Tình hình nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.

2.3.2.Tình hình nuôi trồng thủy sản

Không chỉ tập trung phát triển năng lực đánh bắt, khai thác hải sản từ biển, Bình Thuận còn chú trọng khai thác lợi thế vùng ven biển, mặt biển, các ao, hồ để mở rộng diện tích nuôi thủy sản và đưa thêm nhiều đối tượng nuôi mới vào thực tế sản xuất.

Bảng 2.3. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản

Đơn vị: ha Năm 2007 2008 2009 Tổng số 2.242 2.156 2.150 Diện tích nước mặn, lợ 1.022 863 935 Nuôi cá 46 38 28 Nuôi tôm 971 823 888 Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 5 2 5

Ươm, nuôi giống thuỷ sản 14

Diện tích nước ngọt 1.220 1.293 1.214

Nuôi cá 1.214 1.293 1.190

Nuôi tôm 6 - 5

Nuôi hỗn hợp và thuỷ sản khác 19

Ươm, nuôi giống thuỷ sản

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận 2009

Vùng ven biển Bình Thuận có nhiều khả năng nuôi trồng thuỷ sản, toàn tỉnh có trên 2000 ha mặt nước triều có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối. Trong đó diện tích có khả năng nuôi tôm là 1.500 ha: tập trung Tuy Phong (575 ha), Bắc Bình (50 ha), Phan Thiết (115 ha), Hàm Thuận Nam (360 ha), Hàm Tân (340 ha). Ngoài ra còn có trên 1.000 ha mặt nước hồ, đầm và các công trình thủy lợi có khả năng nuôi cá nước ngọt.

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của Tỉnh luôn có sự biến động từ năm 2007 – 2009, diện tích nuôi trồng thủy sản có giảm nhưng chậm. Năm 2007 có 2.242 ha thì đến năm 2009 là 2150 ha và sáu tháng đầu năm 2011, toàn Tỉnh hiện có 2.154 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 107 ha, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2010. Với diện tích nước mặn, lợ lớn, Bình Thuận có thể nuôi được rất nhiều loại thủy sản

và đa dạng các hình thức nuôi như nuôi cá, nuôi tôm, có thể ươm giống, nuôi hỗn hợp. Trong đó tôm chiếm diện tích nuôi lớn nhất, chủ yếu là tôm sú năm 2007 là 971 ha trong tổng số 1022 ha diện tích nước mặn, lợ, năm 2008 là 823 ha và năm 2009 là 888 ha. Gần đây, diện tích nuôi tôm sú ở Bình Thuận có giảm do phát triển du lịch, công nghiệp, khu dân cư, nhưng người dân đã nhanh chóng chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, vừa rút ngắn thời gian thu hoạch lại đạt năng suất cao.

Hiệu quả và độc đáo hơn cả vẫn là phát triển nuôi hải sản trên biển, tại huyện Tuy Phong và huyện Phú Quý nhưng tập trung nhiều nhất ở huyện đảo Phú Quý. Toàn đảo hiện có 103 cơ sở nuôi thủy sản với diện tích hơn 18 nghìn mP

2

P

mặt biển, sản lượng thu hoạch bình quân hằng năm từ 150 đến 200 tấn, chủ yếu là các loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, được thị trường trong và ngoài nước tiêu thụ mạnh như cá mú, cá giò, cá bò, tôm hùm, các loại ốc...Trong năm 2006, huyện Phú Quý đã thả lượng cá mú giống 250.000 con trên 813 lồng/ 10.600 mP 2 P diện tích mặt biển và 8 hồ chắn/ 1.490 mP 2 P

mặt nước, nuôi tôm hùm bông và tôm hùm xanh, có 513 lồng nuôi của 65 hộ trên diện tích mặt nước 23,5 ha.

Ngoài diện tích nước mặn, Bình Thuận còn phát triển nuôi trồng ở diện tích nước ngọt. Năm 2007, diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt 1.220 ha đến năm 2009 là 1214 ha, diện tích nước ngọt cũng giảm nhưng không đáng kể. Trong đó diện tích nuôi cá nước ngọt là lớn nhất. Năm 2007, diện tích nuôi cá là 1214 ha đến năm 2009 là 1190 ha, nuôi các giống cá mang lại hiệu quả kinh tế cao như cá rô phi, rô đồng, bống tượng, chình, lóc, chép, trôi, trắm, mè. Vùng nuôi chủ yếu thuộc các lưu vực sông La Ngà – Đức Linh và huyện Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc. Trong khi đó nuôi tôm nước ngọt chiếm một diện tích rất khiêm tốn, từ 5 – 6 ha trong tổng số hơn 1000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

Bảng 2.4. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng phân theo huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Thuận. Đơn vị: Tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 4.213 5.255 6.469 7.390 12.946 Thành phố Phan Thiết 63 53 13 - - Thị xã La Gi - 241 400 1.334 1.559

Huyện Tuy Phong 790 553 1.746 1.625 4.964

Huyện Hàm Thuận Bắc 489 275 292 132 296 Huyện Hàm Thuận Nam 748 516 731 582 785

Huyện Tánh Linh 406 162 143 250 454

Huyện Đức Linh 758 2.609 1.814 1.800 2.554

Huyện Hàm Tân 754 564 743 1.082 1.425

Huyện Phú Quý - 59 87 118 92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2009

Biểu đồ 2.3. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tỉnh Bình Thuận

Tấn

Hầu hết các khu vực trong tỉnh đều phát triển nuôi trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng tăng khá nhanh từ 4213 tấn năm 2005 lên 12.946 tấn năm 2009. Dẫn đầu toàn tỉnh về sản lượng nuôi trồng là huyện Đức Linh và sản lượng tăng khá nhanh tuy không ổn định, năm 2005 là 758 tấn thì đến năm 2009 là 2554 tấn, đứng thứ hai là huyện Tuy Phong cũng đạt trung bình trên 1000 tấn/năm. Mặc dù năm 2010 là năm có diễn biến khí hậu tương đối khắc nghiệt nhưng sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bình Thuận là khoảng 15.881 tấn,

4213 5255 5255 6469 7390 12946 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 2005 2006 2007 2008 2009 Năm

đạt 117,6% kế hoạch năm. Trong 6 tháng đầu năm 2011, sản lượng nuôi là 7.131 tấn, đạt 47,6% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2010, công tác quản lý chất lượng giống thuỷ sản chặt chẽ, luỹ kế sản lượng giống sản xuất và tiêu thụ cao hơn so với cùng kỳ, đạt 5,6 tỷ post/8 tỷ post đạt 70% kế hoạch.

Nếu như Phan Thiết dẫn đẩu về đánh bắt thì lại có sản lượng thủy sản nuôi trồng thấp nhất tỉnh, trung bình đạt 32,2 tấn/năm và đang có xu hướng giảm nhanh, năm 2008, 2009 không có thu hoạch. Tương tự như thành phố Phan Thiết, huyện đảo Phú Quý đạt sản lượng nuôi trồng rất thấp nhưng đang có xu hướng tăng lên. Năm 2005 không có nuôi trồng, năm 2006 đạt 59 tấn thì đến năm 2009 là 92 tấn. Các huyện còn lại đạt sản lượng khá, đặc biệt là huyện Hàm Tân.

Bảng 2.5. Sản lượng cá nuôi phân theo huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Thuận. Đơn vị: Tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 2.096 2.551 2.981 2.902 4.064 Thành phố Phan Thiết - - - - - Thị xã La Gi - 71 107 157 89

Huyện Tuy Phong 340 69 21 25 141

Huyện Bắc Bình 25 39 220 80 105

Huyện Hàm Thuận Bắc 214 211 225 69 153 Huyện Hàm Thuận Nam 158 93 201 190 237 Huyện Tánh Linh 406 162 143 250 454 Huyện Đức Linh 758 1.721 1.814 1.800 2.554

Huyện Hàm Tân 195 126 163 213 240

Huyện Phú Quý - 59 87 118 92

Đối tượng nuôi trồng chính của thủy sản Bình Thuận là Tôm và Cá nước ngọt. Sản lượng cá nuôi trong giai đoạn 2005 – 2009 nhìn chung có sự gia tăng, tăng thêm 1968 tấn nhưng vẫn còn biến động. Từ 2005 – 2007, hầu hết các huyện, thị trong tỉnh đều tăng sản lượng nhưng đến năm 2008 lại có xu hướng giảm, chỉ có thị xã La Gi, huyện Hàm Tân và huyện Phú Quý là tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng. Tuy nhiên, tình hình nuôi cá có sự thay đổi. Một số địa phương sản lượng năm 2008 giảm thì đến năm 2009 lại có tăng lên như huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, trong khi đó thị xã La Gi và huyện đảo Phú Quý lại giảm sản lượng cá nuôi.

Riêng về nuôi cá thì huyện Đức Linh lại đạt sản lượng cao nhất tỉnh 2554 tấn năm 2009. Với lợi thế nhiều diện tích ao, hồ, huyện đã tiến hành nuôi nhiều loại cá mang lại hiệu quả kinh tế cao như cá rô, cá lóc, cá chép giúp cải thiện đời sống cho người dân ở huyện. Tánh Linh là huyện miền núi của tỉnh Bình Thuận. Toàn huyện hiện có trên 130 ha mặt nước nuôi cá nước ngọt, các loại cá được nuôi chủ yếu là cá lóc, cá chép, cá mè, cá rô đồng … hàng năm cung cấp trên 80 tấn cá nước ngọt cho các chợ, điểm thu mua nhỏ lẻ trong và ngoài huyện. Tuy nhiên, phong trào nuôi thủy sản nước ngọt phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của địa phương, phát triển chưa đồng đều tại các xã, chỉ tập trung chủ yếu ở 2 xã Gia An và Nghị Đức. Thành phố Phan Thiết lại không phát triển nghề nuôi cá nước ngọt vì không có điều kiện về diện tích nước ngọt.

Nghề nuôi thủy sản nước ngọt đã dần trở nên phổ biến và thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đáng chú ý là mô hình trang trại: đào ao nuôi thủy sản kết hợp trồng trọt và chăn nuôi. Mô hình này không những có ý nghĩa về kinh tế mà còn có tác dụng về mặt xã hội, đặc biệt đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Ngoài cá nước ngọt còn có một đối tượng nuôi trồng mang lại giá trị kinh tế rất cao đó là tôm. Bình Thuận với chiều dài bờ biển gần 200 km, môi trường tự nhiên khá thuận lợi, nước biển trong sạch, nhiệt độ phù hợp… là điều kiện rất tốt để phát triển nuôi tôm giống. Bắt đầu hình thành từ những năm 1990, đến nay nghề nuôi và kinh doanh tôm giống, tôm sú trong tỉnh đã từng bước mở rộng quy mô, diện tích nuôi và được khách hàng các tỉnh, thành trên cả nước biết đến và liên kết thu mua.

Bảng 2.6. Sản lượng tôm nuôi phân theo huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Thuận. Đơn vị: Tấn Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng số 2.117 1.760 3.423 4.457 8.842 Thành phố Phan Thiết 63 53 13 - Thị xã LaGi - 170 293 1.177 -

Huyện Tuy Phong 450 484 1.725 1.600 1.470

Huyện Bắc Bình 180 184 280 387 4.822

Huyện Hàm Thuận Bắc 275 61 64 59 712

Huyện Hàm Thuận Nam 590 423 530 392 143

Huyện Tánh Linh - - - - 548

Huyện Đức Linh - - - - -

Huyện Hàm Tân 559 385 518 842 -

Huyện Phú Quý - - - - 1.147

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2009

Sản lượng tôm liên tục tăng trong giai đoạn 2005 – 2009, năm 2005 đạt 2117 tấn đến năm 2009 là 8842 tấn trong toàn tỉnh.

Tuy nhiên, do đặc thù về điều kiện nuôi trồng của mỗi địa phương trong tỉnh nên sản lượng tôm cũng phân bố khác nhau. Với lợi thế về diện tích nước mặn, nước lợ cùng với việc tiến hành nhiều biện pháp nuôi khoa học nên huyện Tuy Phong đạt được mức sản lượng rất cao, đứng đầu trong toàn tỉnh, đạt 1725 tấn năm 2007 và 1470 tấn năm 2009. Thị xã La Gi có bước đột phá trong việc nuôi tôm, sản lượng nuôi trồng tăng liên tục, đặc biệt là 2007 – 2008 tăng từ 293 tấn lên đến 1177 tấn. Bên cạnh đó thì huyện Hàm Thuận Nam, huyện Hàm Tân cũng đạt sản lượng khá cao, trung bình trên 500 tấn/năm, chủ yếu là nuôi ven biển ở các xã như Tân Thuận, Tân Thành, Tân Hải… Các khu vực khác trong tỉnh đạt sản lượng thấp như thành phố Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc, huyện Tánh Linh, Đức Linh, Phú Quý lại không nuôi tôm.

Bảng 2.7. Số lượng tôm giống sản xuất tỉnh Bình Thuận 2005 - 2009.

Đơn vị: triệu post

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Sản lượng

4.200 4.940 5.600 5.500 6.690

Nguồn: Báo cáo của Sở Thủy sản tỉnh Bình Thuận năm 2010

Năm 2006, sản lượng tôm giống: 4.940 triệu post, đạt 98,8% kế hoạch, năm 2007 sản lượng là 5.600 triệu post, bằng 100,2% kế hoạch, tăng 13,4% so với năm 2006, năm 2008 đạt 5.500 triệu post và năm 2009 là 6.690 triệu post.

Tính đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 158 cơ sở sản xuất tôm giống, với 602 trại. Trong đó sản xuất giống tôm sú là 122 cơ sở, ương giống tôm thẻ chân trắng khoảng 30 cơ sở… Theo ước tính, tổng công suất trại giống tôm của Bình Thuận đạt khoảng 15 tỷ con giống/năm. Nguyên nhân do diện tích nuôi tôm sú đang có xu hướng chuyển đổi sang tôm thẻ chân trắng. Ngành đang xây dựng quy chuẩn thực hành sản xuất tốt (GAP) tại 2 cơ sở Việt Úc, Anh Việt.

Điều đáng nói, phần lớn các cơ sở sản xuất tôm giống hiện tập trung tại vùng ven biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (chiếm trên 80% tổng số trại tôm của tỉnh). Theo các doanh nghiệp nuôi tôm giống trên địa bàn, thị trường tiêu thụ của tôm giống ở Bình Thuận hiện trải đều hầu khắp cả nước. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại các tỉnh vùng Sông Cửu Long như Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau,…

Sản xuất tôm sú giống tiếp tục gặp khó khăn vì nguồn tôm bố mẹ đáp ứng không đủ cho nhu cầu sản xuất. Do ảnh hưởng thời tiết và chất lượng nguồn nước nên vừa qua đã có nhiều cơ sở phải tháo bể, không sản xuất được tôm post, giá tôm post tiếp tục tăng nhẹ (hiện ở mức 40 - 45 đồng/post), trong tháng đã kiểm dịch 598 triệu post giống/1.181 lượt kiểm tra, qua kiểm dịch cho thấy tỷ lệ tôm nhiễm bệnh MBV (còi tôm) khoảng 40%, tỷ lệ bệnh WSSV (đốm trắng) không đáng kể.

Các cơ sở nuôi tôm thịt đang gặp khó khăn do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài, tôm phát triển chậm, một số nơi chưa thả giống do thiếu nguồn nước. Một số hộ đã thu hoạch tôm nuôi trái vụ, sản lượng đạt thấp do thiếu chuẩn bị chu đáo. Ngành Thuỷ sản đã phối hợp

với các địa phương tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền nuôi đúng thời vụ, khuyến cáo các hộ nuôi thực hiện đúng yêu cầu vệ sinh ao nuôi, tăng cường công tác kiểm dịch. Nuôi tôm hùm lồng đang phát triển tại huyện Tuy Phong, hiện có khoảng 45 hộ với hơn 300 lồng, đối tượng nuôi chính là tôm hùm bong và tôm càng xanh.

Nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc biệt là yếu tố tự nhiên, tình trạng con giống, nguồn thức ăn, biện pháp chăm sóc. Do vậy, nêu như năm nào thời tiết không thuận lợi, con giống bị bệnh thì sẽ mất mùa nên sản lượng nuôi cá và tôm luôn có sự biến động. Tuy nhiên, hiện nay tỉnh Bình Thuận đã có nhiều biện pháp để phát huy lợi thế cũng như hình thức nuôi thích hợp phát triển ngành nuôi trồng để mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường.

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 65 - 72)