Chính sách khuyến ngư

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 52 - 53)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.

2.2.3.3. Chính sách khuyến ngư

Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ V - khoá VII đã xác định xây dựng ngành Thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Chủ trương khuyến khích đầu tư thuyền công suất lớn khai thác xa bờ gắn với dịch vụ hậu cần trên tuyến khơi được đẩy mạnh và có tác động tích cực. Triển khai chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 289/TTg và Quyết định 965/TTg của Thủ tướng chính phủ đã tạo điều kiện cho tàu thuyền tham gia hoạt động đều hơn, năng suất khai thác đạt khá.

Tỉnh đã tập trung chỉ đạo triển khai phương án thực hiện chỉ thị16/CT – UBND của UBND Tỉnh về tăng cường quản lí tàu cá công suất dưới 30 CV, nhờ vậy mà số lượng tàu cá có công suất nhỏ đã giảm hẳn.

Ngành tập trung chỉ đạo mô hình sản suất tổ, đội, phối hợp trong khâu dịch vụ nhằm tăng thời gian bám biển, tiết giảm chi phí nhiên liệu nhất là khai thác tuyến khơi, xa bờ. Phối hợp với lực lượng Biên phòng và chính quyền các địa phương vận động ngư dân thành lập tổ đoàn kết trên biển nhằm hỗ trợ nhau trong khai thác, vận chuyển, cứu hộ, cứu nạn trên biển ... đồng thời, vận động các chủ thuyền có công suất lớn kết hợp vừa đánh bắt hải sản vừa làm tốt công tác nắm tình hình phục vụ cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển đảo.

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn được quan tâm, theo dõi chặt chẽ. Tỉnh thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát để chỉ đạo kịp thời trong công tác quản lí nguồn lợi hải sản trên vùng biển của tỉnh. Tiến hành xử lí vi phạm trong lĩnh vực quản lí tàu cá, đặc biệt các vi phạm có tính chất nghiêm trọng như giã cào hay hoạt động sai tuyến, khai thác hải đặc sản trong thời gian cấm.

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)