Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 71 - 72)

Bảng 3.10: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Ngành NN – LN 2.529 2.860 3.178 331 13,09 318 11,12 - Trồng trọt 1.770 2.002 2.225 232 9,17 223 7,8 - Ngành chăn nuôi 759 858 953 99 3,92 95 3,32 2. TN – DV 487 550 611 63 12,94 61 11,1 3. Ngành nghề khác 227 257 286 30 13,22 29 11,28 Tổng Cộng 3.243 3.667 4.075 424 39,25 408 33,5

(Nguồn: Phòng tín dụng tại Agribank Tháp Mười)

Biu đồ 3.10: N quá hn theo ngành kinh tế

ĐVT: triệu đồng 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2006 2007 2008 Trồng trọt Chăn nuôi TN-DV Ngành nghề khác

Qua bảng trên cho ta thấy rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ ngành nào, tỷ trọng cao hay thấp. Cụ thể:

¾ Ngành nông nghiệp – lâm nghiệp: nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao, năm 2007 nợ quá hạn là 1.672 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 219 triệu đồng hay tăng 15,07%. Trong đó ngành trồng trọt (chiếm tỷ lệ 85,54%), năm 2007 là 1.402 triệu đồng tăng 82 triệu đồng với tỷ lệ 6,21%, ngành chăn nuôi nợ quá hạn 2006 chỉ chiếm 133 triệu đồng sang 2007 là 270 triệu đồng tăng 137 triệu đồng hay tăng 103,007% so với

2006. Đến 2008 nợ quá hạn là 1.847 triệu đồng tăng 175 triệu đồng hay tăng 10,46% so với 2007. Trong đó, ngành trồng trọt tiếp tục tăng cao 261 triệu đồng với tỷ lệ tăng 18,61%, ngành chăn nuôi giảm 84 triệu đồng mức giảm là 31,85% so với 2007.

Nguyên nhân do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đối với nông dân còn nhiều mới mẻ thiếu kinh nghiệm, mô hình sản xuất mới còn phân tán, chất lượng sản phẩm không đồng đều, người sản xuất lúng túng trước sự biến động giá cả khi cơ chế bao tiêu không rõ ràng (chẳng hạn: bắp lai, dưa hấu, bông cải…). Bên cạnh đó, tại Agribank Tháp Mười cho vay nông nghiệp chủ yếu là bà con nông dân vay để có vốn phục vụ cho vụ mùa, thu nhập của bà con cũng theo mùa vụ nên không ổn định khi bà con sản xuất không hiệu quả lắm như những năm gần đây.

¾ Ngành thương nghiệp – dịch vụ: Nhìn chung nợ quá hạn của ngành tăng qua các năm nhưng cũng không đáng kể. Cụ thể: năm 2006 là 308 triệu đồng sang năm 2007 tăng thêm 61 triệu đồng hay tăng 19,80% so với 2006, và 2008 nợ quá hạn là 414 triệu đồng chỉ tăng thêm 42 triệu đồng hay tăng 11,38% so với 2007.

¾ Ngành nghề khác: Ở các ngành này cho thấy một kết quả thật đáng mừng, 2006 nợ quá hạn là 192 triệu đồng, 2007 so với 2006 tăng 18 triệu đồng hay tăng 9,38%. Đến 2008 chỉ tăng thêm 4,28% với số tuyệt đối là 9 triệu đồng.

Tóm lại, nợ quá hạn của ngành kinh tế qua các năm điều có tăng giảm 2006 nợ quá hạn là 1.953 triệu đồng, 2007 nợ quá hạn tăng 298 triệu đồng hay tăng 15,26% nguyên nhân là do cán bộ tín dụng quá tải cho việc xử lý nợ quá hạn dẫn đến quá tải trong công tác thu hồi nợ. Từ đó phát sinh việc không nắm bắt được nguồn thu khách hàng, tình hình tài chính của khách hàng đôi khi cũng bị động khi nhận giấy báo nợ của Ngân hàng, hộ dân chưa nhận thức sâu rộng trong quan hệ vay trả dẫn đến chủ quan trong việc trả nợ.

Mặc khác việc tăng cường tín dụng luôn luôn đi đôi với việc tăng dư nợ quá hạn và mức rủi ro tín dụng phát sinh là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên Ngân hàng cũng áp dụng các biện pháp hạn chế rủi ro như quan tâm khâu chất lượng là hàng đầu, thẩm định cho vay và giám sát món vay phải được cán bộ tín dụng triệt để thực hiện. 2008 nợ quá hạn chỉ tăng 226 triệu đồng tương ứng 10,04 triệu đồng so với 2007.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 71 - 72)