Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 40)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.

2.1.2.3. Tài nguyên đất

Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích đất toàn tỉnh), với loại đất này có thể phát triển mô hình trồng cây ăn quả và các loại hoa màu như dưa, hạt đậu các loại…. Trên đất lợ có thể làm muối hoặc nuôi tôm nước lợ, đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà, diện tích đất này trồng được lúa nước, hoa màu và cây ăn quả…, đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22% diện tích đất toàn tỉnh), phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện, thuận lợi cho việc phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Diện tích còn lại chủ yếu là đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn… Những loại đất này sử dụng vào mục đích nông - lâm nghiệp.

Khả năng sử dụng đất: Đất có khả năng sản xuất nông nghiệp khoảng 401.235 ha (chiếm 51,25% diện tích). Trong đó:

- Loại rất tốt có khoảng: 82.465 ha, chiếm 10,53% diện tích tự nhiên. - Loại tốt có khoảng: 100.107 ha, chiếm 12,79% diện tích tự nhiên. - Loại trung bình có khoảng: 75.782 ha, chiếm 9,68% diện tích tự nhiên. - Loại kém có khoảng: 142.881 ha, chiếm 18,25% diện tích tự nhiên.

Từ tiềm năng đất nêu trên có khả năng đưa vào sử dụng cho nông nghiệp thực sự ở khu vực này chỉ khoảng 50-60% diện tích theo tiềm năng, ước khoảng 200 - 250 nghìn ha.

* Đất không có khả năng nông nghiệp 381.611 ha (chiếm 48,75% diện tích)

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)