Kết cấu hạ tầng cho nghề cá

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 51 - 52)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁNH BẮT, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN.

2.2.3.2. Kết cấu hạ tầng cho nghề cá

Ngành đã tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các công trình hạ tầng nghề cá thiết yếu phục vụ cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản.

Thi công kè bảo vệ bờ và nạo vét luồng khi tàu neo đậu tránh bão Phú Hải. Thi công đê ngăn cát giảm sóng, khu tránh bão cửa Liên Hương, nạo vét vũng và luồng, thi công kè bảo bệ bờ khu tránh bão cửa Phan Rí đồng thời khẩn trương triển khai nạo vét cảng cá La Gi. Các cảng cá, khu neo đậu đã đầu tư như cảng cá Phan Thiết, La Gi, Phan Rí Cửa phát huy tác dụng tốt, làm đầu mối dịch vụ hậu cần, tập kết tiêu thụ sản phẩm, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến tại các vùng trọng điểm.

Bình Thuận đã đầu tư các hạng mục của khu nuôi tôm công nghiệp Núi Tàu để đưa vào khai thác. Xây dựng Trạm thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản nước ngọt Hàm Thuận Bắc và mở rộng Trạm thực nghiệm và sản xuất giống hải đặc sản Tiến Thành. Đầu tư khu quy hoạch sản xuất tôm giống tập trung ở Gành Rái (Tuy Phong).

Tập trung đầu tư hạ tầng khu chế biến phía nam cảng cá Phan thiết, khu quy hoạch chế biến nước mắm Phú Hải để bố trí các cơ sở, doanh nghiệp di dời đến khu quy hoạch.

Trong năm 2006, ngư dân các địa phương trong tỉnh đã đầu tư gần 150 tỷ đồng đóng mới và phát triển được 115 chiếc/ 21.952 CV, công suất bình quân tàu đóng mới đạt 190,4 CV/ thuyền. Nâng tổng số tàu cá công suất từ 90 CV trở lên đến cuối năm 2006 là 1.071 chiếc, tăng 168 chiếc so với năm 2005.

Năng lực tàu cá trong tỉnh liên tục tăng, tổng số tàu cá (gồm tàu khai thác cá, tàu dịch vụ) năm 2007 là 7.617 chiếc/440.126 CV Năm 2007, ngư dân trong tỉnh đã đầu tư đóng mới phát triển 84 tàu cá/ 12.932 CV, bình quân công suất 154CV/chiếc, trong đó thuyền đóng mới có công suất từ 90CV trở lên là 1.203 chiếc, tăng 12,3% so với năm 2006.

Đến cuối năm 2008 có 8.882 chiếc/543.892 CV, tăng 1265 chiếc/ 103.766 CV so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do tàu cá đóng mới phát triển, tàu cá đầu tư cải hoán công suất và phần lớn là do một số tàu cá trước đây không đăng ký đã thực hiện đăng ký trong năm 2008 để được hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 289 của Thủ tướng Chính phủ. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển được tập trung chỉ đạo, phối hợp tổ chức kiểm tra buộc các chủ tàu phải trang bị đầy đủ máy thông tin liên lạc, các trang thiết bị an toàn trước khi ra biển.

Ðể cho tàu cá, tàu dịch vụ hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển, nhiều năm qua, ngành thủy sản tỉnh Bình Thuận đã tập trung hướng dẫn, phổ biến cho bà con ngư dân trang bị các thiết bị điện tử hàng hải khá hiện đại. Hiện nay, hầu hết tàu thuyền có công suất từ 20 sức ngựa trở lên đều trang bị máy thông tin vô tuyến với tầm hoạt động từ 30 đến 40 hải lý và có 1.228 tàu cá trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa. Các loại máy tầm ngư, định vị được các tàu cá sử dụng khá phổ biến.

Nhờ năng lực đánh bắt phát triển cộng với việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật vào khai thác, bảo quản sản phẩm ngày càng được quan tâm, nên sản lượng khai thác hải sản ở Bình Thuận tăng đều theo từng năm, chất lượng sản phẩm cũng được nâng lên rõ rệt.

Một phần của tài liệu thực trạng đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thủy sản tỉnh bình thuận (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)