Kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 50 - 52)

Biu đồ 2.2: Kết qu hot động kinh doanh qua 3 năm

0 5 10 15 20 25 30 35 Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận

Cây lúa là cây trồng chủ lực của huyện Tháp Mười chiếm tỉ trọng cao nhất trong sản xuất nông nghiệp và cơ cấu đầu tư của ngân hàng. Tuy nhiên để đáp ứng tình hình dư nợ sản xuất nông nghiệp luôn tăng qua các năm, Ngân hàng huyện tranh thủ sự giúp đỡ, chỉđạo của cấp ủy chính quyền địa phương trên lĩnh vực nông nghiệp như: hoàn thiện cơ bản đê bao chống lũ, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đầu tư vào sản xuất lúa chất lượng cao ngắn ngày, tăng vụ. Nhằm tạo điều kiện cho hộ vay luân chuyển đồng vốn, mở rộng đầu tư khác như: mô hình cải tạo vườn tạp, chăn nuôi cá, nuôi bò vỗ béo,… Hộ vay dần thích nghi trong việc xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp, tạo điều kiện để ngân hàng cho vay, khách hàng tận dụng các nguồn lực sẵn có trong sản xuất lúa để hỗ trợ lẫn nhau, lấy ngắn nuôi dài, nâng cao năng suất lao động, tăng dần thu nhập người dân, cũng chính từđó Ngân hàng đã góp phần to lớn vào quá trình tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và từng bước góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương Tháp Mười ngày càng giàu đẹp.

Song trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo cơ chế thị trường, sự thành công của khách hàng cũng chính là sự thành công của ngân hàng. Do vậy kết quả kinh doanh là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ NHTM nào. Với số liệu trên đã chứng minh sự thành công của Agribank Tháp Mười trong những năm vừa qua, đó là kết quả của sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể Ban lãnh đạo và nhân viên toàn chi nhánh huyện Tháp Mười.

Lợi nhuận là yếu tố cuối cùng mà Ngân hàng kỳ vọng nó là đòn bẩy để thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên Ngân hàng.

Qua bảng phân tích trên ta thấy doanh thu qua các năm tăng đồng thời với chi phí, trong tổng doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng chiếm 90%, dịch vụ và thu khác chiếm 10%.

Lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm, năm 2007 tăng 22,39% so với năm 2006. Năm 2007 do thực hiện trích dự phòng rủi ro theo cơ chế mới của NHNo & PTNT Việt Nam, do đó lợi nhuận tăng 1.016 triệu đồng không cao so với năm 2006 song so sánh về tổng thu nhập thì tăng 4.227 triệu đồng tỉ lệ tăng 24,78%. Năm 2008 lợi nhuận tăng 28,4% so với năm 2007, tốc độ tăng tương đối cao, là do doanh thu hàng năm tăng, năm 2007 tăng 24,78% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 41,31% so với năm 2007, bên cạnh đó chi phí cũng tăng theo theo một tỉ lệ tương ứng. Năm 2007 tăng 25,64% so với năm 2006, năm 2008 tăng 40% so với năm 2007.

Lợi nhuận qua 3 năm không tăng cao, như trên đã trình bày là do một phần chi phí tăng cao do chi nhánh mở rộng hoạt động huy động và sử dụng vốn phải trả lãi suất huy động và trả phí sử dụng vốn cho Ngân hàng cấp trên. Vì vậy cần giảm bớt các khoản chi phí khác nhưđiện, điện thoại, hạn chế chi tiêu, không lãng phí các loại ấn chỉ, mẩu giấy tờ hoạt động của Ngân hàng. Đểđạt được kết quả khả quan trên là sự phấn đấu không ngừng của tập thể Ban lãnh đạo của ngân hàng, làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất, rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo các qui định của NHNN và kế hoạch kinh doanh.

Đểđánh giá về kết quả kinh doanh của Ngân hàng, bên cạnh việc xem xét tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận, chúng ta cũng nên đề cập đến 1 chỉ tiêu khác đó là chỉ tiêu về doanh lợi tiêu thụ của ngân hàng vì chỉ số này cho chúng ta biết được trong một trăm đồng tổng doanh thu thu về thì Ngân hàng có được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Bảng 2.2 : Phân tích doanh lợi tiêu thụ của Ngân hàng

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Lợi nhuận sau thuế 4.538 5.554 7.117 Doanh thu thuần 17.061 21.288 30.089 Lợi nhuận / Doanh thu (%) 26,59 26,08 23,65

Nhìn vào bảng 2.2 trên ta thấy tỷ suất sinh lợi trên doanh thu có xu hướng tăng hằng năm vì doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng cũng tăng với tỷ lệ tương ứng. Năm 2006 tỷ suất là 26,59 % (tức là trong 100 đồng doanh thu thu về Ngân hàng có được 26,59 đồng lợi nhuận sau thuế) thì đến năm 2007 tỷ số này là 26,08 % tuy có giảm do sự biến động tăng nhẹ của chi phí dẫn đến lợi nhuận giảm kéo theo tỷ số này giảm. Sự biến động của nền kinh tế không dừng lại đây cho đến năm 2008 tỷ số này giảm còn 23,65 % tức là vào năm 2008 trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận sau thuế là 23,65 đồng. Nguyên nhân của sự giảm sút này do trong năm 2008 nền kinh tế thị trường có nhiều biến động bất lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng tuy có lợi nhuận không cao so với các năm trước, nhưng vẫn thể hiện được tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng so với các ngân hàng cùng lĩnh vực khác trong khu vực.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THÁP MƯỜI

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)