Tình hình chế biến và xuấtkhẩu

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 77 - 83)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.

2.3.4. Tình hình chế biến và xuấtkhẩu

Một mối quan hệ "kéo theo" khác trong ngành thủy sản là khi sản lượng sản xuất đạt khá, thì công nghiệp chế biến cũng phát triển tương ứng, mang lại giá trị tăng thêm khá lớn. Bình Thuận chú trọng tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu ngành, đặc biệt coi trọng công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. Chính vì vậy, bên cạnh lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, khâu chế biến hải sản phục vụ xuất khẩu là mối quan tâm hàng đầu của ngành Thuỷ sản nơi đây.

Bảng 2.11. Sản lượng thủy sản chế biến của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2006 –

2008. Đơn vị: Tấn

Năm 2006 2007 2008

Sản lượng chế biến 23.974 25.293 26.500

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Thủy sản Bình Thuận năm 2008.

Do sản lượng khai thác và nuôi trồng tăng liên tục nên sản lượng sản phẩm thủy sản chế biến cũng gia tăng. Năm 2006 đạt 23.974 tấn, đạt 124,8 % kế hoạch, năm 2007 sản lượng hàng thủy sản chế biến đạt 25.293 tấn bằng 117,6% kế hoạch năm, tăng 8,2% so với năm 2006 và đến năm 2008 đạt 26.500 tấn, đạt 100% kế hoạch đặt ra.

Các sản phẩm chế biến tiêu thụ nội địa như mực, tôm, cá khô, nước mắm được các doanh nghiệp quan tâm sản xuất. Các sản phẩm thủy sản chế biến rất đa dạng như:

+ Hàng đông lạnh: mực ống sushidane, mực ống sugata, mực nang sashimi, mực ống tube, mực ống nguyên con, mực ống cắt khoanh, đầu mực, cá fillet và cắt khúc, sò lông, sò điệp, nghêu lụa, hải sản đông lạnh hỗn hợp và tôm đông lạnh, tôm tẩm gia vị.

+ Hàng khô: mực khô lột da cao cấp, cá khô các loại tẩm gia vị ngọt và mặn, mực nướng cán, mực lá một nắng, cá đù, cá róc một nắng, tôm sấy khô.

+ Chế biến nước mắm từ nhiều loại cá và nhiều hình thức khác nhau như cá cơm, cá nục, cá chim, cá thu, vừa chế biến theo thông thường vừa làm dạng mắm nhỉ có lượng đạm cao hơn và chất lượng ngon hơn. Năm 2007 sản xuất được 24 triệu lít, đạt 106,7% kế hoạch, tăng 2,7% so với năm 2006. Năm 2008 sản xuất được 26.299 triệu lít đạt 100% kế hoạch. Nước mắm Bình Thuận được tiêu thụ trong cả nước, thị trường chính là các tỉnh Đông Nam Bộ, Nam Tây Nguyên, các tỉnh phía Bắc nhất là Hà Nội. Bên cạnh đó khách du lịch đến Bình Thuận ngày càng nhiều trở thành đối tượng quan trọng của mạng lưới tiêu thụ tại chỗ.

Toàn tỉnh có hơn 100 cơ sở chế biến thuỷ sản, trong đó có 27 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu với tổng công suất cấp đông 120 tấn/ngày, thiết bị sấy khô cao cấp 50 tấn/ngày, chế biến khô 70 tấn/ ngày và kho lạnh bảo quản sản phẩm có tổng sức chứa khoảng tám nghìn tấn.

Các doanh nghiệp đã tập trung cải tiến mẫu mã, bao bì, và tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đặc biệt công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thủy sản được tăng cường, khắc phục được tình trạng nhiễm kháng sinh trong sản phẩm xuất khẩu.

Công tác quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản được quan tâm đẩy mạnh bằng nhiều biện pháp như công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng kháng sinh, hóa chất cấm

( như Chloramphenicol, Urê, hàn the, ...) trong bảo quản nguyên liệu thủy sản được triển khai thường xuyên và có kết quả tích cực. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm thủy sản chế biến, nước mắm được chú trọng, vai trò của các Hiệp hội chế biến tiếp tục được củng cố và phát huy.

Lĩnh vực chế biến thủy sản có những bước tiến với sự phát triển của các doanh nghiệp cùng sự năng động trong sản xuất kinh doanh và tìm kiếm thị trường. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh đã chủ động đầu tư nâng cấp thiết bị, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường để khắc phục các loại rào cản khắt khe nên khối lượng sản phẩm, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đều tăng.Trong năm 2006, sự phối hợp và chỉ đạo tập trung trong chế biến và xuất khẩu đã đạt một số kết quả khả quan: sản lượng hàng chế biến trong tỉnh năm 2006 đạt 23.974 tấn, trong đó xuất khẩu đạt được 15.872 tấn, tăng 15,8% so với năm

2005. Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm đạt 61,6 triệu USD, tăng 12,8% so với năm 2005 và đạt 112,0% kế hoạch năm. Kết quả trên là thành quả quan trọng cả ngành thủy sản năm 2006, khẳng định sự chuyển biến tích cực trong hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản. Sản xuất nước mắm: 23 triệu lít, đạt 106,2% kế hoạch.

Kim ngạch xuất khẩu từ các mặt hàng thủy sản luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện tại, thị trường xuất khẩu thủy sản của Bình Thuận vẫn tiếp tục giữ ổn định ở 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, vào năm 2010 tình hình xuất khẩu có nhiều khởi sắc do tình hình thời tiết thuận lợi cũng như nền kinh tế của các nước đang dần hồi phục. Hoạt động chế biến phục vụ thị trường nội địa cũng được các doanh nghiệp của tỉnh chú trọng, tập trung ở các sản phẩm nước mắm, cá khô tẩm gia vị, các loại thủy sản tươi sống...

Biểu đồ 2.5. Giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Thuận

Triệu USD

Giá trị xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Thuận có sự gia tăng, năm 2006 xuất khẩu được 61.6 triệu USD, tăng liên tục đến năm 2008, năm 2009 xuấtkhẩu có giảm xuống do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đây cũng là tình trạng chung của Việt Nam, đến năm 2010, xuất khẩu đã đạt được kết quả khá cao là 76.1 triệu USD và theo thống kê sơ bộ của Sở Thủy sản thì 5 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu của Bình Thuận đạt 33.5 triệu USD.

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chủ yếu gồm: mực ống, mực nang tươi đông lạnh: 8,68 triệu USD; cá đông lạnh các loại: 7,675 triệu USD; mực khô: 6,58 triệu USD; tôm đông lạnh các loại (trừ tôm sú): 2,704 triệu USD; chả cá đông lạnh: 2,365 triệu USD và bạch tuột tươi đông lạnh: 1,372 triệu USD (Tính cho sáu tháng đầu năm 2008).

Biểu đồ 2.6. Thị trường xuất khẩu thủy sản tỉnh Bình Thuận

Thủy sản Bình Thuận xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, Tây Âu, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Australia,... trong khi đó chủ yếu sang thị trường Nhật chiếm 45%, Đông Nam Á và Trung Quốc 32%, các thị trường khác 15%, EU chỉ chiếm 3%, Bắc Mỹ 4%...

Thị trường xuất khẩu luôn là mối quan tâm hàng đầu. Trên quan điểm coi trọng thị trường nước ngoài: giữ vững và phát triển hơn nữa thị trường ở các nước châu Á như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc... từng bước mở rộng sang Châu Âu, Canada và Bắc Mỹ. Đồng thời khuyến khích tiêu thụ nội địa, vận dụng và phát huy nhiều hình thức tiếp thị mới nhằm tăng thị phần trong nước ở các thành phố lớn, khu du lịch, nông thôn, miền núi...

Thị trường xuất khẩu thủy sản có nhiều biến động, nhất là thị trường truyền thống:

453 3 4 15 17 16 Nhật Bản EU Bắc Mỹ Trung Quốc Đông Nam Á Thị trường khác

Nhật Bản vẫn là thị trường ưu thế mà các doanh nghiệp hướng đến, là thị trường tiềm năng của Bình Thuận. Hiện nay giá xuất 1kg mực khô vào thị trường Đài Loan hoặc Hàn Quốc (size 8 x 10 cm) chỉ khoảng 7 - 8 USD trong khi nếu loại mực này vào được Nhật sẽ có giá 15 USD. Loại hàng 3L (mực to) vào Đài Loan chỉ 15 USD nhưng bạn hàng Nhật chào hàng đến 27 USD. Tuy nhiên, suốt mấy năm liền Bình Thuận không xuất. Đây là thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế thủy sản Bình Thuận nói chung.

Kể từ khi Nhật Bản phát hiện mặt hàng mực khô của Bình Thuận bị nhiễm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol vào năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Bình Thuận đã suy giảm. So sánh vài con số có thể thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật đã giảm đáng kể. Năm 2005, giá trị kim ngạch xuất khẩu mực khô sang Nhật đạt 6,1 triệu USD, đến năm 2006: 3,4 triệu USD, năm 2007 sụt còn 276.000 USD… Và đến thời điểm này gần như không có lô hàng mực khô nào xuất sang Nhật.

Một số công ty chuyên chế biến và xuất khẩu từng là những đơn vị dẫn đầu xuất khẩu mực khô sang Nhật như: công ty TNHH Hải Nam, Hải Thuận, Nam Hải, Thaimex thì lượng hàng trả về và tồn kho đã lên 120 tấn trị giá hơn 2 triệu USD.

Những năm qua, dù các doanh nghiệp đã nỗ lực hàn gắn mối quan hệ với thị trường Nhật, nhưng vấn đề cốt lõi đầu tiên cần giải quyết dứt điểm là tình trạng nguyên liệu mực bị nhiễm dư lượng kháng sinh hiện vẫn còn dậm chân tại chỗ. Vì thế suốt bốn năm nay, các doanh nghiệp trong tỉnh chỉ xuất hàng qua một số thị trường dễ tính như Hàn Quốc, Đài Loan, châu Âu…

EU là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Tuy nhiên do chủ động thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh nên thủy sản Bình Thuận đã đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này.

Hiện cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp xuất khẩu hải sản sang thị trường EU, còn Bình Thuận chỉ có Công ty TNHH Hải Nam và Công ty TNHH Hải Thuận. Riêng Công ty TNHH Hải Nam đã có mặt ở thị trường EU cách đây 8 năm nên kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt cao, dẫn đầu ngành thủy sản Bình Thuận. Năm 2004, Công ty xuất khẩu sang thị trường EU 3.800 tấn hải sản, đạt kim ngạch trên 13,5 triệu USD, giải quyết công ăn việc làm cho 1.700 lao động...

Xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nhật tuy gặp khó khăn đối với sản phẩm mực khô, nhưng nhìn chung các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật đều có sự tăng trưởng, xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hàn Quốc tăng mạnh. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản vào các thị trường: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore và các nước Tây Âu giảm mạnh. Tuy các doanh nghiệp có xuất khẩu thủy sản sang thị trường Đông Âu, nhưng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này không đủ bù đắp phần giảm sút tại thị trường truyền thống. Nguồn nguyên liệu thủy sản cho chế biến xuất khẩu còn thiếu, các doanh nghiệp còn vướng mắc thủ tục đất đai, thiếu vốn sản xuất, công nghiệp chế biến thủy sản phát triển còn chậm.

Để phát triển có hiệu quả công nghiệp chế biến thủy sản và xuất khẩu đạt kế hoạch đề ra, ngành Thuỷ sản Bình Thuận tập trung kêu gọi, khuyến khích đầu tư từ bên ngoài. Về vốn, huy động nguồn vốn các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để khuyến khích đầu tư chiều sâu và phát triển mới các phương tiện đánh bắt, trang thiết bị và dây chuyền công nghệ chế biến chất lượng cao; tích cực kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài, vốn viện trợ và hợp tác liên doanh trên các lĩnh vực nghề cá nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề cá của tỉnh. Đặc biệt chú ý hợp tác với nước ngoài đầu tư khai thác hải sản nuôi trồng trên biển ở các vùng biển gắn với đầu tư cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu.

Chuyên môn hóa và hiện đại hóa ngành Thuỷ sản là mục tiêu lâu dài. Muốn đạt mục tiêu đó, ngay từ bây giờ ngành đã quan tâm thích đáng đến đầu tư vào khoa học kỹ thuật, đầu tư cho con người, đổi mới cơ chế chính sách: nhất quán những chủ trương, chính sách miễn giảm thuế trong lĩnh vực nghề cá, bảo hộ sản xuất thủy sản và xuất nhập khẩu, khuyến khích sản xuất và tự do lưu thông tạo ra nhiều việc làm thu hút lao động, các hình thức sở hữu quốc doanh, tập thể, tư nhân, hộ gia đình đan xen hỗn hợp, bình đẳng nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội hóa nghề cá.

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)