Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Tháp Mườ i

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 77 - 80)

Rủi ro tín dụng là vấn đề nhạy cảm trong việc quản lý hoạt động tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng vì vậy quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề cấp thiết của các tổ chức tín dụng khi đi vào thực tiễn. Tại Agribank Tháp Mười ngay từ những năm đầu đi vào hoạt động đã xây dựng riêng cho mình những quy định, quy trình tín dụng nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn tiến hành phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định; có những chính sách tăng cường công tác quản lý nhận rõ tầm quan trọng trong vấn đề phải có một đội ngũ chuyên nghiệp chuyên trách về tình hình quản lý rủi ro cho Ngân hàng. Do đặc thù của NHNo là cho vay cá thể sản xuất nông nghiệp nên lượng khách hàng tương đối lớn vì vậy công tác quản lý nợ vay được hướng dẫn cụ thể như sau:

- Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay vốn.

- Vào định kỳ đầu mỗi tháng căn cứ vào bảng sao kê nhân viên tín dụng thực hiện việc phân nhóm nợ, và từ cơ sởđó sẽ bố trí công việc thu hồi nợ của mình.

+ Đối với Nợ nhóm 1: là các khoản nợđược Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cần chú ý đến thời hạn trả nợ của từng hợp đồng tín dụng để có thểđôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Trong thời gian này nếu cán bộ tín dụng thấy có dấu hiệu khả nghi về khả năng thanh toán nợ của khách hàng thì đề nghị Ngân hàng thu hồi nợ trước hạn cho dù thời gian đáo hạn trên hợp đồng vẫn còn.

Đối với các hợp đồng tín dụng có mục đích mua sắm tài sản, kinh doanh hàng hóa thì khách hàng cần phải bổ sung các hóa đơn chứng từ có liên quan đến tài sản hay các loại hàng hóa kinh doanh đó trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Ngân hàng giải ngân.

+ Đối với Nợ nhóm 2: là các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm. Cán bộ tín dụng có thể dựa vào các yếu tố như: chi phí hoạt động tăng, doanh thu ở mức trung bình, lợi nhuận có thể chấp nhận được, phát triển của ngành vẫn đang tiến triển tốt nhưng có một số vấn đề phát sinh. Đối với trường hợp này, cán bộ tín dụng nhanh chóng xử lý, đôn đốc khách hàng trả nợ, gia hạn nợ hoặc có thể thay đổi kỳ hạn trả nợ theo quy định cụ thể của Ngân hàng.

+ Đối với Nợ nhóm 3: là các khoản nợđược Ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đáo hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Dấu hiện để cán bộ tín dụng nhận biết là: khả năng tài chính của khách hàng suy giảm, kinh doanh lỗ hay khả năng cạnh tranh kém của các ngành nghề sản xuất kinh doanh. Để xử lý nhóm nợ này là công việc vô cùng khó khăn, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải đầu tư nhiều công sức và thời gian trong việc tìm hiểu về tài sản thế chấp hiện ai trực tiếp sử dụng, công việc hiện tại của khách hàng, thu nhập hiện tại,… qua đó có những biện pháp hỗ trợ khách hàng trong việc thanh toán nợ cho Ngân hàng.

+ Đối với Nợ nhóm 4: là các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Nếu khách hàng rơi vào nhóm nợ này thì khả năng tài chính rất yếu kém, có khả năng phá sản, tài sản thế chấp không đủđể trả nợ. Đây là khoản nợ mà cán bộ tín dụng cần phải có sự quan tâm đặc biệt và phải thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ.

+ Đối với Nợ nhóm 5: là các khoản nợđược Ngân hàng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Đây là nhóm nợ khách hàng không trảđược nợ có thể tự nguyện giao tài sản thế chấp hoặc do quyết định cơ quan thi hành án giao cho

Ngân hàng để gán cho món nợ vay. Đây được xem như là tài sản của Ngân hàng và cần phải thường xuyên kiểm tra, xem xét tình trạng của tài sản này.

+ Bên cạnh các nhóm nợở trên thì nhóm nợ ngoại bảng là khoản nợ quá hạn có thời gian trên 2 năm, phải chuyển sang ngoại bảng để theo dõi. Ngân hàng cần có sự quan tâm đặc biệt trong việc thu hồi nợ.

- Lập kế hoạch kiểm tra, tiến hành kiểm tra-giám sát tín dụng định kỳ hoặc đột xuất

- Cuối tháng, cán bộ tín dụng báo cáo lại cho Trưởng phòng tín dụng kết quả thu nợ trong kỳ, các khoản thu nợ quá hạn, nợ ngoại bảng, riêng những hồ sơ có dấu hiệu bất thường phải báo cáo ngay và đề xuất các biện pháp xử lý để thu hồi nợ.

- Căn cứ báo cáo cùng với những đề xuất của cán bộ tín dụng, phòng tín dụng kiểm tra làm việc với từng cán bộ tín dụng, phân tích đánh giá công tác cho vay và thu hồi nợ, tìm hiểu thực trạng và hướng xử lý các khoản nợ quá hạn theo quy định.

Bên cạnh mặt tích cực của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thì cũng có một số việc chưa làm được như:

- Chưa có một bộ phận chuyên về quản lý những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tín dụng hay chưa có được những cơ chế quản lý rủi ro hoàn chỉnh và cụ thể.

- Việc nghiên cứu thị trường, dựđoán những biến động của yếu tố kinh tế-xã hội còn được thực hiện theo trực giác và cảm tính, chưa áp dụng phương pháp và công cụ chuyên nghiệp.

- Chưa áp dụng công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động mà chỉ thực hiện một cách đơn giản là tiến hành trích lập dự phòng.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK THÁP MƯỜI

HÅI

¾ Qua thực tế về phân tích thực trạng tín dụng, rủi ro tín dụng tại Agribank Tháp Mười, trong ba năm qua, nợ quá hạn vẫn phát sinh và tăng qua các năm. Đây là một điều hiển nhiên vì bất cứ một khoản cho vay nào cũng có một xác suất nhất định là sẽ không thu hồi được nợ. Tuy nhiên, tại Agribank Tháp Mười, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ vẫn chiếm một tỷ lệ không cao (ở năm 2008 tỷ lệ này là 1,76%). Đây là kết quả của việc Agribank Tháp Mười đã thực hiện tốt công tác cho vay; chính sách tín dụng thay đổi phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế và những thay đổi của các văn bản pháp luật; thực hiện tốt và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu trong quy trình cho vay; đội ngũ cán bộ đã từng bước tự hoàn thiện, học hỏi nâng cao trình độ học vấn và hiểu biết xã hội, v.v... Nhưng thực trạng nợ quá hạn vẫn phát sinh và tồn tại ở bất cứđơn vị cho vay nào. Do đó làm thế nào để có thể phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách thấp nhất.

Như đã trình bày ở Chương 3 một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng thì chúng ta đều nhận thấy rằng chất lượng của một khoản tín dụng kém là một trong những nguyên nhân chính để gây ra rủi ro tín dụng và hậu quả của nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động an toàn và vững mạnh của một ngân hàng.

Trong bối cảnh nhu cầu về vốn phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, để nâng cao được chất lượng, đạt hiệu quả trong hoạt động tín dụng thì cần phải có nhiều giải pháp được thực hiện đồng bộ. Sau đây, tôi xin đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro cũng chính là giúp nâng cao chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu rủi ro tín dụng và một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tháp mười (Trang 77 - 80)