TRUNG HỌC CƠ SỞ QUẬN 3, THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH
3.2.4. Biện pháp 4 Xây dựng và tăng cường các quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng giáo viên
dưỡng giáo viên
Mục đích của biện pháp:
Quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng GV trong trường là những quy định về nội dung cơng tác bồi dưỡng GV, những quy định đĩ được bàn bạc, thống nhất và được ghi cụ thể bằng những điều khoản nhằm quy định tối đa quyền lợi và trách nhiệm cá nhân và tổ chức trong trường để thực hiện tốt cơng tác bồi dưỡng GV của trường cũng như cơng tác quản lý của hiệu trưởng.
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
- Trong quản lý nhà trường, để đảm bảo việc thực hiện kế hoạch mục tiêu bồi dưỡng
GV luơn được nghiêm túc, đầy đủ và đúng tiến độ thời gian quy định, hiệu trưởng cần xây dựng và lập quy chế quản lý và hoạt động bồi dưỡng GV. Do quy chế quy định những nội dung liên quan đến cơng tác bồi dưỡng cho GV mà hiệu trưởng là người tổ chức xây dựng và chịu trách nhiệm điều hành thực hiện. Vì vậy, quy chế cần phải được xây dựng chi tiết, rõ ràng, phân định trách nhiệm cụ thể từng cá nhân từ người đứng đầu cao nhất là hiệu trưởng đến từng GV và các thành phần liên quan nhằm đảm bảo đúng người đúng việc, khơng chồng chéo, khơng bỏ sĩt cơng việc trong thực hiện cơng tác bồi dưỡng GV.
- Trước khi ban hành quy chế, hiệu trưởng cần phải vận dụng đầy đủ các căn cứ pháp
lý quy định về bồi dưỡng GV, các chỉ tiêu cần đạt, các chế độ chính sách đối với GV tham gia bồi dưỡng rồi lập dự thảo, tổ chức bàn bạc, lấy ý kiến đĩng gĩp của các cá nhân, đồn
thể trong trường, nhất là những cá nhân cĩ liên quan đến việc tham gia bồi dưỡng và cá nhân tham gia hỗ trợ vì chính họ là người trực tiếp thực hiện.
- Khi xây dựng quy chế bồi dưỡng GV, hiệu trưởng cần phải xác định chắc chắn mục
tiêu cần đạt của cơng tác bồi dưỡng GV, xác định được các nguyên tắc bảo đảm thực hiện đúng quy định, quy định phạm vi điều chỉnh đối tượng liên quan, trình tự cơng tác tiến hành và các điều khoản thi hành.
- Để xây dựng quy chế quản lý và hoạt động bồi dưỡng GV được chặt chẽ và cĩ tính
thực thi cao, việc thực hiện quy chế bồi dưỡng GV, hiệu trưởng phải quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân mà hiệu trưởng là người đầu tiên chịu trách nhiệm và tổ chức hoạt động trong nhà trường theo thẩm quyền từ lập kế hoạch đến quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, hướng dẫn, đơn đốc, kiểm tra, phối hợp thực hiện… đến đề ra các biện pháp thực hiện và cuối cùng là phải cĩ nhận xét đánh giá, sơ tổng kết rút kinh nghiệm. Quy chế phải quy định rõ trách nhiệm của GV là đối tượng tham gia bồi dưỡng từ thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo đến tham gia bồi dưỡng theo yêu cầu và kế hoạch đề ra.
Thực tế tại Quận 3 những năm gần đây cho thấy, các trường THCS đều cĩ xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động trong nhà trường (theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/3/2000) và quy chế chi tiêu nội bộ trong nhà trường (theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005)của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan
Nhà nước, Quy chế đánh giá, xếp loại HS THCS và HS THPT (Ban hành kèm theo Quyết
định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ GD&ĐT), Điều lệ Trường THCS,
trường THPT và trường phổ thơng cĩ nhiều cấp học (Ban hành kèm Thơng tư số
12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)... Tuy nhiên về xây dựng quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng GV, tác giả chưa thấy trường THCS nào tại Quận 3 thực hiện, chỉ thấy thực hiện bồi dưỡng GV bằng các kế hoạch lồng ghép vào kế hoạch chung hàng năm của hiệu trưởng. Vì vậy việc xây dựng quy chế quản lý, hoạt động bồi dưỡng GV là cần thiết vừa đảm bảo thực hiện kế hoạch đề ra vừa đảm bảo các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ đối tượng liên quan, nhất là đối với GV.