Định hướng phát triển Thủy sản Bình Thuận đến năm 2020 1 Quan điểm quy hoạch của Tỉnh

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.1. Định hướng phát triển Thủy sản Bình Thuận đến năm 2020 1 Quan điểm quy hoạch của Tỉnh

3.1.1. Quan điểm quy hoạch của Tỉnh

Hội nghị BCHTW Đảng lần thứ V - khoá VII đã xác định xây dựng ngành Thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành Thuỷ sản lại xác định xuất khẩu là mũi nhọn phát triển. Đó cũng chính là quan điểm phát triển của ngành Thuỷ sản Bình Thuận trong thời gian qua và từ nay đến năm 2020. Ngành quyết tâm đưa tốc độ tăng trưởng toàn ngành bình quân 18,9%/năm trong suốt thời kỳ 2010 - 2015 .

Quán triệt phương châm “chất lượng hiệu quả và phát triển bền vững“ trong việc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trong đầu tư và phát triển, quyết tâm tạo sự chuyển biến mạnh về chất lượng tăng trưởng, phấn đấu mức tăng trưởng về giá trị tăng thêm của toàn ngành.

Phát triển ngành Thủy sản của Tỉnh theo định hướng sản xuất hàng hóa, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, có cơ cấu sản phẩm đa dạng trên cơ sở khai thác, sử dụng tốt mọi tiềm năng về đất đai, mặt nước và lao động, tiếp tục giữ vững là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao và có tỷ trọng GDP đáng kể trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong các năm tới.

Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và hậu cần dịch vụ nghề cá, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu các ngành nghề sản xuất, kinh doanh, có cơ cấu hợp lý giữa khai thác với nuôi trồng, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao thu nhập của lao động thủy sản, tiếp tục giữ vững là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là các vùng ven biển và hải đảo.

Tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến gắn với chuyển dịch cơ cấu đưa Ngành Thuỷ sản nhanh chóng trở thành một ngành sản xuất hàng hoá thống nhất, có tính cạnh tranh cao, có tỷ trọng xứng đáng trong cơ cấu GDP các ngành nông - lâm - ngư nghiệp và trong nền kinh tế của tỉnh.

Coi trọng mở mang thị trường tiêu thụ, cả xuất khẩu và nội địa, xuất khẩu được coi là mũi nhọn trong nhiều năm tới để xác định cơ cấu sản phẩm phù hợp. Cơ cấu này cùng với các yêu cầu an ninh thực phẩm phải tạo ra sự thống nhất trong mọi khâu và mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành, không tác động có hại đến các ngành kinh tế liên quan và phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên.

Phát huy rộng rãi sự tham gia của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần đáng kể trong công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao cuộc sống tinh thần, vật chất và dân trí của dân cư ven biển, hải đảo. Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng.

Chủ động hội nhập quốc tế và khu vực Đông Nam Á, xây dựng năng lực quản lý ngành đáp ứng các yêu cầu của thị trường xuất khẩu và tiếp cận nghề cá có trách nhiệm. Tranh thủ các kinh nghiệm quản lý và công nghệ tiên tiến trong nghề cá thế giới trên cơ sở thu hút và thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)