặt hàng biến động và người sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, bị biến động trong sản xuất.
Tóm lại, qua 3 năm doanh số thu nợ của các ngành kinh tế đều tăng theo hướng tích cực một mặt vì doanh số cho vay tăng, mặt khác vì ngân hàng mở rộng cho khách hàng vay vốn mở rộng sản xuất và khắc phục hậu quả của dịch bệnh.
Nguyên nhân của tất cả những thay đổi và biến động trên là do: tổ tín dụng tập trung vào công tác thu hồi nợ nên doanh số thu nợở tất cả loại hình đều tăng, có được kết quả như vậy cho thấy Ngân hàng có đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn khách hàng, trong công tác thẩm định, quá trình sử dụng vốn và có tinh thần trách nhiệm cao nên có thể thu nợ vốn vay đúng hạn.
3.3.3 Dư nợ theo ngành kinh tếBảng 3.8 : Dư nợ theo ngành kinh tế