Tình hình sử dụng vố n

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 47 - 50)

Tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh đều sản xuất kinh doanh đều hoạt động theo một mục tiêu nhất định. Đối với ngành Ngân hàng nói chung và NHTM nói riêng thì hoạt động tín dụng trong những năm vừa qua đã đạt được kết quả cao và không ngừng đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Bảng 2.1 : Kết quả Hoạt động kinh doanh 3 năm 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 2008/2007 Chỉtiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Tổng DSCV 203.725 230.889 240.789 27.164 13,33 9.900 4,29 Tổng DSTN 183.148 206.753 217.662 23.605 12,89 10.909 5,28 Tổng dư nợ 184.268 208.404 231.531 24.136 13,09 23.127 11,09 Nợ xấu 1.953 2.251 2.477 298 15,26 226 10,04 Tổng doanh thu 17.061 21.288 30.089 4.227 24,78 8.801 41,34 Tổng chi phí 12.523 15.734 22.972 3.211 25,64 7.238 46 Lợi nhuận 4.538 5.554 7.117 1.016 22,39 1.563 28,14

Biu đồ 2.1: : Kết qu hot động kinh doanh qua 3 năm 0 50 100 150 200 250 Tỷđồng 2006 2007 2008 Năm Tổng DSCV Tổng DSTN Tổng dư nợ Nợ xấu

Qua bảng 2.1 ta thấy: kết quả hoạt động của Agribank Tháp Mười tăng dần: ¾ Đối với doanh số cho vay:

Qua các năm tăng lên: Năm 2007 doanh số cho vay đạt 230.889 triệu đồng tăng hơn so với năm 2006 là 27.164 triệu đồng tức tăng 13.33%, năm 2008 doanh số cho vay đạt 240.789 triệu đồng tăng 9.900 triệu đồng tương ứng cũng tăng 4,29% so với năm 2007. Sở dĩ có sự gia tăng liên tục về doanh số cho vay là do:

+ Ngân hàng đã mở rộng nhiều loại hình, đối tượng cho vay, cải tiến phương pháp thủ tục vay vốn thật đơn giản, giúp cho khách hàng thực hiện nhanh chóng thủ tục hồ sơ vay vốn. Bên cạnh đó nhờ vào sự phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ- công nhân viên, luôn luôn đổi mới phong cách phục vụ, văn minh lịch sự, niềm nở với khách hàng của cán bộ- công nhân viên Ngân hàng đã làm cho khách hàng đến giao dịch cảm thấy hài lòng và thoải mái.

+ Đồng thời Ngân hàng có những chính sách tín dụng thay đổi phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng, chủ yếu là cho vay đối với hộ gia đình, chính sách này đã phù hợp với cơ chế thị trường và qua đó đã tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất kinh doanh mở rộng qui mô nhằm mở rộng cho vay đối với những hộ sản xuất với mô hình vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Tháp Mười.

Bên cạnh đó là sự cố gắng của cán bộ tín dụng trong công việc đẩy mạnh công tác thẩm định, phát vay, giảm bớt hồ sơ xin vay vố,… Chính những điều đó đã góp phần làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên trong thời gian qua.

Trong hoạt động Ngân hàng để có thể duy trì và mở rộng nguồn vốn cho vay thì đi đôi với công tác cho vay, Ngân hàng phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ.

¾ Đối với doanh số doanh số thu nợ:

Năm 2007 doanh số thu nợ đạt 206.753 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 23.605 triệu đồng tức tăng 12,89%. Đến năm 2008 DSTN tăng lên 217.662 triệu đồng tăng 10.909 triệu đồng tương ứng tăng hơn 5,28% so với năm 2007.

Điều này cho thấy nền kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, nền kinh tếđang trên đà phát triển; có được kết quả như vậy chính là nhờ ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ thể hiện: Cán bộ tín dụng thực hiện nghiêm túc nguyên tắc cho vay, không ngừng kiểm tra đôn đốc hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, và gửi giấy báo nợđến hạn đến từng hộ tránh tình trạng nợ quá hạn để người vay trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng theo đúng hợp đồng tín dụng, sổ vay vốn đúng hạn.

¾ Về tình hình dư nợ:

Năm 2006 dư nợ là 18.268 triệu đồng, sang năm 2007 dư nợđạt 208.404 triệu đồng tăng hơn năm 2006 là 13,1% với số tuyệt đối là 24.136 triệu đồng. Đến năm 2008 đạt 231.531 triệu đồng tăng 23.127 triệu đồng tương ứng mức tăng là 11,1% so với năm 2007. Nguyên nhân tăng dư nợ do ngân hàng tăng cường công tác mở rộng cho vay đến nhiều đối tượng, khách hàng mới.

¾ Về tình hình nợ xấu:

Qua bảng 2.1 cho thấy nợ quá hạn năm 2006 là 1.953 triệu đồng năm 2007 nợ quá hạn là 2.251 tăng 298 triệu đồng tương ứng tăng 15,26% so với năm 2006. Đến năm 2008 nợ quá hạn tăng 226 triệu đồng tương ứng mức tăng 10,04% so với năm 2007. Nguyên nhân là do :

- Nợ xấu tăng do doanh số cho vay tăng, phần khác lượng khách hàng quá đông mà cán bộ tín dụng lại ít, (một cán bộ tín dụng chuyên quản đến 2 địa bàn xã), quản lý nhiều món vay không theo sát với quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Do đó không thể tránh khỏi những sai sót trong việc điều tra tín dụng.

- Một nguyên nhân khác quyết định đến nợ quá hạn đó là do ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, giá nông sản không ổn định gây khó khăn cho nhiều hộ vay vốn dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng lên qua các năm.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 47 - 50)