Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 43 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng

Giao thông

Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam, hiện nay, Bình Thuận có ba tuyến quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng hoàn toàn.

• 1TQuốc lộ 1A1T xuyên Việt (chiều dài đi qua tỉnh là 178 km) • 1TQuốc lộ 551Tđi 1TBà Rịa - Vũng Tàu1T

• 1TQuốc lộ 281T từ thành phố Phan Thiết đi huyện 1TDi Linh1T của tỉnh 1TLâm Đồng1T.

Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác cũng đang được chính quyền địa phương huy động các nguồn vốn để đầu tư nâng cấp, mở rộng và kéo dài thêm đảm bảo cho sản xuất, lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân.

• 1TĐường sắt Bắc - Nam1T qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 1Tga1T, quan trọng nhất là

1T

ga Mương Mán1T. Tỉnh đã xây mới 1Tga Phan Thiết1T nhằm phục vụ du lịch, đó là tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Phan Thiết phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và du lịch.

• Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn.

• Đường hàng không: Để phục vụ nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu gọi đầu tư để khôi phục lại 1Tsân bay Phan Thiết1T.

• Các dự án 1Tđường sắt cao tốc Bắc Nam1T, 1Tđường cao tốc Bắc Nam1Tđều đi qua Bình Thuận

Bưu chính - Viễn thông

Hoạt động bưu chính, viễn thông tiếp tục phát triển. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông được tập trung đầu tư, vùng phủ sóng di động, mạng điện thoại cố định, dịch vụ truy cập Internet ADSL được mở rộng, chất lượng được cải thiện tốt hơn. Số máy điện thoại đạt mật độ 59,5 máy/100 dân, bằng 107% so với kế hoạch. Mật độ thuê bao internet quy đổi đạt 6,62 thuê bao/100 dân, tỉ lệ người sử dụng Internet đạt gần 24%.

Điện

Có 3 nguồn điện chính:

• Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV

• Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV • Trạm phát điện diesel 3800 KW

• Đang xây dựng thử nghiệm nhà máy phong điện (năng lượng điện từ sức gió) tại huyện Tuy Phong.

Trong đó, cung cấp điện cho khu vực thành phố Phan Thiết có trạm biến áp trung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80-100 MVA. Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu khu dân cư và khu công nghiệp Phan Thiết.

Cấp nước:

Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m³/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500-2000 m³/ngày đêm.

Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống cấp nước đô thị, nâng công suất cấp nước của các hệ thống Phan Thiết, Hàm Tân, Bắc Bình, Tuy Phong lên 1,5-2 lần để đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt của nhân dân. Đầu tư xây dựng mới hệ thống cấp

nước cho các thị trấn huyện lỵ Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh, Phú Quý với công suất 1.500- 2.000 mP

3

P

/ngày.

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)